Cơ sở lý thuyết hóa học hữu cơ

Một phần của tài liệu khảo sát một số dẫn xuất halogen, ancol, phenol và axit cacboxylic bằng phương pháp hóa học lượng tử (Trang 38)

Phần lớn những tính chất quan trọng của hợp chất hữu cơ nhƣ quang phổ, momen điện, khả năng phản ứng... đều có nguồn gốc liên quan đến sự phân bố mật độ điện tích. Sự biến đổi những tính chất đó khi đi từ hợp chất này sang hợp chất khác là do sự phân bố khác nhau về mật độ điện tích. Sự biến đổi những tính chất đó khi đi từ hợp chất này sang hợp chất khác là do sự phân bố khác nhau về mật độ điện tích. Vì vậy, một trong những vấn đề quan trọng nhất của lý thuyết hóa học hữu cơ là mật độ điện tích ở trạng thái cơ bản, tiểu phân trung gian, xác định sự ảnh hƣởng của cấu tạo đến sự phân bố mật độ điện tích và do đó đến tính chất của phân tử. Đó cũng chính là sự ảnh hƣởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử.

Electron là tiểu phân linh động nhất trong phân tử, dù chƣa tham gia liên kết hoặc đã tham gia liên kết nó đều có thể bị dịch chuyển bởi ảnh hƣởng tƣơng hỗ của các nguyên tử trong phân tử.

Thuyết dịch chuyển electron xuất hiện từ năm 1920, trƣớc thời kỳ phát triển của thuyết obitan phân tử. Đơn giản và dễ hiểu, nó đã giúp giải thích đa số các dữ liệu thực nghiệm có liên quan đến cấu trúc, tính chất và khả năng phản ứng của các hợp chất hữu cơ, vì vậy nó đã đƣợc áp dụng rộng rãi cho đến nay. Sự dịch chuyển mật độ điện tích đƣợc phân thành: hiệu ứng cảm ứng, hiệu ứng trƣờng, hiệu ứng liên hợp và siêu liên hợp, đƣợc gọi chung là hiệu ứng electron.

Một phần của tài liệu khảo sát một số dẫn xuất halogen, ancol, phenol và axit cacboxylic bằng phương pháp hóa học lượng tử (Trang 38)