8. Kết cấu của luận văn
1.5.1. Các yếu tố chủ quan
* Năng lực và phẩm chất của Hiệu trưởng
Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân về chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của trƣờng mình. “Sự đổi mới PPDH có thành hiện thực hay không, đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của Hiệu trƣởng” [30]
Thành công của việc đổi mới PPDH phụ thuộc vào cái tâm, cái tài của Hiệu trƣởng. Các phẩm chất tâm lý của Hiệu trƣởng sẽ giúp tập thể vƣợt qua trở ngại trong quá trình đổi mới PPDH. Trình độ hiểu biết về lý luận dạy học, năng lực tổ chức, năng lực quản lý nguồn tài lực và vật lực, năng lực vận động xã hội, thu thập và xử lý các thông tin, và uy tín của ngƣời Hiệu trƣởng góp phần quyết định sự thành công của việc đổi mới PPDH.
* Năng lực và phẩm chất của đội ngũ giáo viên
Đặc trƣng lao động sƣ phạm của ngƣời thầy giáo là dạy chữ, dạy ngƣời chủ yếu bằng nhân cách của bản thân mình. Dạy học, nhìn từ góc độ tâm lý học, là sự tác động của nhân cách đến nhân cách. Vai trò của thầy giáo thay đổi khi đổi mới PPDH thầy giáo không chỉ là ngƣời giảng dạy mà còn là ngƣời thúc đẩy việc học tập của học sinh. Vì vậy trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng sƣ phạm, bản lĩnh chính trị và phẩm chất ngƣời thầy giáo có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng dạy học. Có một câu nói rất chí lý của một nhà giáo dục lớn từng tham gia trong Ủy ban giáo dục của UNESCO: “Không có một nền giáo dục nào vƣợt quá tầm đội ngũ những giáo viên đang làm việc cho nó”. Giáo viên là lực lƣợng quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng.
* Năng lực và phẩm chất của học sinh
Phẩm chất trí tuệ, năng lực của học sinh là nền móng cơ bản để tiếp thu kiến thức do thầy giáo truyền thụ. Dù thầy giáo có giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ nhƣng học sinh không đủ khả năng để tiếp thu kiến thức căn bản,
không chịu khó đầu tƣ thì tình hình đổi mới PPDH cũng khó đƣợc cải thiện. Đổi mới PPDH đòi hỏi học sinh phải có những phẩm chất và năng lực thích ứng với PPDH tích cực nhƣ động cơ học tập đúng đắn, tự giác tích cực trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình, có phƣơng pháp tự học tốt ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách.