Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 1 Tuổi và giới.

Một phần của tài liệu Đánh giá đáp ứng và độ an toàn của phác đồ paclitaxel nano – carboplatin trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3b - 4 tại bệnh viện ung bướu Hà Nội (Trang 51)

- Giai đoạn IIb (T3N0), IIIa (T13N1): quan điểm điều trị phụ thuộc vào

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 1 Tuổi và giới.

4.1.1. Tuổi và giới.

Trong ung thư biểu mô, tuổi của bệnh nhân phản ánh quá trình tích lũy thời gian tiếp xúc của bệnh nhân với các tác nhân gây ung thư. Trong các nghiên cứu về ung thư phổi trong nước và trên thế giới, độ tuổi thường gặp sau 40 tuổi [2], [5], [7].

Theo Gatzemeier, tần suất mắc ung thư phổi tăng theo lứa tuổi một cách đều đặn, đôi khi tăng một cách đột biến ở các nước công nghiệp và các nước đang phát triển. Lứa tuổi hay gặp từ trên 40 tuổi, hay gặp nhất 50 – 70 tuổi [18].

34, 1%31, 8% 31, 8%

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình là 63, 2 tuổi, tuổi cao nhất 79 tuổi, thấp nhất 37 tuổi. Độ tuổi bệnh nhân tập trung cao nhất 50 – 59 tuổi (34,1%), 60 – 69 tuổi (31,8%). Trong một nghiên cứu trước đó của Lê Thu Hà(2009) tại Bệnh viện Ung bướu Hà nội, độ tuổi bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn(63,2 so với 58), tương đương đối với các

nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như Belani (65 tuổi), Shiller (63 tuổi). Qua đó, có thể tuổi thọ trung bình của Việt nam thấp hơn, nhung điều quan trọng là quan điểm về chăm sóc và điều trị bệnh ác tính trong cộng đồng dân cư đã được tăng lên đáng kể, không còn nặng về quan điểm không tích cực đối với bệnh ác tính nan y[12][16].

Trước đây ung thư phổi thường tập trung ở nam giới, do đặc thù về công việc liên quan đến giới tính cũng như tình trạng hút thuốc lá. Tại Việt nam, trước năm 1994 phần lớn UTP gặp ở nam giới, tỷ lệ nam/ nữ vào khoảng 8/1, nhưng gần đây tỷ lệ này tăng lên đáng kể, theo Phan Lê Thắng ( 2001) là 4/1, theo Hồng Đình Chân (2004) là 5,76 lần. Trên thế giới, tình hình hút thuốc lá chủ động và bị động ở nữ giới trong cuộc sống hiện đại ngày càng cao, trong khi phụ nữ mang nhiều gen đột biến gây ung thư hơn nam giới (Unger Michael, 2007), cho nên tỷ lệ mắc ung thư phổi ở nữ giới tăng lên đáng kể. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nam/ nữ là 4/ 1. Tuy nhiên, đây chỉ là tỷ lệ trên nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu theo một phác đồ cho giai đoạn IIIB, IV. Cũng như giai đoạn bệnh là biến số ít liên quan đến giới tính của bệnh nhân, theo thời gian giai đoạn I có thể chuyển thành các giai đoạn khác mà ít liên quan đến giới tính. Cho nên tỷ lệ nam/ nữ này chưa thể đại diện cho tỷ lệ của cả cộng đồng dân cư.

Một phần của tài liệu Đánh giá đáp ứng và độ an toàn của phác đồ paclitaxel nano – carboplatin trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3b - 4 tại bệnh viện ung bướu Hà Nội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w