1.4.2.1. Dân cư và nguồn lao động
Biến động dân số: trƣớc năm 1978 dân số trên huyện đảo là 6.740 (với 90% dân số là ngƣời Việt gốc Hoa), đến năm 2004 là 5.085 ngƣời; trong đó có 54,27% là nam và 47,73% nữ. Năm 2010 tổng dân số là 5.650ngƣời, trong đó 2.885 nam, 2.765 nữ.
Số ngƣời trong độ tuổi lao động là 3240 ngƣời, chiếm 57,37% dân số, lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (49,1%), ngƣ nghiệp (43,4%). Số lao động trong các ngành khác chiếm tỷ lệ nhỏ: dịch vụ là 3,8%, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 3,7%, làm việc trong khu vực Nhà nƣớc chiếm 5,8%.
1.4.2.2. Cơ sở hạ tầng
Mạng lưới giao thông: Mạng lƣới đƣờng giao thông trên địa bàn huyện (trên bộ, trên biển) bƣớc đầu đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp. Đặc biệt, huyện đã tiến hành bê tông hoá tuyến đƣờng xuyên đảo. Tiến hành xây mới 26 km đƣờng nhựa, nâng cấp, sửa chữa trên 30 km đƣờng khu vực nội thị và các đƣờng nhánh đến khu dân cƣ, phần nào đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân và khách du lịch.
Điện năng: Hiện nay, huyện đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt dự án xây dựng nhà máy phát điện với công suất 5MW với tổng kinh phí 300 tỷ đồng. Đây là niềm mong ƣớc bao đời nay của ngƣời dân huyện đảo.
Bưu chính viễn thông: hiện nay huyện đã có một bƣu cục trung tâm ở thị trấn Cô Tô và 2 bƣu cục văn hoá xã với trang thiết bị hiện đại, đa dịch vụ…đã đáp ứng nhu cầu liên lạc của ngƣời dân và du khách. Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn huyện đã đƣợc nâng cấp và mở rộng, phủ sóng các mạng điện thoại lớn : Viettel, Vinaphone, Mobifone.
Hoàng Thị Ngọc Linh 24 Cao học khóa 2008 - 2010
Hệ thống thuỷ lợi: huyện đã đầu tƣ khôi phục và xây dựng 14 hồ chứa nƣớc lớn nhỏ và khoảng 6 km kênh mƣơng nội đồng để tƣới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Hình 1.7. Một góc nhìn của thị trấn Cô Tô
Hình 1.8. Một tuyến đường trong thị trấn Cố Tô
1.4.2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế
Từ khi triển khai thực hiện bản Quy hoạch năm 2000 đến nay, kinh tế xã hội của huyện đảo Cô Tô có sự đổi thay nhanh chóng, đời sống của nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt. Về phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2005 tăng 11,5%, năm 2010 đạt mức tăng 14%; thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2000 là 450 USD, năm 2010 đạt 820 USD. Tổng sản lƣợng khai thác hải sản năm 2005 đạt 4.500 tấn, năm 2010 đạt 14.150 tấn. Năm 2005 có 1000 lƣợt khách du lịch, năm 2010 là trên 5000 lƣợt.
Hiện tại huyện đảo Cô Tô có Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc vịnh Bắc Bộ đƣợc khởi công xây dựng năm 2008, với tổng giá trị đầu tƣ gần 470 tỉ đồng sẽ hoàn thành vào năm 2012, đặt nền tảng cho ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ hậu cần tại huyện đảo và đáp ứng mơ ƣớc bao đời nay của ngƣ dân về nơi tránh, trú bão an toàn.
Hoàng Thị Ngọc Linh 25 Cao học khóa 2008 - 2010
1.4.2.4. Văn hóa – Y tế - Giáo dục
* Văn hoá: đƣợc thực hiện với các phong trào đời sống văn hoá khu dân cƣ, phong trào thể dục thể thao đƣợc duy trì đều đặn đã khích lệ đƣợc ngƣời dân, các cơ quan hành chính sự nghiệp và các đơn vị lực lƣợng vũ trang tham gia tích cực. Ngoài ra, ngƣời dân trên huyện đảo Cô Tô theo hai tôn giáo chính là đạo Thiên chúa có một số nhà thờ nhỏ và đạo Phật có đền và các miếu. Nhìn chung đối với tôn giáo, do đây là đảo với ít số ngƣời và chủ yếu đến sống trên đảo do các chính sách di dân và đóng quân của bộ đội nên rất ít các lễ hội và phong tục truyền thống của địa phƣơng.
* Y tế: là huyện đảo xa bờ nên công tác y tế ở đây đƣợc phối hợp với quân đội đóng trên đảo thực hiện khám, chữa và tiêm phòng bệnh cho trẻ em và ngƣời dân. Huyện có 3 trạm y tế xã, thị trấn và 1 trung tâm y tế với 10 giƣờng bệnh với tổng số đội ngũ thầy thuốc và nhân viên phục vụ là 12 ngƣời.
* Giáo dục: hiện tại ở thị trấn và các xã đều có trƣờng mẫu giáo, mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, riêng tại thị trấn Cô Tô đã có trƣờng cấp 2-3. Đội ngũ giáo viên hiện có là 127 ngƣời. Các trƣờng học hiện nay đƣợc kiên cố hoá và chất lƣợng học tập của học sinh đƣợc tăng lên qua từng năm.
1.4.2.5. An ninh quốc phòng
Trong những năm qua huyện đã thực hiện tốt nghị quyết chuyên đề số 07 của tỉnh uỷ về xây nền quốc phòng toàn dân, thƣờng xuyên giáo dục trong Đảng và nhân dân tinh thần cảnh giác cách mạng chống âm mƣu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững, phòng trào nhân dân tự quản bảo vệ an ninh trật tự đƣợc nhân rộng và làm tốt.
1.4.3.Sơ lƣợc đánh giá hiện trạng môi trƣờng
Hoàng Thị Ngọc Linh 26 Cao học khóa 2008 - 2010 Do đặc thù về địa hình và sự suy thoái thảm thực vật cùng với những hoạt động khai thác và sử dụng đất không hợp lý của con ngƣời, huyện đảo Cô Tô đã và đang phải đối mặt với những thách thức về môi trƣờng đất nhƣ: xói mòn, rửa trôi, mất độ phì và dinh dƣỡng, trƣợt lở, chua hóa. Hiện trạng sử dụng đất cũng ảnh hƣởng rất lớn tới môi trƣờng đất.
b) Hiện trạng môi trường nước
Hiện trạng môi trƣờng nƣớc bao gồm: hiện trạng môi trƣờng nƣớc trên đảo (chất lƣợng nguồn nƣớc mặt, nguồn nƣớc ngầm) và hiện trạng môi trƣờng nƣớc biển ven đảo.
* Hiện trạng môi trường nước mặt
Hiện nay trong quá trình sản xuất và sinh hoạt, hầu hết các chất xả thải dễ phân huỷ đƣợc thấm và ngấm qua đất - và một lƣợng không nhỏ các chất hữu cơ đƣợc đƣa vào nguồn nƣớc: kể cả nƣớc mặt và nƣớc ngầm. Tại một số nơi gần khu dân cƣ, hiện tƣợng ô nhiễm chất hữu cơ đã đƣợc thấy qua một số khu vực nƣớc bị tù đọng lâu ngày. Đây là môi trƣờng dễ gây một số bệnh thông qua đƣờng tiêu hoá cho ngƣời và vật nuôi - cũng là nơi có nguy cơ truyền bệnh dịch nhƣ sốt xuất huyết, tiêu chảy.
* Hiện trạng môi trường nước ngầm
Nƣớc dƣới đất là một yếu tố rất quan trọng đối với đảo Cô Tô. Đây là nguồn tài nguyên quí giá nhất để có thể phát triển sản xuất cũng nhƣ duy trì đời sống dân cƣ trên đảo. Nƣớc ngầm tại huyện đảo Cô Tô chủ yếu do nƣớc mƣa cung cấp, nên nó liên quan chặt chẽ đến mùa mƣa trong năm.
Về chất lƣợng nguồn nƣớc ngầm [13]: mẫu nƣớc đã đƣợc lấy trong các giếng để đánh giá chất lƣợng nƣớc dƣới đất của huyện đảo Cô Tô. Chất lƣợng nƣớc dƣới đất đƣợc đánh giá dựa vào tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5944-1995 (giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong
Hoàng Thị Ngọc Linh 27 Cao học khóa 2008 - 2010 nƣớc ngầm), có so sánh với tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc mặt (loại A: 5942- 1995) có thể dùng làm nguồn nƣớc sinh hoạt (phải qua xử lý). Chất lƣợng nguồn nƣớc ngầm có ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khoẻ và đời sống ngƣời dân. Nếu nguồn nƣớc không thực sự đảm bảo vệ sinh sẽ gây ra nhiều bệnh liên quan đến nƣớc nhƣ: các bệnh ngoài da, tiêu chảy… đặc biệt là đối với nƣớc không qua tiệt trùng trƣớc khi đƣa vào sử dụng.
* Hiện trạng môi trường nước biển ven đảo
Đảo Cô Tô là một đảo khá xa đất liền, do vậy nguồn chất thải từ đất liền chuyển ra các vùng biển ven bờ đã đƣợc pha loãng và khuếch tán nhiều trong đại dƣơng. Nhìn chung chất lƣợng nƣớc vùng biển quanh đảo Cô Tô có chất lƣợng tốt (chƣa bị ô nhiễm) [13]. Tuy nhiên, trong quá trình diễn ra các hoạt động giao thông trên biển và hiện tƣợng xả thải từ đảo đã xuất hiện những khả năng gây ô nhiễm nguồn nƣớc biển và nếu không có cách xử lý kịp thời về lâu dài sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc biển. Những hiện tƣợng này chủ yếu là:
- Đã xuất hiện trƣờng hợp dầu tại các tàu, thuyền đánh cá, chở khách rơi vãi xuống biển tạo thành một lớp dầu loang nhẹ tại các bến tàu, cầu tàu…
- Một vài tàu thuyền đánh cá xả thải các chất thải hữu cơ sau khi đánh bắt cá làm ô nhiễm trên một vùng nhỏ và làm nƣớc biển tại vùng đó bị ảnh hƣởng bởi các mùi xả thải trên tàu (các loại chất tẩy rửa, mùi cá khi rửa tàu thuyền…)
- Xuất hiện một vài chất thải rắn lơ lửng: túi ni lông, chai lọ, lốp,… (rác thải khó phân huỷ) trong nƣớc biển.
Hoạt động nhân sinh của con ngƣời đã bắt đầu tác động đến chất lƣợng nƣớc biển. Các hiện tƣợng ô nhiễm này xảy ra chủ yếu ở vùng nƣớc ven bờ, còn ở ngoài khơi hiện tƣợng ô nhiễm này xảy ra rất ít và gần nhƣ không có. Một số
Hoàng Thị Ngọc Linh 28 Cao học khóa 2008 - 2010 các nhân tố có khả năng gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc ven biển có thể kiểm soát và khắc phục đƣợc.
c) Hiện trạng môi trường không khí
Môi trƣờng không khí tại huyện đảo đƣợc đánh giá là khá tốt, trong lành, thuận lợi cho sức khoẻ. Tại khu vực nghiên cứu, hiện trạng về môi trƣờng không khí đƣợc đánh giá sơ bộ là rất tốt, ô nhiễm không khí tự nhiên: không có, ô nhiễm nhân tạo: rất ít, chỉ mang tính chất cục bộ.
d) Hiện trạng môi trường các hệ sinh thái
Hệ sinh thái tự nhiên, tại khu vực đảo Cô Tô đã chịu tác động rất sâu sắc từ các hoạt động khai thác và sử dụng của con ngƣời, một số hệ sinh thái tự nhiên đã trở thành các hệ sinh thái nhân tác, trong đó chịu tác động mạnh mẽ nhất là các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái rạn san hô,...
Trên phần đảo nổi của các đảo, hoạt động sản xuất, kinh tế của con ngƣời đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt thảm thực vật: làm mất đi các kiểu thảm có cấu trúc nhiều tầng, tính đa dạng sinh học cao thay thế vào đấy là các kiểu thảm thứ sinh nhƣ trảng cây bụi, trảng cỏ có cấu trúc đơn giản, ít tầng, che phủ thƣa, tầng đất mỏng, sỏi sạn khô hạn và nghèo dinh dƣỡng. Tình trạng trên còn tồi tệ hơn khi tác động của con ngƣời lặp đi lặp lại nhiều lần, ngăn cản quá trình phục hồi trạng thái ban đầu của thảm thực vật.
Cũng nhƣ hệ sinh thái rừng trên các đảo, các hệ sinh thái biển tại khu vực đảo Cô Tô cũng đang chịu tác động mạnh mẽ từ các hoạt động khai thác của con ngƣời. Trên vùng biển quanh đảo Cô Tô có sự đa dạng về sinh học, có giá trị nguồn gen, đặc biệt là về rong biển, động vật đáy và nguồn lợi cá. Các loài này do bị khai thác một cách tùy tiện và ồ ạt của ngƣời dân đã dẫn đến tình trạng cạn kiệt đặc biệt là tại các khu vực ven đảo. Trong các phƣơng thức đánh bắt cá tại khu vực đảo thì phƣơng thức đánh bắt đánh bắt cá bằng
Hoàng Thị Ngọc Linh 29 Cao học khóa 2008 - 2010 thuốc viên (xianua), cùng với việc dùng đèn cao áp (làm nổ mắt cá con), đã làm cho cá chết hàng loạt, kể cả các loại cá nhỏ nhất. Đây là những phƣơng thức có tác động mạnh mẽ nhất đối với tài nguyên sinh vật biển, không những các loài cá bị tiêu diệt mà cả nơi cƣ trú và cung cấp thức ăn của khu hệ cá là các rạn san hô cũng bị phá hủy. Hiện tại, hầu hết các rạn san hô quanh khu vực đảo đã bị phá hủy hoàn toàn, nhƣ vậy trong tƣơng lai nếu không có các giải pháp bảo vệ phục hồi lại các rạn san hô thì nguồn lợi từ nhóm cá tại các rạn san hô sẽ mất đi, ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của ngƣ dân.
Đối với các hệ sinh thái nuôi trồng: do là một đảo độc lập, xa bờ do đó các hệ sinh thái nuôi trồng có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngƣời dân trên đảo Cô Tô. Hệ sinh thái nuôi trồng trên đảo bao gồm hệ sinh thái lúa nƣớc, hệ sinh thái cây trồng trong khu dân cƣ, hệ sinh thái nuôi trồng thủy sản, trong đó quan trọng nhất là hệ sinh thái lúa nƣớc.
Nhìn chung hiện trạng môi trƣờng của các hệ sinh thái này bao gồm cả hệ sinh thái lúa nƣớc trên đảo là cây sản xuất chính hiện nay trên đảo, hệ sinh thái rừng trồng trên các đảo chủ yếu phục vụ cho chức năng phòng hộ trên các cồn cát hay trên các đồi sau khi rừng bị phá huỷ, bảo vệ rừng đầu nguồn, tạo nguồn sinh thủy cho đảo. Thành phần là các loài phi lao (Casuarina equisetifolia), bạch đàn (Eucalyptus), thông và keo, nhìn chung diện tích rừng trồng phát triển tƣơng đối tốt và hệ sinh thái nuôi trồng thủy hải sản ở Cô Tô đã bắt đầu phát triển bao gồm nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt (cá chép, cá rô phi đơn tính), nuôi trồng thủy hải sản nƣớc lợ trên các bãi triều (tôm xú,tôm càng xanh,...) và nuôi hải sản nƣớc biển (là cá song, cá hồng, tôm hùm,...) đều chƣa có dấu hiệu ô nhiễm nặng do quy mô chƣa lớn. Tuy nhiên đây là các hệ sinh thái có độ nhạy cảm môi trƣờng rất cao. Do đó trong quá trình phát triển cần có sự quan tâm đặc biệt đến chúng.
Hoàng Thị Ngọc Linh 30 Cao học khóa 2008 - 2010
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động ngành thủy sản tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Nội dung nghiên cứu
1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu. 2. Điều tra về tình hình hoạt động ngành thủy sản tại địa bàn nghiên cứu. 3. Đánh giá hiện trạng ảnh hƣởng môi trƣờng do các hoạt động thủy sản gây ra tại huyện đảo.
4. Đề xuất các chƣơng trình hành động bảo vệ môi trƣờng tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập xử lý số liệu
Số liệu điều tra chủ yếu đƣợc thu thập từ những tài liệu, các bài báo, những báo cáo khoa học, các thông tin trên phƣơng tiện thông tin đại chúng (internet, đài phát thanh…) và thông qua các đợt khảo sát thực địa tại địa phƣơng (khảo sát thực tế, từ các cơ quan nhƣ UBND huyện, phòng Tài nguyên Môi trƣờng và Nông nghiệp huyện,..).
Qua đó chọn lọc các số liệu quan trọng, phù hợp để đƣa vào sử dụng. Những số liệu, tài liệu chủ yêu liên quan đến: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cô tô; Số liệu về các hoạt động thủy sản của Huyện. Từ đó tiến hành xử lý số liệu điều tra tạo ra một kết quả tổng thể về hiện trạng phát triển của huyện đảo.
Hoàng Thị Ngọc Linh 31 Cao học khóa 2008 - 2010
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa tra, khảo sát thực địa
Đây là phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp ngay tại thực địa vùng nghiên cứu. Các tuyến khảo sát đƣợc thiết lập dựa trên bản đồ địa hình và ảnh vệ tinh LANSAT-TM.
Hình 2.1. Phỏng vấn người dân đảo Cô Tô
Các số liệu thu thập đƣợc sử lý bằng phƣơng pháp chuyên gia thông qua ảnh chụp ngoài thực địa và bảng thu thập số liệu đƣợc thiết lập theo mẫu có sẵn. Các lĩnh vực khảo sát thu thập số liệu là các điều kiện tự nhiên, các hoạt động kinh tế xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực hoạt động thủy sản.Ƣu điểm của phƣơng pháp là xác định đƣợc quan hệ giữa các chủ thể và đối tƣợng điều tra nhằm hiểu rõ đƣợc hoàn cảnh thực tế của đối tƣợng cần điều tra. Phƣơng pháp này còn giúp cho việc kiểm tra số liệu đã thu thập. Những