Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động ngành thủy sản huyện đảo cô tô - tỉnh quảng ninh và định hướng phát triển hợp lý (Trang 25)

a) Địa hình

Cô Tô là một huyện đảo bao gồm nhiều đảo lớn nhỏ và hợp thành một vòng cung thoải quay chiều lõm ra khơi vịnh Bắc Bộ, chạy theo hƣớng Đông Bắc – Tây Nam. Loại địa hình này phù hợp cho việc hình thành nơi trú đậu của tàu thuyền khi cập bến, tránh bão.

Cô Tô thuộc loại địa hình đồi núi thấp, bị chia cắt mạnh, sƣờn dốc, không đối xứng. Đỉnh núi cao nhất không vƣợt quá 200m. Đảo Thanh Lân có độ cao lớn nhất là 199m, tiếp đến là đảo Trần 187m, đảo Cô Tô lớn 174,5m, đảo Cô Tô con 106,7m. Độ dốc sƣờn chủ yếu trên 20o

, có chỗ tới 50 – 60o. Ở những nơi núi lan ra sát biển và đang bị biển phá mòn, rất phổ biến với những vách dốc đứng.

b) Đặc điểm khí hậu

Huyện đảo Cô Tô có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và bị chi phối khí hậu duyên hải, chịu ảnh hƣởng và tác động của biển, tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi ven biển.

Hoàng Thị Ngọc Linh 19 Cao học khóa 2008 - 2010 Nhiệt độ trung bình năm 22 - 230C, dao động từ 17 – 280C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ 27-300C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 36,20C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 13,5-15,80

C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 4,40C.

Lƣợng nắng ở Cô Tô rất lớn, tổng số giờ nắng trung bình nhiều năm đạt từ 1700-1800giờ/năm. Phần lớn thời gian từ tháng 4 đến tháng 12 có số giờ nắng trên 100 giờ/tháng. Tháng 7 là tháng có nhiều nắng nhất tới 230 giờ/tháng, trung bình có 7,4giờ/ngày. Vào cuối mùa đông ít nắng, tháng 11 là ít nắng nhất trong năm, chỉ đạt 41 giờ/tháng.

* Độ ẩm

Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%, đạt mức trung bình so với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Độ ẩm không khí thƣờng thay đổi theo mùa và các tháng trong năm. Tháng 3,4 đạt tới 90%, thấp nhất vào tháng 10,11 là 77-78%.

* Mƣa

Cô Tô là huyện nằm trong vùng mƣa lớn thuộc phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, lƣợng mƣa trung bình năm tƣơng đối cao so với toàn tỉnh, đạt ở mức trung bình là 1.707,8 mm, năm cao nhất là 2.561,8 mm, thấp nhất khoảng 908,5 mm, phân bố không đều trong năm và phân thành 2 mùa rõ rệt:

Mùa mƣa nhiều: thƣờng từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm 78-80% tổng lƣợng mƣa cả năm, lƣợng mƣa cao nhất vào tháng 8 đạt 396,1mm.

Mùa mƣa ít: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, chiếm 20 – 22% tổng lƣợng mƣa cả năm, lƣợng mƣa ít nhất là tháng 12, 1, 2 đạt 20 -26 mm.

* Gió

Trên địa bàn Cô Tô hình thành 2 loại gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam:

Gió mùa Đông Nam: Xuất hiện vào mùa mƣa, thổi từ biển vào mang theo hơi nƣớc và gây ra mƣa lớn. Vào tháng 5 đến tháng 10 hay gặp giông tố,

Hoàng Thị Ngọc Linh 20 Cao học khóa 2008 - 2010 đặc biệt tháng 6 và tháng 8, cơn giông thƣờng xuất hiện kéo dài 15 đến 20 ngày, giông kèm theo mƣa to, gió mạnh tạo ra vùng gió xoáy gây nguy hiểm cho các phƣơng tiện hoạt động trên biển.

Gió mùa Đông Bắc: xuất hiện vào mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió trung bình từ 4 - 6 m/s. Đặc biệt khi gió mùa Đông Bắc tràn về, các tàu đánh cá phải tìm nơi trú đậu và phải chống rét cho một số giống thủy sản.

* Bão: Quần đảo Cô Tô là một trong những nơi chịu ảnh hƣởng lớn của bão, bão thƣờng xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 11, nhiều nhất là tháng 6 đến tháng 8, bão thƣờng gây ra gió mạnh từ 40-50 m/s và mƣa lớn từ 300 - 400 mm/ngày.

c) Điều kiện thủy văn và tài nguyên nước

- Đảo Cô Tô: ngoài suối và dòng chảy nhỏ trên đảo còn có 11 hồ chứa nhỏ phục vụ chủ yếu cho cấp nƣớc sinh hoạt và sản xuất (nhất là sản xuất nông nghiệp). Hầu hết những hồ và dòng chảy trên đảo vào mùa khô bị cạn nƣớc, rất ít hồ và suối có nƣớc (trừ hồ C4 và suối Hồng Vàn)

- Đảo Thanh Lam: trên đảo có 3 suối lớn, tập trung ở phía Tây Bắc của đảo. Ngoài ra, trên đảo Thanh Lam còn có một số hồ nhỏ chủ yếu dùng để cấp nƣớc cho sản xuất nông nghiệp.

d) Đất và tài nguyên đất

Quá trình feralit và laterit xảy ra mạnh mẽ là đặc trƣng trong hình thành lớp phủ thổ nhƣỡng trên các đảo. Khí hậu nhiệt đới gió mùa khiến cho quá trình khoáng hoá diễn ra nhanh, tầng đất mỏng và độ mùn thấp. Mạng lƣới thuỷ văn nghèo nên không hình thành các vạt phù sa. Đất trên huyện đảo hình thành trong điều kiện địa hình có năng lƣợng cao, lƣợng mƣa lớn nên rất dễ xảy ra xói lở.

Hoàng Thị Ngọc Linh 21 Cao học khóa 2008 - 2010

e) Tài nguyên sinh vật

Đối với huyện đảo Cô Tô, tài nguyên sinh vật đƣợc nghiên cứu rất đa dạng từ những sinh vật trên đảo (động vật và thực vật), tài nguyên thuỷ sinh vật và các nguồn lợi từ hải sản tại quần đảo này.

* Tài nguyên sinh vật trên đảo

Đặc điểm và tài nguyên thực vật đảo: thực vật trên quần đảo Cô Tô hiện nay đƣợc ƣớc tính khoảng 472 loài thực vật bậc cao với 339 loài thực vật tự nhiên và 133 loài thực vật trồng, trong số này có 442 loài có ích. Nhóm thực vật này chủ yếu là các loài cây lấy gỗ (trong các khu rừng tự nhiên và rừng trồng) với nhiều tác dụng nhƣ tạo nên hệ sinh thái đa dạng, cung cấp các sản phẩm, thực phẩm phụ từ lâm nghiệp nhƣ: mật ong, các loài thuốc… và cũng là nguồn sinh thuỷ (nơi tạo và lƣu trữ nƣớc rất tốt cho đảo).

* Tài nguyên thuỷ sinh vật và nguồn lợi hải sản thuộc quần đảo Cô Tô

Đây là khu vực đƣợc đánh giá cao về sự đa dạng sinh học với nhiều loài quí hiếm của vịnh Bắc bộ. Thuỷ sinh vật thuộc quần đảo Cô Tô rất phong phú và đa dạng với nhiều hệ sinh vật khác nhau, theo Nguyễn Huy Yết, sinh vật biển trong vùng biển Cô Tô bao gồm :

- Khu hệ thực vật phù du: xác định đƣợc 292 loài vi tảo thuộc 91 chi, 30 họ, 9 bộ và 4 lớp.

- Khu hệ động vật phù du: với 112 loài và 10 nhóm khác thuộc 53 giống, 37 họ, 10 bộ, 7 lớp và 5 ngành.

- Khu hệ rong biển: với 166 loài thuộc 4 ngành và 37 họ, sự phân bố phụ thuộc vào vật bám, thành phần chất đáy và độ nghiêng mặt đáy. Phần lớn các loài rong biển tập trung ở dải triều thấp (vùng triều) và dải phần trên (vùng triều dƣới).

Hoàng Thị Ngọc Linh 22 Cao học khóa 2008 - 2010 - Khu hệ động vật đáy: với 67 loài có giá trị kinh tế trong tổng số 207 loài (151 loài thân mềm, 36 loài giáp xác, 15 loài giun, 5 loài da gai). Các loài có giá trị về thực phẩm đƣợc kể đến nhƣ: cua, bào ngƣ, ốc hƣơng....

- Khu hệ san hô: là hệ sinh thái thuỷ sinh quan trọng đối với mỗi vùng biển thuộc 3 họ chính là: họ San hô cành, họ San hô xƣơng rỗng và họ San hô khối. Theo tiêu chuẩn của UNESCO thì một số loại rạn san hô thuộc quần đảo Cô Tô đƣợc đánh giá là loại rạn rất tốt so với khu vực quanh vịnh Bắc bộ.

- Khu hệ cá: cấu trúc hệ cá bao gồm 4 nhóm: nhóm cá lợ, cá đáy, nhóm cá nổi và nhóm cá san hô với 408 loài thuộc 214 giống và 92 họ; có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao nhƣ: cá thu, cá chim, cá song, cá mú…

Hình 1.4. Bãi tắm Hồng Vàn Hình 1.5. Khu hệ đảo thuộc huyện Cô Tô (nhìn từ Cầu Mỵ)

Hoàng Thị Ngọc Linh 23 Cao học khóa 2008 - 2010

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động ngành thủy sản huyện đảo cô tô - tỉnh quảng ninh và định hướng phát triển hợp lý (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)