Mô hình nuôi tôm hùm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động ngành thủy sản huyện đảo cô tô - tỉnh quảng ninh và định hướng phát triển hợp lý (Trang 50)

Qua điều tra, các hộ nuôi tôm hùm ở huyện hầu hết xuất phát từ sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy sản. Do đó chƣa có kinh nghiệm trong việc nuôi trồng thuỷ sản, vì vậy hiệu quả sống của các ô nuôi chƣa cao, mức lãi thu về chỉ dao động từ 3 đến 18, 6 triệu đồng/năm.

Mô hình nuôi tôm hùm đƣợc thực hiện tại huyện Cô Tô gồm:

* Đặc điểm sinh trƣởng

Tôm hùm lớn lên nhờ quá trình lột xác. Tôm càng nhỏ, quá trình lột xác càng ngắn và tôm lớn càng nhanh. Tôm hùm có chu kỳ lột xác dài hơn so với các loài giáp xác khác, do đó, tốc độ tăng trƣởng của chúng cũng chậm hơn.

* Đặc điểm dinh dƣỡng

Tôm hùm là loài ăn tạp, trong tự nhiên thức ăn chủ yếu là cá, tôm, cua ghẹ nhỏ, cầu gai,…ngoài ra, chúng còn ăn các loại rong rêu. Tôm hùm bắt mồi tích cực về đêm và gần sáng. Ở giai đoạn tiền lột xác 2-4 ngày, chúng ăn rất khoẻ. Trong giai đoạn lột xác, sức ăn giảm xuống rõ rệt.

* Đặc điểm sinh sản: Tôm hùm sinh sản rải rác quanh năm nhƣng mùa vụ sinh sản của giống Palinurus chủ yếu từ tháng 4-5 và tháng 9 hàng năm.

Hoàng Thị Ngọc Linh 44 Cao học khóa 2008 - 2010 Đến mùa sinh sản, tôm thành thục kết đàn di cƣ ra các vùng biển sâu 10-35 m và có độ mặn 30-34o/oo để đẻ. Tôm thụ tinh ngoài, con đực gửi khối túi tinh trên mảnh ức của con cái. Túi tinh đƣợc làm rách nhiều giờ trƣớc khi con cái đẻ để thụ tinh với trứng ở phần bụng và chân bơi. Tôm giữ trứng ở các đôi chân bụng cho đến khi trứng nở.

Ấu trùng Phyllosoma qua 12 lần lột xác và biến thái thành ấu trùng Puerulus. Ấu trùng Puerulus qua 4 lần lột xác thành tôm hùm con. Tôm con sống đáy, thƣờng tập trung ở những vùng rạn trong các kẽ đá hoặc bám chác vào những lỗ nhỏ của đá ghềnh thành từng nhóm vài con hoặc vài trăm con trong 1 vùng rạn hẹp.

* Kỹ thuật nuôi

Hình 3.8. Lồng nuôi tôm hùm

Nơi đặt lồng

Chọn vùng vịnh eo biển nơi nƣớc ít bị ảnh hƣởng bởi lũ lụt, sóng gió lớn, nhiệt độ nƣớc ổn định, có nguồn nƣớc sạch, không bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, sinh hoạt, các yếu tố thuỷ lý hoá phù hợp với đặc điểm sống của tôm hùm. Không nên chọn các vùng gần cửa sông dễ bị ảnh hƣởng của nƣớc ngọt và phù sa đổ ra.

Hoàng Thị Ngọc Linh 45 Cao học khóa 2008 - 2010 Nơi nuôi nên gần nguồn giống, thức ăn và tiện đƣờng giao thông. * Địa điểm đặt bè nuôi tôm có những yêú tố môi trƣờng nhƣ sau:

- Vùng biển kín gió, có dòng chảy nhẹ 0,3 - 0,5m/giây, nƣớc thông thoáng. - Độ sâu: 10 m.

- Độ mặn ổn định quanh năm: 32 - 34‰. - PH: 7,8 - 8,2.

- Chất đáy là cát sỏi pha lẫn san hô.

- Nguồn nƣớc trong sạch, xa khu dân cƣ, không bị ô nhiễm bởi nƣớc thải công nghiệp, sinh hoạt.

Làm lồng nuôi

Lồng ương tôm hùm con

Thƣờng là lồng chìm. Kích thƣớc 0,7 x 0,8 x 1 m; 1,5 x 1,5 x 1,2 m hoặc 2 x 2 x 1,2 m.

Khung lồng làm bằng sắt có đƣờng kính 2 mm, đƣợc hàn lại với nhau. Khung đƣợc sơn bằng dầu hắc để chống rỉ, bên ngoài quấn thêm 1 lớp bao nylon. Lƣới bọc khung đƣợc kéo căng ở cả 6 mặt, có thể là lƣới sắt hoặc lƣới nylon, cƣớc; nên làm 2 lớp lƣới (lớp bên ngoài có đƣờng kính mắt lƣới 2-3 cm) để tránh các loài cá dữ cắn phá lƣới.

Mặt trên lồng có cửa (nắp) để kiểm tra và làm vệ sinh lồng. Dùng 1 ống nhựa có đƣòng kính 10-12 mm buộc giữa lồng để đƣa thức ăn vào lồng. ống đƣợc đặt dài đến sát đáy lồng, đầu còn lại nổi trên mặt nƣớc để có thể cho ăn từ trên thuyền.

Lắp lồng cách đáy biển sao cho khi thuỷ triều cạn nhất lồng cũng không ảnh hƣởng bởi lớp bùn đáy.

Lồng nuôi tôm thương phẩm

Hoàng Thị Ngọc Linh 46 Cao học khóa 2008 - 2010 Ƣu điểm của loại lồng này là không bị ảnh hƣởng bởi sóng gió, có thể di chuyển nếu gặp điều kiện không thuận lợi. Kích thƣớc lồng 3 x 3 x 1,5 m; 2 x 3 x 1,5 m; 3 x 2,5 x 1,2 m.

Sắt làm khung có đƣờng kính 12-14 mm, đƣợc hàn lại với nhau theo kích thƣớc lồng nuôi. Khung đƣợc sơn bằng dầu hắc để chống rỉ, bên ngoài quấn thêm 1 lớp bao nylon. Lƣới bọc khung đƣợc kéo căng ở cả 6 mặt, có thể là lƣới sắt hoặc lƣới nylon, cƣớc, kích thƣớc mắt lƣới 3-4 cm.

- Lồng cố định:

Loại lồng này đƣợc ráp ngay tại bãi nuôi. Ƣu điểm là ngƣời nuôi có thể ở tại chỗ để chăm sóc, quản lý, số lƣợng tôm nuôi cũng nhiều hơn so với lồng chìm. Tuy nhiên, lồng này bị ảnh hƣởng nhiều của sóng gió, khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi không thể di chuyển đi nơi khác, ch phí làm lồng cao hơn.

Kích thƣớc lồng có thể là 4 x 4 x 5 m; 3 x 4 x 5 m; 5 x 5 x 6 m; 6 x 6 x 5 m. Cọc đóng đáy có đƣờng kính 15-20 cm, dài 8-9 m, đà ngang bằng gỗ có đƣờng kính 6-10 cm, dài 4-5 m. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cọc đóng đáy đƣợc vát nhọn 1 đầu, 2 ngƣời đứng trên thuyền dùng sức lắc mạnh và đóng xuống đáy sâu ít nhất 1-1,5 m. Đóng xong 4 cọc chính, chuyển sang đóng các thanh đà ngang và nẹp để cố định lồng.

Sau khi tạo khung lồng xong, ngƣời ta cho lồng lƣới xuống và cột các góc lồng vào các trụ để cố định lồng. Nên cột lƣới lồng cách xa các cột để tránh sóng gió xô đẩy, lƣới cạ vào cọc sẽ mau hƣ, rách. Lồng thƣờng sử dụng lƣới nhựa, cƣớc. Kích thƣớc mắt lƣới 2a=20-30 mm tuỳ theo cỡ giống thả nuôi. Phía trên có nắp đậy bằng lƣới để cho ăn và kiểm tra tôm, tránh thất thoát tôm do bắt trộm. Phía dƣới đáy lồng có lót thêm một tấm bạt ở phân nửa đáy là nơi cho ăn và tôm lên nghỉ sau khi ăn. Nửa đáy bên kia để trống để dọn phân và thức ăn thừa của tôm. Đáy lồng nên cách đáy biển 1-2 m. Thƣờng làm lồng cao hơn mực nƣớc

Hoàng Thị Ngọc Linh 47 Cao học khóa 2008 - 2010 cao nhất khoảng 1m. Bên cạnh việc dựng lồng (rọ) thì mỗi hộ nuôi phải dựng thêm một trại gác để ở và chăm sóc, bảo vệ tôm.

Phƣơng pháp vận chuyển tôm giống

Có thể vận chuyển tôm hùm giống bằng phƣơng pháp vận chuyển nƣớc: vận chuyển tôm trong nƣớc có sục khí và thêm đá để hạ nhiệt độ (luôn giữ nhiêt độ ở 25-26oC). Phƣơng pháp này thƣờng sử dụng khi thời gian vận chuyển trên 2 giờ. Hoặc phƣơng pháp vận chuyển khô: bọc tôm trong các khăn lông ƣớt, xếp sao cho các lớp tôm không chồng lên nhau, giữa các lớp có cho thêm đá lạnh để giữ nhiệt độ luôn ở khoảng 22-25oC. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng nếu thời gian vận chuyển dƣới 2 giờ. Khi đên nơi nuôi, sau khoảng 1 giờ cho nƣớc biển nơi nuôi vào thùng xốp từ từ để tôm thích nghi dần với điều kiện mới.

Ƣơng tôm hùm giống

Trƣớc khi cho vào lồng nuôi nên ƣơng tôm hùm giống trong một lồng nhỏ hơn đến khi tôm đạt kích thƣớc lớn hơn (8-10cm) thì cho vào lồng nuôi lớn. Tôm giống cỡ 1,5-2,5g/con thả nuôi với mật độ 50-60 con/m3

lồng trong 2-3 tháng trƣớc khi chuyển qua nuôi thƣơng phẩm. nên chọn tôm giống cùng cỡ cho vào một lồng.

* Quản lý chăm sóc áp dụng theo phác đồ phòng trị bệnh sữa:

Thức ăn của tôm hùm là tôm, cua, cá tạp tƣơi và động vật thân mềm loại bỏ phần vỏ cứng bên ngoài. Cho ăn 2 lần/ngày vào lúc 7 giờ sáng và 18 giờ chiều. Tập trung cho tôm ăn vào buổi chiều với lƣợng thức ăn chiếm 70% lƣợng thức ăn cho cả ngày. Lƣợng thức ăn hàng ngày bằng khoảng 15% trọng lƣợng đàn tôm nuôi. Chú ý tăng cƣờng lƣợng thức ăn trƣớc khi tôm lột xác. Những tháng cuối chu kỳ nuôi thì tăng lƣợng thức ăn là nhuyễn thể và giáp xác lên khoảng 70% đồng thời giảm lƣợng thức ăn là cá tạp xuống còn 30% để thúc tôm

Hoàng Thị Ngọc Linh 48 Cao học khóa 2008 - 2010 phát triển nhanh. Thƣờng xuyên vệ sinh lồng bè để nƣớc đƣợc thông thoáng, vớt thức ăn thừa sau khi cho tôm ăn 1 - 2 giờ, vớt vỏ tôm, rác bẩn đem lên bờ. Hàng ngày kiểm tra theo dõi tình trạng sức khoẻ của tôm, hoạt động của tôm, mức độ sử dụng thức ăn để có sự điều chỉnh hợp lý. Khi tôm đạt cỡ 300 gr/con thì san thƣa với mật độ 04 con/m3

lồng nuôi.

Phòng ngừa bệnh sữa cho tôm bằng cách cho tôm ăn thuốc cụ thể nhƣ sau: Từ ngày 1 - 7 hàng tháng mỗi ngày trộn thuốc bæ vào mồi ăn của tôm với liều lƣợng và cách trộn nhƣ :

Mồi ăn đƣợc rửa sạch, để ráo nƣớc. Cứ 01 kg mồi thì trộn thêm: - Minerex : 5 gam.

- Doxalase: 1 ml.

- Combax (men vi sinh): 5 gam.

Trộn đều thuốc với mồi, ƣớp trong 30 phút, sau đó trộn dầu mực để làm màng bọc giúp giảm hao hụt thuốc khi vào môi trƣờng nƣớc.Cho thức ăn đã trộn thuốc vào túi nilon, cột miệng túi, lặn xuống đáy lồng, mở miệng túi và rải thức ăn cho tôm ăn trực tiếp để tránh hao hụt thuốc

* Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt đƣợc sau 10 tháng nuôi: - Kích cỡ tôm thu hoạch bình quân: 820 gr/con. - Tỉ lệ sống 93%.

- Sản lƣợng thu hoạch: 76,260 kg. - Hệ số thức ăn : 19.

Hoàng Thị Ngọc Linh 49 Cao học khóa 2008 - 2010

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động ngành thủy sản huyện đảo cô tô - tỉnh quảng ninh và định hướng phát triển hợp lý (Trang 50)