Hiện trạng nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động ngành thủy sản huyện đảo cô tô - tỉnh quảng ninh và định hướng phát triển hợp lý (Trang 41)

* Đối tƣợng nuôi: Các đối tƣợng nuôi bao gồm: tôm hùm, tôm sú, cá hồng, cá giò, hải sâm, cầu gai (nuôi mặn lợ); cá mè, cá trôi, cá trắm, cá chép,

Hoàng Thị Ngọc Linh 35 Cao học khóa 2008 - 2010 cá chim trắng, rô phi đơn tính (nuôi nƣớc ngọt); ngao,tu hài, ngọc trai (nuôi nhuyễn thể)

Khu vực nuôi tập chung chủ yếu tại Cô Tô lớn, xã Thanh Lân và Cô Tô con. * Nuôi biển

Đối tƣợng nuôi biển chủ yếu là tôm hùm , cá hồng, cá giò. Năm 2003 có 70 ô lồng nuôi biển, tập trung ở xã Thanh Lân, trong đó có 20 ô lồng nuôi tồm hùm và 50 ô lồng nuôi cá, ƣớc tính năm 2003 đạt trên 2000 con tôm hùm. Năm 2004 có 200 ô lồng nuôi cá và tôm hùm, trong đó tôm hùm đƣợc 5.870 con sau 12 tháng đạt cỡ từ 300 – 400 g/con. Cá hồng, cá dò 60 ô lồng, sau 1 năm nuôi tỉ lệ sống đạt 70%, bình quân cỡ cá đạt 1,2 kg/con, doanh thu bình quân 1 ô lồng khoảng 22,5 triệu đồng. Cá song đƣợc nuôi tại 2 điểm: thị trấn Cô Tô (2ha) và Thống Lồng Coỏng - Thanh Lân (1,5 ha), mỗi hộ bình quân thu từ 20 – 30 triệu đồng. Đến năm 2010 số ô lồng nuôi biển là 120 ô với diện tích nuôi 1.080m2.

* Nuôi nhuyễn thể

Đối tƣợng nuôi: ngao, sá sùng, ốc hƣơng với tổng diện tích khoảng 20 ha, chủ yếu ở Thống Lồng Coỏng, cửa vụng Hồng Vàn.

* Nuôi nƣớc ngọt

Năm 2005, toàn huyện có 5,3 ha nuôi nƣớc ngọt tập trung ở xã Đồng Tiến. Một số hộ nuôi, do địa điểm nuôi gần với vùng nƣớc lợ, bị nhiễm mặn nên làm cá chế hàng loại. Năm 2010 diện tích nuôi nƣớc ngọt tăng lên không đáng kể là gần 7 ha, một số hộ thuộc khu 1, thị trấn Cô Tô bắt đầu tiếp cận với mô hình nuôi ba ba đã cho thấy dấu hiệu khả quan của mô hình này.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đến môi trường của hoạt động ngành thủy sản huyện đảo cô tô - tỉnh quảng ninh và định hướng phát triển hợp lý (Trang 41)