Những hạn chế, thiếu sót trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về dấu hiệu lỗ

Một phần của tài liệu Dấu hiệu định tội thuộc mặt chủ quan của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam (Trang 74)

của pháp luật hình sự về dấu hiệu lỗi

Nhìn chung các vụ án đã được xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Các Hội đồng xét xử đã nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình, thận trọng, tỉ mỉ khi áp dụng pháp luật hình sự trong các vụ án cụ thể, trong từng trường hợp phạm tội cụ thể để có quyết định hình phạt nghiêm minh và đúng mức. Các hình phạt nghiêm khắc tiếp tục được áp dụng đối với các đối tượng phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, bọn phạm tội có tổ chức, tái phạm nguy hiểm, các hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Tuy nhiên, công tác xét xử các vụ án hình sự vẫn chưa khắc phục được những sai sót tồn tại trong nhiều năm, trong đó có sai sót đã được Tòa án nhân dân tối cáo thường xuyên rút kinh nghiệm trong các báo cáo tổng kết hàng năm, trong các báo cáo kết luận kiểm tra các Tòa án địa phương, các Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao. Một số thẩm phán chưa tích cực học hỏi trau dồi kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ nghiệp vụ. Một số cán bộ không tích cực nghiên cứu, không nắm bắt được các hướng dẫn cụ thể trong các văn bản nên áp dụng không đúng, thậm chí không biết cách áp dụng trong công tác xét xử. Cũng có không ít những trường hợp thiếu trách nhiệm, không nghiên cứu hồ sơ vụ án, cẩu thả trong công tác chuẩn bị phiên tòa và trong phiên tòa cũng như trong viết bản án... Đó là các nguyên nhân chủ quan dẫn đến chất lượng xét xử vụ án hình sự chưa được như chúng ta mong muốn.

Nghiên cứu các tội danh được xác định trong Bộ luật hình sự, có thể nhận thấy một số hạn chế cần được xem xét khắc phục nhằm hoàn thiện hơn nữa Bộ luật hình sự như sau:

Trong Bộ luật hình sự còn một số tội danh không thể hiện rõ tính chất của loại tội được phản ánh là tội cố ý hay vô ý. Việc thể hiện rõ tính chất của loại tội được phản ánh (tội cố ý hay tội vô ý) là yêu cầu đầu tiên được đặt ra cho tội danh với ý nghĩa là khái niệm cho một loại hành vi phạm tội. Thực tế trong Bộ luật hình sự còn nhiều tội danh thể hiện tính đa nghĩa về tính chất lỗi - cố ý hay vô ý. Như tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ (Điều 107). Ở tội danh này, có thể hiểu đó là lỗi cố ý gây thương tích nhưng cũng có thể hiểu là lỗi vô ý gây thương tích. Cũng có thể nhận thấy điều này ở các tội khác như tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97); Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187)... Việc không thể hiện tính chất lỗi ngay trong tội danh như vậy không chỉ thể hiện sự không rõ ràng của tội danh mà còn thể hiện sự không đồng nhất trong quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, trong Bộ luật hình sự còn nhiều tội danh chưa thống nhất với nội dung được mô tả trong cấu thành tội phạm. Nhiều tội danh thể hiện là tội cố ý nhưng giữa tội danh, sự mô tả của cấu thành tội phạm cũng như quy định của điều luật nói chung và cách hiểu, cách giải thích của nhà làm luật không có sự thống nhất với nhau. Như cấu thành tội phạm tội bức tử, tội đua xe trái phép, tội hành nghề mê tín dị đoan, tội phá thai trái phép... Ví dụ: Tội bức tử, xét về bản chất là dạng đặc biệt của tội giết người, trong đó chủ thể đã sử dụng chính nạn nhân để tự tước đoạt tính mạng của chính mình. Xét về hình thức, tội danh bức tử thể hiện rõ lỗi của tội này là lỗi cố ý. Về kỹ thuật lập pháp, sự mô tả trong cấu thành tội phạm cũng thể hiện dấu hiệu lỗi là lỗi cố ý. Nhưng trong giải thích của cơ quan xét xử thì dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm này là lỗi cố ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý. Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giải thích mặt chủ quan của tội bức tử là: "... tội phạm được thực hiện do cố ý, chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình có thể làm cho nạn nhân tự sát, không mong muốn, nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (cố ý gián tiếp) và cũng có thể do cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả". Sự không thống nhất giữa tội danh và nội dung được mô tả trong cấu thành tội phạm còn thể hiện ở chỗ tội danh không bao quát hết các dạng hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm [5, tr. 34]. Trong Bộ luật hình sự còn nhiều tội danh chưa có tính khái quát của một khái niệm mà mới chỉ là sự liệt kê các dạng hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm như tô ̣i mua bán , đánh tráo hoă ̣c chiếm đoa ̣t trẻ em (Điều 120 Bô ̣ luâ ̣t hình sự), Tội danh được xây dựng theo kiểu liệt kê có thể gây không ít khó khăn cho người áp dụng. Khi áp dụng cho trường hợp cụ thể mà chủ thể chỉ thực hiện một hành vi, người áp dụng sẽ gặp khó khăn trong việc định tội danh. Nếu gọi tội danh đầy đủ như điều luật thì không hợp lý nhưng nếu chỉ gọi một phần tội danh thì cũng không được vì tội danh được quy định là một thể thống nhất.

Một hạn chế khác là hạn chế trong việc giải thích và hiểu luật liên quan đến dấu hiệu lỗi. Theo nguyên tắc chung, trong cấu thành tội phạm tội

cố ý, dấu hiệu lỗi cố ý bao trùm tất cả các dấu hiệu khác như dấu hiệu hành vi, dấu hiệu hậu quả, dấu hiệu về đặc điểm của đối tượng... nhưng trong thực tế hiểu và giải thích luật thì điều này không được chú ý.

Một trong những điều đáng quan tâm chính là tình trạng bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, nếu Toà án cấp sơ thẩm đã tuyên bố bị cáo không phạm tội thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại theo hướng xét xử bị cáo phạm tội; nếu Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố bị cáo phạm tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại tuyên bố bị cáo không phạm tội mà việc tuyên bố đó là không đúng thì hậu quả không chỉ dẫn đến bỏ lọt tội phạm mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác. Có nhiều trường hợp, sau khi Toà án cấp phúc thẩm tuyên bố bị cáo không có tội, nhưng sau đó phát hiện bản án phúc thẩm tuyên bố bị cáo không có tội là không đúng phải xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm. Vụ án sau là một minh chứng cho nhận định trên:

Vụ án như sau: Vợ chồng anh Vương Văn Khoa và chị Hoàng Thị Oanh có dựng một ngôi nhà để bán than ở khu vực lòng đê sông Cầu. Sáng ngày 01/08/2002, chị Oanh cùng con gái là Vương Thị Uyên ra đê xem mức nước sông thì gặp anh Lê Văn Dũng (làm nghề chở đò). Vì anh Dũng dùng nhờ điện nhà chị Oanh để thắp sáng ở bến đò nên có nhờ chị Oanh vào nói với Hoàng Bá Quang (là thợ điện của thôn) cắt điện dẫn vào nhà chị Oanh để anh Dũng cắt điện vì nước sông đã lên gần bảng điện. Chị Oanh và cháu Uyên đến nhà anh Quang bảo Quang cắt điện vào khu nhà bán than. Quang bảo Uyên vác thang ra cột điện treo hòm công tơ và giữ thang để Quang trèo lên cắt điện. Quang khai: Khi cắt điện lần thứ nhất thì Quang chỉ rút hai đầu dây dẫn điện từ công tơ vào nhà bán than của chị Oanh mà không tháo hai mối buộc chồng lên hai dây nhôm trần hạ thế quấn ở hai quả sứ mà trước đây khi thi công lắp đặt đường dây dẫn điện của thôn, Quang đã buộc đè lên với mục đích để dẫn dẫn điện vào nhà chị Oanh không bị võng xuống.

Đến 08h cùng ngày, cháu Uyên gặp anh Dũng tại bến đò, anh Dũng bảo cháu Uyên đưa chìa khóa nhà bán than để bảo tháo bảng điện và nói với

anh Hoàng Bá Siển tháo đầu dây ở cây đa xuống để thu dây. Sau đó, anh Dũng mở khóa cửa vào nhà bán than của chị Oanh tháo bảng điện, anh Siển không ra cây đa tháo dây mà đi xe máy ra đê, cởi quần áo lội vào nhà bán than của chị Oanh gọi tìm anh Dũng nhưng không thấy. Anh Siển quay ra bảo cháu Uyên hỏi lại Quang xem đã cắt điện chưa thì Quang trả lời đã rút hai đầu dây ra khỏi công tơ nhà cháu Uyên rồi. Khi gặp ở cột mốc chân đê, Quang đưa bút thử điện và bảo anh Siển vào kiểm tra xem điện trong nhà bán than của chị Oanh đã cắt chưa, anh Siển bảo Quang vứt hai dây điện vào nhà chị Oanh buộc ở cổ sứ xuống đất. Quang đến trạm điện cắt cầu dao tổng, rồi trèo lên cột điện tháo hai đầu dây dẫn điện vào nhà bán than của chị Oanh đang buộc ở cổ sứ thả xuống đường. Sau khi Quang hoàn tất công việc trên, Siển bảo anh Lê Văn Nghị là cháu ruột của anh Dũng cùng lội vào nhà bán than của chị Oanh để tìm thì thấy anh Dũng nằm chìm dưới nền nhà nên đưa lên gò để cấp cứu nhưng anh Dũng đã chết.

Tại bản giám định pháp y số 65/GĐPY ngày 05/08/2002, Tổ chức giám định pháp y tỉnh Bắc Giang kết luận: "Trên cơ thể nạn nhân chỉ có một số đám cháy ở lòng hai bàn tay sâu hết lớp da là phù hợp do điện giật gây ra. Ngoài ra, không có gì đặc biệt". Tại bản án hình sự sơ thẩm số 28/HSST ngày 15/08/2003, Tòa án nhân dân huyện Việt Yên áp dụng khoản 1, khoản 3 Điều 99; khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt Hoàng Bá Quang 18 tháng tù về tội "vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp". Cấm Hoàng Bá Quang hành nghề quản lý lưới điện nông thôn 4 năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù. Buộc Hoàng Bá Quang bồi thường cho chị Nguyễn Thị Huyền số tiền là 12.000.000 đồng và đóng góp phí tổn nuôi hai cháu Lê Văn Hùng và Lê Văn Việt là 150.000 đồng/ cháu/ tháng kể từ tháng 09/2003 đến khi tròn 18 tuổi.

Ngày 18/08/2003, Hoàng Bá Quang kháng cáo kêu oan. Tại bản án hình sự phúc thẩm số 90/ HSPT ngày 17/11/2003, Tòa án tỉnh Bắc Giang áp dụng khoản 3 Điều 220; khoản 1 Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988

hủy bản án hình sự sơ thẩm số 28/HSST ngày 15/08/2003 của Tòa án nhân dân huyện Việt Yên để điều tra lại. Ngày 05/03/2004, Cơ quan điều tra huyện Việt Yên đã dựng lại hiện trường để thực nghiệm điều tra có sự tham gia của Viện kiểm sát, chính quyền địa phương và Sở Công nghiệp tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, kết quả điều tra thực nghiệm ngày 05/03/2004, khi Quang thao tác cắt điện (rút hai đầu dây ra khỏi công tơ nhà chị Oanh) thì hệ thống điện nhà bán than của chị Oanh không có điện. Lý do: điều kiện môi trường tại nơi tiến hành thực nghiệm không thể tạo ra được độ ẩm đối với tường nhà, dây dẫn và bảng điện. Tại bản ý kiến giám định của Sở Công nghiệp tỉnh Bắc Giang số 53/CN - QLĐ ngày 09/03/2004 về vụ tai nạn chết người về điện do vi phạm quy tắc nghề nghiệp thì nguyên nhân dẫn đến cái chết vì điện của anh Dũng là: Anh Dũng tháo dỡ bảng điện sau khi Quang cắt điện, nhưng đường dây về nhà anh Vương Văn Khoa vẫn có điện do hai khả năng: Khả năng 1: Cắt nhầm công tơ hộ khác; Khả năng 2: Cắt đúng nhưng chủ quan không kiểm tra lại trong khi đường dây vẫn có điện. Thực tế tại hiện trường, thấy khả năng 2 dễ xảy ra hơn vì đường dây dẫn điện từ sau công tơ về nhà anh Khoa là dây cũ, có mốc nối, sây sát, lại quấn chồng vào hai cổ sứ đè lên dây nhôm trần. Điểm quấn chồng lên cổ sứ, đường dây kém chất lượng cùng với thời tiết mưa ẩm năm 2002 có thể là nguyên nhân chính dẫn đến dò điện từ trục chính vào dây nhà anh Khoa, nên sau khi Quang cắt điện nhưng đường dây nhà anh Khoa vẫn có điện. Kết luận: Căn cứ Quy định an toàn điện nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 41/2001/QĐ - BCN ngày 30/08/2001 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp thì Hoàng Bá Quang đã vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn điện nông thôn. Tóm lại: Sau khi Quang báo đã cắt điện nhưng trên đường dây về nhà anh Khoa vẫn có điện để xảy ra tai nạn thì Quang phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tại bản ánh hình sự sơ thẩm 15/ HSST ngày 02/08/2004, Tòa án nhân dân huyện Việt Yên áp dụng Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự 1988 tuyên Hoàng Bá Quang không phạm tội "vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp".

Ngày 04/08/2004, chị Nguyễn Thị Huyền đại diện hợp pháp của người bị hại kháng cáo đề nghị xét xử phúc thẩm kết án Hoàng Bá Quang về tội: "vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp". Ngày 12/08/2004, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Việt Yên kháng nghị đề nghị hủy Bản án sơ thẩm để xét xử lại theo trình tự sơ thẩm, tuyên Hoàng Bá Quang phạm tội "vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp" theo Điều 99 Bộ luật hình sự năm 1999. Tại bản án hình sự phúc thẩm số 104/HSST ngày 27/10/2004, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang áp dụng điểm a khoản 2 Điều 248, Điều 222 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 không chấp nhận kháng cáo của đại diện người bị hại và kháng nghị của Viện kiểm sát, giữ nguyên bản án sơ thẩm tuyên bố Hoàng Bá Quang không phạm tội "vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp"

Ngày 24/10/2005 Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị giám đốc thẩm số 22/VKSTC - V3 đối với vụ án Hoàng Bá Quang phạm tội "vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp". Quyết định của Viện kiểm sát: Kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 104/ HSST ngày 27/10/2004 của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang. Đề nghị Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án hình sự phúc thẩm nêu trên và bản ánh hình sự sơ thẩm số 15/HSST ngày 02/08/2004 của Tòa án nhân dân huyện Việt Yên để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật. Lý do kháng nghị: tuyên Hoàng Bá Quang không phạm tội là phản ánh không đúng các tình tiết khách quan của vụ án và hành vi phạm tội của Hoàng Bá Quang. Sở dĩ có những sai sót như trên là do những người tiến hành tố tụng có những cách hiểu và áp dụng các quy đi ̣nh pháp luâ ̣t hình sự . Những sai sót đã dẫn đến viê ̣c xét xử la ̣i nhiều lần mô ̣t vụ án, điều đó gây mất lòng tin của nhân dân vào hê ̣ thống pháp luâ ̣t vào các cơ quan tiến hành tố tụng .

Ngoài ra, Tòa án còn có những sai lầm trong việc định tội danh. Tuy rằng việc định tội danh sai không còn là phổ biến, nhưng có một số trường hợp không phải do nguyên nhân khách quan mà chủ yếu do trình độ nghiệp vụ hoặc

không nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật và hướng dẫn áp dụng Bộ luật hình sự nên đã định tội danh không đúng như: Người phạm tội có hành vi chống người thi hành công vụ, nếu gây thương tích cho người thi hành công vụ có tỷ lệ thương tật thì phải kết án về tội “cố ý gây thương tích’’ thuộc trường hợp "để

Một phần của tài liệu Dấu hiệu định tội thuộc mặt chủ quan của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam (Trang 74)