Phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về dấu hiệu lỗ

Một phần của tài liệu Dấu hiệu định tội thuộc mặt chủ quan của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam (Trang 87)

b. Nguyên nhân khách quan

3.2.1.Phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về dấu hiệu lỗ

sự về dấu hiệu lỗi

Trong 20 năm đổi mới, luật hình sự Việt Nam thực sự đã có những thay đổi, phát triển đáng kể. Tuy nhiên, trong sự phát triển đó còn có những

hạn chế do yếu kém trong công tác lập pháp. Khi đổi mới để phát triển luật hình sự chúng ta chỉ chú trọng sửa đổi, bổ sung về nội dung của các quy định mà ít quan tâm đến kĩ thuật xây dựng các cấu thành tội phạm để đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng của các cấu thành tội phạm nói riêng cũng như các quy định nói chung. Viê ̣c sửa đổi bổ sung Bô ̣ luâ ̣t hình sự phả i dựa trên cơ sở thực tiễn của tình hình tô ̣i pha ̣m nhưng cũng phải dựa trên cả những tri thức khoa học luật hình sự . Chúng ta không thể giải quyết yêu cầu của thực tiễn tá ch rời với lý luâ ̣n mà phải vâ ̣n dụ ng lý luâ ̣n để giải quyết . Đó là cơ sở của viê ̣c hoàn thiê ̣n hê ̣ thống pháp luâ ̣t hình sự .

Trước hết, chúng ta cần có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, chỉ trên cơ sở hệ thống pháp luật mà trước hết là hệ thống pháp luật hình sự hoàn chỉnh, người tiến hành định tội danh mới có thể có điều kiện để phát huy được khả năng làm việc của mình. Bộ luật hình sự nước ta vẫn còn nhiều quy định mang tính khái quát cao, chưa chặt chẽ. Một số quy định khác của Bộ luật hình sự lại khá rườm rà làm cho việc định tội danh gặp khó khăn như quy định về cấu thành tội phạm cơ bản của một loạt tội như tội buôn lậu (Điều 153); Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 154); Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển buôn bán hàng cấm (Điều 155)...

Hoàn thiện pháp luật hình sự phải được tiến hành song song cả về nội dung và hình thức. Trong đó, cần chú ý đặc biệt đến kĩ thuật xây dựng cấu thành tội phạm. Quá trình hoàn thiện pháp luật hình sự cần vừa là bổ sung vừa là loại trừ vừa là hình sự hóa vừa là phi hình sự hóa. Hoàn thiện các cấu thành tội phạm về mặt kĩ thuật để đảm bảo tính thống nhất của cả hệ thống và tính rõ ràng, chính xác của từng cấu thành tội phạm. Việc xây dựng các cấu thành tội phạm đúng yêu cầu sẽ giúp nhà làm luật thể hiện được nội dung quy định theo đúng ý tưởng của mình và nội dung đó cũng dễ dàng được người áp dụng tiếp nhận đúng. Qua xây dựng cấu thành tội phạm theo đúng yêu cầu sẽ giúp phát hiện và khắc phục những mâu thuẫn hoặc hạn chế trong nội dung của những quy định của luật. Trái lại khi xây dựng cấu thành tội phạm không theo

những nguyên tắc và yêu cầu chung sẽ dẫn đến tình trạng nội dung của quy định bị thể hiện sai, không rõ ràng.

Đối với những tội phạm "quen biết" của thực tiễn xét xử như tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì vấn đề xác định dấu hiệu lỗi không khó khăn. Trái lại, đối với những tội "mới" như tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182)... thì các ý kiến về dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm không phải luôn luôn thống nhất với nhau. Trong nhiều trường hợp, do không có cơ sở xác định lỗi nên khung hình phạt đã được sử dụng để suy đoán dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm tương ứng là vô ý hay cố ý.

Đối với những tội danh đa nghĩa về lỗi, nhà làm luật cần sửa đổi để thể hiện rõ tội danh đó thuộc tội cố ý hay vô ý. Nhưng cũng cần chú ý mô tả lỗi trong cấu thành tội phạm cho phù hợp với tội danh đã xác định. Như trong tội bức tử, nếu người có hành vi đối xử tàn ác...chỉ có lỗi vô ý với hậu quả tự sát của nạn nhân thì không thuộc phạm vi của tội này mà cấu thành tội hành hạ người khác. Vấn đề hoàn thiện Bộ luật hình sự trong việc xây dựng cấu thành tội phạm phải bắt đầu từ việc mô tả dấu hiệu lỗi trong tất cả các cấu thành tội phạm vô ý và trong các cấu thành tội phạm cố ý có quan hệ cặp với cấu thành tội phạm vô ý tương ứng (nếu không muốn mô tả dấu hiệu này trong tất cả các cấu thành tội phạm). Khi Bộ luật hình sự đã được hoàn thiện theo hướng này thì việc giải thích, áp dụng pháp luật sẽ không gặp khó khăn trong nhận thức dấu hiệu lỗi của cấu thành tội phạm.

Nhiều tội danh chưa thống nhất với nội dung được mô tả trong cấu thành tội phạm. Trước hết là sự không thống nhất về loại lỗi (cố ý hay vô ý) được thể hiện ở tội danh và trong cấu thành tội phạm cơ bản, một số điều trong Bộ luật không thể hiện được rõ điều này như tô ̣i lây truyền HIV cho người khác (Điều 117), ở tội danh này ta có thể hiểu lỗi ở đây có thể là vô ý hoă ̣c cố ý lây truyền HIV cho người khác , nhưng trong cấu thành tô ̣i pha ̣m cơ bản lại quy định : "Người nào biết rõ mình bi ̣ nhiễm HIV mà cố ý lây truyền

bê ̣nh cho người khác ..." Như vâ ̣y là có sự không thống nhất trong viê ̣c mô tả dấu hiê ̣u lỗi trong điều luâ ̣t . Để định tội danh đúng, thì trong cấu thành tội phạm cơ bản của từng loại tội, nhà làm luật phải mô tả rõ dấu hiệu pháp lý đặc trưng, hạn chế đến mức tối đa những quy định có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến việc giải thích của văn bản dưới luật.

Đối với những tội danh mang tính liệt kê như tội mua bán , đánh tráo hoă ̣c chiếm đoa ̣t trẻ em (Điều 120), tô ̣i vi pha ̣m quy đi ̣nh về an toàn lao đô ̣ng , vê ̣ sinh lao đô ̣ng, về an toàn ở những nơi đông người (Điều 227)…(theo thống kê có khoảng 30 tô ̣i danh được xây dựng theo da ̣ng liê ̣t kê như vâ ̣y được quy đi ̣nh trong Bô ̣ luâ ̣t hình sự ) thì chúng ta có thể khắc phục chúng theo hướng có thể tách thành nhiều loại hành vi phạm tội và đặt cho mỗi loại hành vi một tô ̣i danh riêng nếu xét thấy cần thiết cho viê ̣c quy đi ̣nh các khung hì nh pha ̣t khác nhau cho phù hợp . Trong trường hợp không cần tách mà phải gô ̣p chung trong mô ̣t tô ̣i danh thì buô ̣c phải tìm tô ̣i danh chung có tính khái quát , phản ánh được những điểm chung của tất cả các dạng hành vi .

Để đảm b ảo nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự , đòi hỏi phải nhanh chóng bổ sung các quy đi ̣nh còn thiếu trong Bô ̣ luâ ̣t hình sự nói riêng cũng như trong pháp luật hình sự nói chung nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho viê ̣c xác đi ̣ nh trách nhiê ̣m hình sự . Viê ̣c quy đi ̣nh đầy đủ cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự tro ng Phần chung cũng như trong phần các tô ̣i pha ̣m cần phải dựa trên cơ sở lý luâ ̣n đúng đắn , đầy đủ và toàn diê ̣n về cấu thành tô ̣i phạm và trên cơ sở của sự thống nhất chặt chẽ giữa các quy đi ̣nh của Phần chung và P hần các tô ̣i pha ̣m cụ thể của pháp luâ ̣t hình sự . Pháp luật hình sự phải đảm bảo có các quy định phản ánh đầy đủ hệ thống các loại cấu t hành tội phạm làm cơ sở pháp lý cho việc xác định tội phạm , để không một trường hợp nào trên thực tế được xác định là tội phạm mà không có điều luật tương ứng quy đi ̣nh về cấu thành tô ̣i pha ̣m của tô ̣i pha ̣m đó . Nghiên cứ u thực tra ̣ng các quy đi ̣nh của Bô ̣ luâ ̣t hình sự cho thấy , Bô ̣ luâ ̣t hình sự chưa có đủ cơ sở pháp

lý để đấu tranh chống và phòng ngừa các loại tội phạm của tổ chức tội phạm , đă ̣c biê ̣t là của các tổ chức tô ̣i pha ̣m xuyên quốc gia. Bô ̣ luâ ̣t hình sự chỉ có cơ sở pháp lý để đấu tranh các tô ̣i pha ̣m cụ thể do các thành viên của tổ chức tô ̣i phạm thực hiện (có thể là hình thức phạm tội có tổ chức ) mà còn thiếu quy đi ̣nh ta ̣o cơ sở pháp lý cho viê ̣c xác đi ̣nh trách nhiê ̣m hình sự đối với những hành vi thành lập và tham gia tổ chức tội phạm (ngoài tổ chức tội phạm nhằm lâ ̣t đổ chính quyền dân chủ nhân dân được quy định tại Điều 79 Bô ̣ luâ ̣t hình sự). Vì vậy, cần bổ sung vào Bộ luật hình sự điều luật quy định rõ như thế nào là tổ chức tội phạm và trách nhiệm hình sự đối với hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức tô ̣i pha ̣m .

Để đảm bảo các quy đi ̣nh về tô ̣i pha ̣m cụ thể của Bô ̣ luâ ̣t hình sự mang tính khái quát , ổn định có hiệu lực lâu dài , nên quy đi ̣nh tô ̣i pha ̣m bằng cách mô tả tô ̣i pha ̣m chủ yếu thông qua các dấu hiê ̣u đi ̣nh tính , hạn chế thông qua các dấu hiệu man g tính đi ̣nh lượng . Đặc biệt là việc quy định các dấu hiệu đi ̣nh lươ ̣ng phản ánh tài sản là dấu hiê ̣u đi ̣nh tô ̣i hoă ̣ c đi ̣nh khung hình pha ̣t của mô ̣t số tô ̣i thuô ̣c nhóm tô ̣i xâm pha ̣m sở hữu và tô ̣i pha ̣m về chức vụ đã sớm bô ̣c lô ̣ những ha ̣n chế và bất c ập trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tô ̣i pha ̣m. Các quy định về các dấu hiệu định lượng các chất ma túy đối với các tội phạm về ma túy trong Bộ luật hình sự cũng không còn thích hợp làm cơ sở phân hóa trách nhiê ̣m h ình sự đối với các tội phạm về ma túy vì trọng lươ ̣ng các chất ma túy là đối tượng tác đô ̣ng của các tô ̣i pha ̣m về ma túy ngày mô ̣t tăng, ngày càng có nhiều trường hợp phạm tội bị xử theo khung hình phạt nă ̣ng nhất thuô ̣ c các điều luâ ̣t về tô ̣i pha ̣m ma túy . Vì vậy trong Bộ luật hình sự không nên quy đi ̣nh lươ ̣ng giá tri ̣ tài sản và đi ̣nh lượng ma túy là dấu hiê ̣u đi ̣nh tô ̣i hoă ̣c đi ̣nh khung hình pha ̣t .

Trong Bộ luật hình sự 1999 có điều luật quy định tình tiết là yếu tố cấu thành tội tại điều luật đó, tình tiết này đồng thời là tình tiết của tội danh. Điều 235 quy định: "Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ,

công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng". Khoản 1 điều luật này quy định như sau: "Người nào được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ mà thiếu trách nhiệm để người khác sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác thì bị phạt...". Theo quy định này, tình tiết là yếu tố định tội bao gồm: gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác. Gây thiệt hại khác với gây hậu quả. Tội danh quy định là gây hậu quả nghiêm trọng nhưng yếu tố cấu thành của tội lại là "gây thiệt hại". Như vậy, việc quy định mâu thuẫn, chưa hợp lý tại điểm trên của Bộ luật hình sự sẽ gây khó khăn cho người tiến hành định tội danh. Vì vâ ̣y nên bỏ cụm từ “gây hâ ̣u quả nghiêm tro ̣ng” trong tên tô ̣i danh ta ̣o sự

thống nhất trong cấu thành tô ̣i pha ̣m với tên go ̣i của tô ̣i danh .

Một phần của tài liệu Dấu hiệu định tội thuộc mặt chủ quan của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam (Trang 87)