THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ DẤU HIỆU LỖ

Một phần của tài liệu Dấu hiệu định tội thuộc mặt chủ quan của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam (Trang 37)

c. Dấu hiê ̣u mục đích phạm tộ

2.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ DẤU HIỆU LỖ

VỀ DẤU HIỆU LỖI

Pháp luật xã hội chủ nghĩa không chấp nhận hình thức buộc tội khách quan, tức là buộc tội cho người không có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Lỗi là một dấu hiệu của tất cả các cấu thành tội phạm, đòi hỏi phải được xác định trong mọi trường hợp khi áp dụng luật hình sự. Xác định lỗi đúng là một điều kiện cần thiết để có thể định tội đúng, xác định lỗi sai sẽ dẫn đến định tội danh sai. Cùng những biểu hiện khách quan như nhau, nếu xác định lỗi khác nhau sẽ có những kết luận khác nhau về tội danh.

Trong mặt chủ quan của bất kỳ tội phạm nào, lỗi là dấu hiệu bắt buộc. Trong các cấu thành tội phạm cụ thể dấu hiệu lỗi được quy định rất khác nhau. Trong một số cấu thành tội phạm nhà làm luật quy định rõ hình thức lỗi của người phạm tội khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhất định trong cấu thành tội phạm. Trong những trường hợp như vậy, khi định tội người định tội danh chỉ cần xác định thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi và hậu quả, sau đó so sánh đối chiếu các hình thức lỗi trong cấu thành tội phạm.

Nhưng ở đa số trong các trường hợp điều luật quy định về tội phạm không nêu rõ hình thức lỗi và loại lỗi trong cấu thành tội phạm cụ thể. Đối với những trường hợp này, người định tội danh phải phân tích rõ nội dung chủ quan của cấu thành tội phạm, xác định tội phạm được thực hiện bằng hình thức lỗi gì (cố ý hay vô ý; cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp; vô ý vì quá tự tin hay vô ý vì cẩu thả), sau đó so sánh đối chiếu với thái độ tâm lý của chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong vụ án để kết luận có hay không

có sự đồng nhất giữa hình thức lỗi được quy định trong cấu thành tội phạm và lỗi của chủ thể thực hiện hành vi trong vụ án. Đánh giá mức độ lỗi là điều cần thiết để có thể xác định được mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Xuất phát của đánh giá mức độ lỗi là việc phân loại lỗi trong luật hình sự thành các hình thức lỗi khác nhau. Sự phân hóa mức độ lỗi ở đây được thực hiện qua việc xác định trong luật hình sư những tình tiết ảnh hưởng đến mức độ lỗi là những tình tiết định tội, định khung hoặc tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Thực tiễn xét xử hình sự các năm qua cho thấy , nhóm tội xâm phạm tính mạng , sức khỏe và nhóm tội sở hữu luôn là nhóm tội xảy ra nhiều , tỷ lệ xét xử luôn cao hơn so với các nhóm tội khác . Nhưng thực tế việc xác định lỗi ở nhiều trường hợp, đặc biệt ở nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe và nhóm tội sở hữu lại rất phức tạp. Để có thể xác định được lỗi chính xác trong những trường hợp này, đòi hỏi người áp dụng không chỉ nắm vững những dấu hiệu về hình thức cấu trúc tâm lý của các loại tội đã được mô tả trong các điều luật của Bộ luật hình sự mà còn phải hiểu rõ bản chất của lỗi nói chung cũng như mặt nội dung của từng loại lỗi. Chỉ trên cơ sở nhận thức đầy đủ về lỗi và từng loại lỗi mới có thể có được phương pháp đúng trong việc xác định lỗi ở trong những trường hợp phạm tội cụ thể.

Trong các tội xâm phạm tính mạ ng, sức khỏe , xác định lỗi của những người có hành vi xâm phạm đến thân thể người khác có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng đó là công việc rất phức tạp. Xác định lỗi sai trong nhiều trường hợp sẽ dẫn đến có những nhầm lẫn như: Giữa tội giết người (Điều 93) với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác trong trường hợp dẫn đến hậu quả chết người (khoản 3 Điều 104); giữa tội hiếp dâm trong trường hợp làm nạn nhân chết (khoản 3 Điều 111) với tội giết người (Điều 93); giữa tội cướp tài sản trong trường hợp gây chết người (khoản 4 Điều 133) với tội giết người (Điều 93) v.v...

Việc xác định lỗi của người phạm tội trong những trường hợp phạm tội như trên chủ yếu là xác định lỗi (cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp hay vô ý vì quá tự tin) đối với hậu quả chết người (đã hoặc chưa xảy ra).

Ở tội giết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự. Lỗi của người phạm tội giết người là thái độ tâm lý của họ đối với hành vi gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật và đối với hậu quả chết người do hành vi đó gây ra, được thể hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Người thực hiện hành vi gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật chỉ bị coi là có lỗi nói chung và có lỗi nói riêng nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ, trong khi họ có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Việc nghiên cứu và xác định đúng dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội phạm tội giết người sẽ giúp phân biệt tội này với tội khác cũng gây ra hậu quả chết người như: tội cố ý gây thương tích (dẫn đến chết người), tội hiếp dâm (làm nạn nhân chết)... Bởi lẽ, nếu trong tội giết người, lỗi của người phạm tội đối với hành vi gây ra cái chết cho người khác và đối với hậu quả nạn nhân chết đều là cố ý (mong muốn hoặc chấp nhận hậu quả chết người) thì trong các tội khác (cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người, hiếp dâm làm nạn nhân chết, cướp tài sản làm nạn nhân chết...) lỗi của người phạm tội chỉ là lỗi đối với hành vi (gây thương tích, hiếp dâm hoặc cướp tài sản...) còn đối với hậu quả chết người thì lỗi của họ chỉ là lỗi vô ý (không thấy trước hậu quả chết người hoặc tuy thấy trước hậu quả chết người, nhưng có ý thức loại trừ hậu quả xảy ra). Thực tiễn điều tra truy tố, xét xử cho thấy, nếu xác định không đúng lỗi của người phạm tội đối với hậu quả chết người là lỗi vô ý hay cố ý sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực như định không đúng tội, không đảm bảo được tính công minh, có căn cứ và đúng pháp luật của hình phạt được quyết định. Ngoài ý nghĩa trong định tội danh, xác định đúng hình thức lỗi còn có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt. Bởi lẽ, trong trường hợp giết người với lỗi cố ý gián tiếp, sự quan tâm của người phạm tội không hướng

vào hậu quả chết người mà hướng vào mục đích khác. Do đó, tất cả những gì xảy ra đối với nạn nhân do hành vi phạm tội đưa lại đều có thể không tác động gì đến người phạm tội và ngược lại. Cho nên, nếu các tình tiết khác tương đương, người phạm tội giết người với lỗi cố ý trực tiếp phải bị xử phạt nặng hơn so với người phạm tội giết người với lỗi cố ý gián tiếp.

GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng: Về thực chất, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là những trường hợp giảm nhẹ đặc biệt của tội giết người liên quan đến tính chất của động cơ và mức độ lỗi. Quan điểm trên hoàn toàn hợp lý bởi lẽ, giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trường hợp người phạm tội cố ý gây ra cái chết cho nạn nhân trong tình trạng khả năng nhận thức và khả năng kiềm chế đều bị hạn chế ở mức độ cao. Hơn nữa, tình trạng này của người phạm tội lại do chính nạn nhân gây ra. Còn trong trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, động cơ của người phạm tội khi cố ý gây ra cái chết cho nạn nhân là muốn ngăn chặn hành vi bất hợp pháp của nạn nhân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác. Lỗi của người phạm tội chỉ là đã vượt ra khỏi phạm vi được phép gây thiệt hại cho nạn nhân.

Ví dụ: Khoảng 19h30 ngày 16/07/2005, anh Lương Khắc Phóng (là đối tượng có nhiều tiền sự về hành vi trộm cắp tài sản) cùng anh Vũ Như Mười đi chơi bằng xe máy. Khi đi qua cổng nhà anh Lương Văn Hưng (Cẩm Giàng- Hải Dương) thì nhìn thấy một chiếc xe đạp dựng ở trước cửa. Anh Phóng bảo anh Mười dừng xe để vào lấy trộm chiếc xe đạp, khi anh Phóng dắt xe được khoảng 4 mét thì Vũ Thị Ly (chủ xe) phát hiện ra và hô hoán, cùng anh Hưng ra bắt Phóng và Mười. Sau đó, chị Chu Thị Nhiều (vợ anh Hưng) gọi điện cho Lương Văn Đăng (trưởng thôn) đến giải quyết. Nhận được tin báo, Đăng đến nhà Phạm Đức Sơn (công an viên của xã phụ trách an ninh của thôn) bảo Sơn đi cùng để giải quyết công việc theo tin báo của anh

Hưng. Khi đi Sơn mặc trang phục công an viên, mang gậy cao su và còng số 8. Đến nhà Hưng, Sơn hỏi Phóng "có đúng mày lấy cắp không?" thì Phóng không thừa nhận. Sơn cầm gậy đánh nhiều phát vào vai và đầu Phóng. Thấy vậy, Phóng đứng dậy xin nên Sơn đã lấy khóa số tám còng tay Phóng lại, rồi cùng Đăng đưa Phóng và Mười ra đình làng. Tại đình làng, Sơn hỏi lại Phóng, nhưng Phóng đã không trả lời, Sơn cầm gậy đánh một phát vào đầu và lưng Phóng. Sơn quay sang hỏi Mười, Mười cũng không trả lời nên Sơn vụt vào mặt Mười một cái. Sau đó, một số người vào đánh Mười nhưng được Đăng can ngăn. Sau khi đánh Mười, Sơn đến nhà Đặng Đình Phả (phó công an xã) báo cho Phả ra đình làng giải quyết. Ra đình làng, thấy mặt Phóng có vết sưng tim và chảy máu nên Phả đã yêu cầu đưa Phóng và Mười đến Ủy ban nhân dân xã để giải quyết. Sau đó, gọi Phạm Văn Luận (cán bộ y tế xã) đến rửa và băng vết thương cho Phóng. Sau khi lập biên bản về hành vi trộm cắp xe đạp, lấy lời khai của Phóng xong, công an xã đã ra quyết định xử phạt hành chính và đưa Phóng về nhà. Đến 18/07/2005 Phóng chết tại nhà, sau khi Phóng chết, gia đình Sơn sang và bồi thường cho gia đình Phóng 2.000.000 tiền mai táng phí. Tại bản giám định pháp y số 165 ngày 19/07/2005 Tổ chức giám định pháp y tỉnh Hải Dương kết luận: "Nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh Phóng là trấn thương sọ não kín, thể loại chết không tự nhiên".

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 131/2005/HSST ngày 23/12/2005 Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương xử phạt Phạm Đức Sơn 5 năm tù về tội cố ý gây thương tích. Về trách nhiệm dân sự buộc Ủy ban nhân dân xã Cẩm Hoàng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương phải bồi thường thay cho bị cáo, tổng số tiền phải bồi thường là 8.800.000 đồng. Ngày 05/01/2006, Ủy ban nhân dân xã Cẩm Hoàng do ông Vũ Văn Huấn - chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đại diện kháng cáo không đồng ý bồi thường thay cho Phạm Đức Sơn.

Tại bản án hình sự phúc thẩm 278/2006/HSPT ngày 28/03/2006 Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã sửa bản án hình sự sơ thẩm, xử phạt Phạm Đức Sơn 42 tháng tù giam về tội "làm chết người trong khi thi

hành công vụ; về trách nhiệm dân sự, buộc bị cáo bồi thường 8. 800.000 đồng cho gia đình bị hại.

Tại quyết định kháng nghị số 05/2007/HS-KN ngày 08/03/2007, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy bản án phúc thẩm nêu trên; giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao tại Hà nội xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật. Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án tòa án nhân dân tối cao.

Nhìn nhận vụ án ta thấy, người bị hại là anh Lương Khắc Phóng có hành vi vi phạm pháp luật đã bị bắt giữ. Phạm Đức Sơn là công an viên của xã không có thẩm quyền xét hỏi, lập biên bản và xử lý hành vi vi phạm của người bị hại. Bị cáo chỉ có nhiệm vụ đến làm thủ tục dẫn giải Lương Khắc Phóng đến cơ quan, người có thẩm quyền để giải quyết. Tuy nhiên, do hống hách coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, bị cáo đã đánh nhiều lần làm người bị hại bị thương dẫn đến chết. Hành vi đánh người của bị cáo không liên quan đến việc thực hiện công vụ. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm kết án bị cáo về tội "cố ý gây thương tích" là đúng tội danh. Tòa án cấp phúc thẩm sửa tội danh của bị cáo sang tội "làm chết người trong khi thi hành công vụ" và giảm hình phạt cho bị cáo là không đúng pháp luật. Do bị cáo phạm tội "cố ý gây thương tích" nên bị cáo phải tự bồi thường cho người bị hại, Tòa án sơ thẩm kết án bị cáo về tội "cố ý gây thương tích" là đúng tội danh, nhưng lại yêu cầu Ủy ban nhân dân xã Cẩm Hoàng phải bồi thường là không đúng, vì lỗi này hoàn toàn thuộc về bị cáo, không liên quan đến công vụ. Tòa án phúc thẩm sửa tội danh cho bị cáo "làm chết người trong khi thi hành công vụ", xong lại buộc bị cáo phải bồi thường thiệt hại là mâu thuẫn với nhau.

Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều Tòa án đã có những sai lầm tương tự như trên, việc phân biệt không rõ các tình tiết thực tế của vụ án dẫn đến việc định tội danh sai.

Hầu hết các tội phạm trong Bộ luật hình sự được các nhà làm luật mô tả chính xác, rõ ràng giúp cho chủ thể định tội cũng như các nhà nghiên cứu luật hình sự nhận thức đúng đắn sự khác nhau giữa tội phạm này với tội phạm khác thông qua tính đặc trưng của từng tội phạm cụ thể. Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự vẫn còn một vài tội phạm mà tính đặc trưng của nó chưa được rõ ràng khiến cho chủ thể định tội gặp khó khăn trong việc xác định một hành vi phạm tội này hay tội khác. Điều này xảy ra khi nghiên cứu hai tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95 Bộ luật hình sự) và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105 Bộ luật hình sự). Cả hai cấu thành tội phạm đều chứa đựng dấu hiệu "trạng thái tinh thần bị kích động mạnh" và có thể có hậu quả chết người xảy ra. Vì vậy, khi xác định đặc trưng của cấu thành tội phạm này mà căn cứ vào chủ quan của người phạm tội là việc làm không dễ dàng chút nào, thậm chí là không thể khi sự mô tả của hai cấu thành tội phạm trong Bộ luật hình sự chưa có sự khác nhau rõ ràng. Điều 13 Bộ luật hình sự quy định nếu một người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác (nguyên nhân khách quan) mà dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi thì được xem là người không có năng lực trách nhiệm hình sự. Việc người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh không phải do họ muốn mà nguyên nhân xuất phát từ người bị hại. Như vậy, có thể coi việc họ mất khả năng tự chủ và điều khiển hành vi là nguyên nhân ngoài ý muốn của họ. Nếu xem họ mất khả năng tự chủ và điều khiển hành vi thì họ sẽ không chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm của mình. Có thể lý giải vì sao trong trường hợp bình thường họ không phạm tội mà trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh họ phạm tội thông qua mức độ nhận

Một phần của tài liệu Dấu hiệu định tội thuộc mặt chủ quan của tội phạm trong luật hình sự Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)