Quản lí đổi mới PPDH trong trƣờng Tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học lê lợi, huyện an dương thành phố hải phòng giai đoạn 2015 - 2020 (Trang 36)

8. Kết cấu của luận văn

1.4. Quản lí đổi mới PPDH trong trƣờng Tiểu học

1.4.1. Mục tiêu của đổi mới PPDH ở trường Tiểu học

1.4.1.1. Mục tiêu của đổi mới PPDH Tiểu học

Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trƣờng Tiểu học là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “phƣơng pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập.

Đổi mới PPDH trước hết và chủ yếu là đổi mới cách dạy, cách học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Bởi vì: Thầy dạy thế nào để đạt đƣợc mục tiêu dạy học cụ thể đã đề ra và thầy có thể đo đƣợc kết quả ấy; Thầy dạy thế nào để hình thành năng lực cho học sinh; Thầy dạy thế nào để học sinh hứng thú với mọi hiện tƣợng xung quanh mình; Thầy dạy thế nào để học sinh tìm đƣợc sự hữu dụng từ các kiến thức đã học; Thầy dạy nhƣ thế nào để học sinh phát huy hết tiềm năng và sự sáng tạo của bản thân; Thầy dạy thế nào để học sinh có khả năng tự học, tự đánh giá; Thầy dạy thế nào để học sinh có khả năng hợp tác, chia sẻ trong công việc, để biết cùng chung sống và thích ứng dần với cuộc

sống luôn biến động; Thầy dạy thế nào để học sinh biết yêu cuộc sống, yêu quê hƣơng, đất nƣớc...

Trong giáo dục Tiểu học - bậc học cơ sở của giáo dục phổ thông, việc học tập của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào việc dạy của thầy. Nếu chúng ta

thực hiện đƣợc các điều trên thì chúng ta đã thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục Tiểu học đặt ra, là “giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [Luật GD, 2005, Điều 27]

1.4.1.2. Yêu cầu của đổi mới PPDH ở trường Tiểu học hiện nay

Luật Giáo dục đã xác định các yêu cầu về PPDH và nội dung dạy học ở bậc Tiểu học. Điều 28 Luật Giáo dục 2005 đã khẳng định: “Phƣơng pháp giáo

dục Tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức và thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.

Đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH Tiểu học nói riêng là quy luật phát triển tất yếu của thời đại, của mỗi quốc gia trên bƣớc đƣờng phát triển giáo dục và chính bản thân ngƣời làm công tác giáo dục trong điều kiện mới. Đồng thời, đổi mới PPDH

phải đảm bảo được yêu cầu:

- Đổi mới không phải là thay cái cũ bằng cái mới. Nó là sự kế thừa và sử dụng một cách có chọn lọc và sáng tạo hệ thống PPDH truyền thống hiện còn có giá trị, tính tích cực trong việc hình thành tri thức rèn luyện kỹ năng kinh nghiệm phát triển thái độ đối với ngƣời học.

- Đổi mới PPDH đòi hỏi phải kiên quyết loại bỏ PPDH truyền thụ một chiều, biến học sinh thành ngƣời thụ động trong học tập, mất dần khả năng sáng tạo vốn có của ngƣời học.

- Phải quyết tâm, mạnh dạn chiếm lĩnh những thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật công nghệ, tin học…, có khả năng ứng dụng trong quá trình dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.

- Đổi mới PPDH phải đƣợc tổ chức một cách có hệ thống, khoa học, đồng bộ, có điều kiện khả thi, nhƣng không cầu toàn thụ động, phải mạnh dạn vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

- Đổi mới PPDH phải thực sự góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học. Yêu cầu cụ thể của việc đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tự giác, chủ

động, tích cực của học sinh nghĩa là: giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá những khía cạnh của nội dung bài học. Giúp học sinh biết cách sử dụng các dụng cụ học tập và phƣơng tiện kỹ thuật để tìm hiểu bài học. Giúp học sinh phát hiện vấn đề và giải quyết bằng phƣơng án tối ƣu trong các bài tập củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. Giúp học sinh rèn luyện và thể hiện hành vi, thái độ, phát huy năng lực, sở trƣởng. Giúp học sinh xây dựng niềm tin và hứng thú tìm tòi, nghiên cứu những vấn đề của khoa học đời sống.

1.4.2. Vai trò của Hiệu trưởng trong việc quản lý đổi mới PPDH ở trường Tiểu học

Theo quy định của Điều lệ trƣờng Tiểu học, Hiệu trƣởng có nhiệm vụ: Tổ chức bộ máy nhà trƣờng; xây dựng quy hoạch phát triển nhà trƣờng; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục, quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tƣ vấn trong nhà trƣờng, phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại giáo viên và nhân viên. Để giúp việc cho Hiệu trƣởng có các Phó Hiệu trƣởng và các Tổ trƣởng chuyên môn;

1.4.2.1. Chức trách và quyền hạn của Hiệu trưởng trường Tiểu học

Chức trách và quyền hạn của Hiệu trƣởng:

a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trƣờng; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trƣớc Hội đồng trƣờng và các cấp có thẩm quyền;

b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tƣ vấn trong nhà trƣờng; bổ nhiệm tổ trƣởng, tổ phó;

d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trƣờng;

e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng; g) Dự các lớp bồi dƣỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở;

i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục.

Xã hội đ ƣ ơ n g đ ại đ ang có những thay đổi lớn khi mà công nghệ dần dần đ i vào cuộc sống và trở thành công cụ chính cho mọi ngƣời trao đổi và làm việc. Xã hội cũng đ ã đặt ra những mục tiêu mới cho nhà trƣờng mà ngƣời Hiệu trƣởng cần nhận biết và làm cho nhà trƣờng đáp ứng đƣợc mục tiêu đó. Vì vậy, ngƣời Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học cần thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc tạo môi trƣờng thích hợp cho các hoạt động giảng dạy và giáo dục. Ngƣời Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học phải thể hiện đƣợc mình vừa là nhà giáo, vừa là nhà lãnh đạo, vừa là nhà quản lý. Với tƣ cách là nhà giáo, Hiệu trƣởng phải có năng lực nghề nghiệp cơ bản, là nhà lãnh đạo để có tầm nhìn chiến lƣợc đúng và là nhà quản lý để có thể giữ cho nhà trƣờng phát triển ổn định, nề nếp.

1.4.2.2. Vai trò của Hiệu trưởng trong việc quản lí đổi mới PPDH

Các nội dung cơ bản của quản lý nhà trƣờng Tiểu học nói chung và vai trò quản lý, lãnh đạo của Hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học nói riêng có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau. Xét cho cùng, nội dung cơ bản nhất và đặc thù của quản lý trƣờng Tiểu học chính là quản lý hoạt động dạy học. Chất lƣợng dạy học là một trong những yếu tố quyết định chất lƣợng giáo dục Tiểu học.

Đổi mới P P D H trong nhà trƣờng không chỉ đ ổi mới cách làm việc của lãnh đạo trƣờng mà phải đổi mới từ công tác của giáo viên chủ nhiệm, tổ chuyên môn và từng giáo viên. Quản lý giáo dục không phải chỉ là quản lý con ngƣời mà quan trọng hơn là quản lý công việc, quản lý kế hoạch và chiến lƣợc phát triển. Do đó, để có thể đƣa những tiến bộ hay những thay đổi cần

thiết vào nhà trƣờng thì vai trò của Hiệu trƣởng là rất quan trọng trong việc vạch ra tầm nhìn mới và các chiến lƣợc cho các hoạt động cụ thể.

Vì vậy Hiệu trƣởng cần nhạy bén và linh hoạt trong việc huy đ ộng nhiều nguồn lực khác nhau tổ chức và đ ộng viên các giáo viên trong trƣờng hăng hái cải tiến PPDH và đ ƣa những PPDH tích cực vào thực tế dạy học. Đồng thời ngƣời Hiệu trƣởng phải biết tìm ra cơ chế đ ể phát huy mọi khả năng của từng cá nhân, từng bộ phận, phải có tham vọng khai thác tối

đa tiềm năng của mỗi ngƣời, chứ không chỉ bằng lòng với những gì mình đã làm hoặc đã có. Bên cạnh đó, mỗi giáo viên trong nhà trƣờng cũng cần phải biết dụng sáng tạo, linh mới vào việc giảng dạy của mình. Điều này sẽ trực tiếp góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học, đƣa giáo dục đi sát với yêu cầu của thời đại.

1.4.3. Nội dung quản lí hoạt động đổi mới PPDH ở trường Tiểu học

Từ nội dung quản lý nhà trƣờng, quản lý hoạt động dạy học trong nhà trƣờng và các cơ sở lý luận về đổi mới PPDH, có thể xác định nội dung quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trƣờng tiểu học. Bao gồm:

1.4.3.1. Chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo cho đổi mới PPDH

Chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo cho đổi mới PPDH trong đó có yêu cầu nâng cao nhận thức và kiến thức, kỹ năng về đổi mới PPDH cho giáo viên Nhận thức là cở sở, nền tảng để hình thành niềm tin và đẩy hoạt động diễn ra. Việc đổi mới PPDH chỉ có thể thành công khi CBQL, giáo viên nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH, các kiến thức, kỹ năng đổi mới PPDH nhƣ thế nào và việc quản lý ra sao, từ đó CBQL mới chỉ đạo đúng hƣớng cho giáo viên và thực hiện có hiệu quả.

Bên cạnh đó, cần đảm bảo các yếu tố về con ngƣời, nhân sự, trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất kỹ thuật...

1.4.3.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH

Quản lý việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH tuân thủ các bƣớc của việc quản lý đổi mới PPDH. Từ việc xây kế hoạch đến việc tổ chức bộ máy nhân sự, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và nắm bắt thông tin phản hồi.

Kế hoạch đổi mới PPDH ở trong nhà trƣờng là một kế hoạch bộ phận nhằm chi tiết hóa kế hoạch năm học, chỉ ra các công việc phải thực hiện trong từng thời nhằm đạt đến mục tiêu dạy học của nhà trƣờng trong năm học. Xây dựng kế hoạch chi tiết, sát hợp thì việc tổ chức thực hiện càng dễ dàng.

Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH bao gồm:

+ Xây dựng kế hoạch năm học của nhà trƣờng, của tổ chuyên môn cần chú trọng kế hoạch đổi mới PPDH và phải cụ thể hóa lộ trình và có thời gian biểu.

+ Xây dựng các chƣơng trình chuyên đề đổi mới PPDH và phân công ngƣời chịu trách nhiệm chính.

+ Kế hoạch đổi mới PPDH của nhà trƣờng đƣợc cụ thể hóa trong kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn theo từng thời gian. Trong kế hoạch cần có các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể.

1.4.3.3. Tổ chức thực hiện đổi mới PPDH

Tổ chức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên học tập nắm vững về mục tiêu đổi mới PPDH, những yêu cầu của đổi mới PPDH ở trƣờng Tiểu học hiện nay. Phổ biến kịp thời những chỉ đạo mới của cấp trên về nội dung, chƣơng trình dạy học, về đổi mới PPDH.

Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động thực hành đổi mới PPDH.

Xây dựng bộ máy giám sát trình thực hiện kế hoạch. Các thông tin phản hồi cần đƣợc phân tích, đánh giá một cách cẩn thận. Trên cơ sở đó, nhà quản lý sẽ đề xuất các biện pháp phù hợp để điều chỉnh kế hoạch hoặc tăng cƣờng chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch đổi mới PPDH của nhà trƣờng.

1.4.3.4. Chỉ đạo, điều hành thực hiện đổi mới PPDH

Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành thực hiện đổi mới PPDH hết sức quan . Một kế hoạch đổi mới PPDH muốn đƣợc thực hiện thành công thì cần có sự chỉ đạo, điều hành sát sao của CBQL và trực tiếp là Hiệu trƣởng.

Đối với công tác soạn bài, chuẩn bị giờ lên lớp, Hiệu trƣởng cần chỉ đạo, kiểm tra thƣờng xuyên công tác này đối với giáo viên. Hiệu trƣởng cần theo dõi tình hình giờ

lên lớp, chất lƣợng dạy học qua , kế hoạch giảng dạy, có kế hoạch dự giờ, góp ý đối với giáo viên.

Đối với công tác kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh, Hiệu trƣởng cần chỉ đạo tiến hành thƣờng xuyên đánh giá chất lƣợng của học sinh thông qua các hình thức kiểm tra.

Công tác bồi dƣỡng chất lƣợng giáo viên, ngƣời Hiệu trƣởng cần quan tâm đánh giá chất lƣợng giáo viên nhà trƣờng và có kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng cho giáo viên.

Ngoài ra, Hiệu trƣởng cần chỉ đạo, điều hành công tác quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và quản lý việc học tập của học sinh.

1.4.3.5. Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện đổi mới PPDH

Kiểm tra, đánh giá có tác dụng phát hiện thực trạng đổi mới PPDH và giúp cho Hiệu trƣởng điều chỉnh, cải tiến kế hoạch đổi mới PPDH cho phù hợp. Kiểm tra đánh giá là động lực thúc đẩy tích cực hoạt động đổi mới PPDH và cả các hoạt động khác trong nhà trƣờng.. Để hoạt động kiểm tra, đánh giá trở thành động lực thúc đẩy hoạt động thì nó phải đƣợc thực hiện nghiêm túc, khách quan, công bằng.

Nhƣ vậy quản lí việc kiểm tra, đánh giá phải có kế hoạch cụ thể và đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên, chặt chẽ đồng thời giải quyết triệt để những nảy sinh, vƣớng mắc ảnh hƣởng đến hoạt động đổi mới PPDH.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý hoạt động đổi mới PPDH

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

* Năng lực và phẩm chất của Hiệu trưởng

Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân về chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của trƣờng mình. “Sự đổi mới PPDH có thành hiện thực hay không, đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của Hiệu trƣởng” [30]

Thành công của việc đổi mới PPDH phụ thuộc vào cái tâm, cái tài của Hiệu trƣởng. Các phẩm chất tâm lý của Hiệu trƣởng sẽ giúp tập thể vƣợt qua trở ngại trong quá trình đổi mới PPDH. Trình độ hiểu biết về lý luận dạy học, năng lực tổ chức, năng lực quản lý nguồn tài lực và vật lực, năng lực vận động xã hội, thu thập và xử lý các thông tin, và uy tín của ngƣời Hiệu trƣởng góp phần quyết định sự thành công của việc đổi mới PPDH.

* Năng lực và phẩm chất của đội ngũ giáo viên

Đặc trƣng lao động sƣ phạm của ngƣời thầy giáo là dạy chữ, dạy ngƣời chủ yếu bằng nhân cách của bản thân mình. Dạy học, nhìn từ góc độ tâm lý học, là sự tác động của nhân cách đến nhân cách. Vai trò của thầy giáo thay đổi khi đổi mới PPDH thầy giáo không chỉ là ngƣời giảng dạy mà còn là ngƣời thúc đẩy việc học tập của học sinh. Vì vậy trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng sƣ phạm, bản lĩnh chính trị và phẩm chất ngƣời thầy giáo có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng dạy học. Có một câu nói rất chí lý của một nhà giáo dục lớn từng tham gia trong Ủy ban giáo dục của UNESCO: “Không có một nền giáo dục nào vƣợt quá tầm đội ngũ những giáo viên đang làm việc cho nó”. Giáo viên là lực lƣợng quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới PPDH nói riêng.

* Năng lực và phẩm chất của học sinh

Phẩm chất trí tuệ, năng lực của học sinh là nền móng cơ bản để tiếp thu kiến thức do thầy giáo truyền thụ. Dù thầy giáo có giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ nhƣng học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học lê lợi, huyện an dương thành phố hải phòng giai đoạn 2015 - 2020 (Trang 36)

w