Nhóm các biện pháp quản lý hoạt động học tập các môn

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 105)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3. Nhóm các biện pháp quản lý hoạt động học tập các môn

ngành cho sinh viên

* Ý nghĩa của biện pháp

Đổi mới hoạt động học tập của sinh viên phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học các môn chuyên ngành là cơ sở cho việc đổi mới hoạt động giảng dạy và học tập, góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Quản lý đổi mới hoạt động học tập cho sinh viên, giúp cho sinh viên chủ động, tích cực và sáng tạo lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm nghề nghiệp, năng động tiếp cận các doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội nói chung và của ngành Du lịch nói riêng.

* Nội dung của biện pháp

Trong tình hình hiện nay, theo chúng tôi để quản lý hoạt động học tập của sinh viên có hiệu quả, nhà trường cần tập trung tực hiện tốt các vấn đề sau:

- Xây dựng động cơ học tập cho sinh viên

- Quản lý hoạt động học tập trên lớp, thực tập tại các cơ sở - Quản lý hoạt động tự học.

3.2.3.1. Xây dựng động cơ học tập cho sinh viên

Muốn cải thiện chất lượng đào tạo thì sinh viên – một chủ thể của quá trình học cần có động cơ học tập đúng đắn. Trong bối cảnh hiện tại nhà trường cần chỉ đạo thực hiện tốt các vấn đề sau:

- Nâng cao nhận thức cho sinh viên về tầm quan trọng của các môn chuyên ngành với vấn đề lập nghiệp trong tương lai thông qua các cuộc giao lưu, trao đổi giữa sinh viên với cán bộ, giảng viên, các sinh viên đã thành danh, chuyên gia đến từ các khách sạn, nhà hàng có uy tín trong nành Du lịch.

Việc tổ chức các cuộc giao lưu trao đổi sẽ góp phần đắc lực cho nâng cao nhận thức. Trong các cuộc trao đổi các chuyên gia trong ngành Du lịch là tấm gương tốt cho sinh viên noi theo trong học tập và rèn luyện. Những chia sẻ kinh nghiệm, nhận xét của họ về nghề nghiệp đặc biệt các bài học rút ra từ thực tế công tác là lời khuyên bổ ích nhất cho sinh viên có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp. Các cựu sinh viên đã thành danh có thể chia sẻ kinh nghiệm học, kỹ năng rèn luyện tay nghề một cách chuyên nghiệp và thực tiễn. Thông qua các cuộc giao lưu sinh viên các chuyên ngành khác nhau chia sẻ với nhau về những tâm tư, nguyện vọng, những nhận định và kinh nghiệm trên phương diện là người học và là chủ nhân của ngành Du lịch trong tương lai.

- Sử dụng kết quả học tập các môn chuyên ngành làm một trong những tiêu chí để xét học bổng, xét thi đua, giới thiệu cơ sở thực tập và giới thiệu việc làm. Đây là biện pháp tích cực nhằm tạo động lực để sinh viên cố gắng, thi đua trong học tập. Trong biện pháp này cần phổ biến các tiêu chuẩn cụ thể về kỹ năng giao tiếp, kiến thức hiểu biết, năng lực thực hành môn học chuyên ngành, hệ số tính điểm trong việc xét học bổng, giới thiệu cơ sở thực tập tại các khách sạn liên doanh với nước ngoài.

- Tạo điều kiện cho sinh viên có tay nghề khá tham gia phục vụ các sự kiện lớn của đất nước, của ngành và nhà trường. Đây là cơ sở tạo động lực cho sinh viên thi đua học tập đặc biệt là khả năng rèn luyện tay nghề.

thực hành nghiệp vụ, các tổ bộ môn tiến cử các sinh viên có tay nghề khá phục vụ các sự kiện lớn của đất nước, ngành, nhà trường. Thông qua hoạt động này các em thêm có cơ hội thể hiện khả năng của bản thân, giao lưu học hỏi, tự hào về truyền thống đất nước, ngành cũng như uy tín của nhà trường, củng cố nhận thức và nâng cao trách nhiệm với nghề mà mình đã và đang theo đuổi.

- Tuyển chọn sinh viên có tay nghề cao, ngoại ngữ giỏi đi học tập tại nước ngoài theo các dự án tài trợ. Hàng năm nhà trường được các dự án tài trợ một số suất học bổng cho giảng viên, sinh viên đi học tập nâng cao ở nước ngoài. Nhà trường cần chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm phổ biến các tiêu chuẩn, cách thức tuyển chọn để sinh viên phân khởi, tích cực học tập, rèn luyện. Phòng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế cần phối hợp với các khoa, Phòng Quản lý học sinh – sinh viên tổ chức thi tuyển công khai, công bằng để lựa chọn đúng người theo yêu cầu của dự án.

- Xây dựng bầu không khí học tập tích cực cho sinh viên. Để học tập có hiệu quả nhà trường cần thường xuyên chỉ đạo các hoạt động sau:

+ Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tạp theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo tiếp thu tri thức của người học.

+ Phát động các phong trào thi đua học tập giữa các lớp, các khóa, các chuyên ngành.

+ Tổ chức các câu lạc bộ sinh viên theo chuyên ngành, các hoạt động ngoại khóa, các chuyến đi dã ngoại đến các điểm du lịch.

+ Mời các chuyên gia có tay nghề giỏi trực tiếp tham gia một số bài giảng thực hành, giao lưu và giải đáp các thắc mắc của sinh viên.

Để thực hiện tốt biện pháp này Phòng Quản lý học sinh – sinh viên phối hợp với các khoa xây dựng chương trình, dự toán kinh phí; Phòng Tài chính có kế hoạch kinh phí; Phòng Quản trị đời sống chuẩn bị cơ sở vật chất theo yêu cầu; Đoàn thanh niên phối hợp với các khoa phát động các phong trào và tổ chức triển khai các hoạt động.

3.2.3.2. Quản lý hoạt động học tập trên lớp, thực tập tại các cơ sở

a. Tăng cường quản lý hoạt động học tập trên lớp

Học tập trên lớp là hoạt động chính trong chương trình đào tạo của nhà trường. Quản lý tốt việc học trên lớp của sinh viên là điều kiện quan trọng đầu tiên có liên quan đến việc nâng cao chất lượng dạy học. Để học các môn chuyên ngành trên lớp có hiệu quả, nhà trường cần chỉ đạo tốt các vấn đề sau:

- Tổ chức cho sinh viên học tập quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục- Đào tạo, nội quy học tập và chương trình đào tạo của nhà trường. Ngay từ đầu năm học mới nhà trường tổ chức gặp gỡ, phổ biên các quy chế đào tạo, nội quy học tập để sinh viên nắm được các thể lệ, nguyên tắc quản lý, quyền lợi và nghĩa vụ học tập để từ đó xác định mục tiêu và động cơ học tập cho bản thân.

- Tổ chức các lớp học theo yêu cầu giảng dạy của từng chuyên ngành. Công tác tổ chức lớp học phải được coi trọng ngay từ đầu năm học, nhà trường cần chỉ đạo các khoa, các phòng có liên triển khai công tác tổ chức lớp học:

+ Sắp xếp số lượng sinh viên vừa đủ cho các lớp học thực hành (không xếp quá nhiều người ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy chuyên môn).

+ Lựa chọn cán bộ lớp, các tổ trưởng, kiện toàn tổ chức Đoàn thanh niên các lớp.

+ Phổ biến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ lớp, tổ trưởng và quy định quản lý lớp học.

+ Thông báo các quy định về đồng phục học thực hành, mua giáo trình, nguyên liệu học thực hành.

+ Phổ biến lịch học tập, lịch sinh hoạt lớp, tiến độ học từng học kỳ. - Triển khai việc quản ký học tập trên lớp của sinh viên. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý học tập, vì vậy nhà trường cần chỉ đạo sát sao việc chấp hành các quy định giảng dạy trên lớp đối với giáo

viên cũng như quản lý giờ lên lớp của sinh viên. Theo chúng tôi các vấn đề sau đây cần được triển khai:

+ Xây dựng nội quy phòng học. Nội quy cần quy định rõ trách nhiệm của giảng viên, sinh viên trong việc chấp hành giờ lên lớp, công tác chuẩn bị trước khi giảng dạy, trách nhiệm bảo quản tài sản trên tinh thần tự quản, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn....Nội quy này phải được thảo luận, quán triệt đến từng sinh viên trước khi ban hành chính thức, niêm yết công khai để thường xuyên nhắc nhở mọi người thực hiện.

+ Xây dựng nề nếp, cách thức giảng dạy và học tập đối với từng môn học chuyên ngành. Cách thức giảng dạy của các môn học phải được các tổ bộ môn xây dựng trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, lấy người học làm trung tâm, tạo điều kiện tối đa cho sinh viên được rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp, năng lực xử lý các tình huống có vấn đề, thể hiện khả năng của bản thân, tăng cường phối hợp nhóm để thực hiện mục tiêu của từng bài học. Đối với các môn học lý thuyết cần chỉ đạo cho sinh viên thực hiện các bài tập cá nhân kết hợp với bài tập nhóm và viết tiểu luận chuyên đề theo từng chương, từng vấn đề. Đối với các môn học thực hành cần chỉ đạo cho sinh viên luyện tập theo nhóm (thay vì luyện từng người như trước) để tận dụng thời gian rèn luyện cũng như sử dụng tối đa dụng cụ, thiết bị dạy học và tạo ra sự năng động sáng tạo trong xử lý tình huống, khả năng hỗ trợ cho nhau trong nhóm để giải quyết các nhiệm vụ được giao.

+ Tăng cường kiểm tra giám sát và đánh giá hoạt động dạy học. Để đánh giá sát thực và công bằng, nhà trường cần thành lập ban kiểm tra hoạt động dạy học. Thành phần của ban kiểm tra cần có đại diện của Phòng Đào tạo, phòng Quản lý học sinh – sinh viên, đại diện của các khoa. Ban kiểm tra xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của các lớp, khối học trong toàn trường, nội dung kiểm tra cần bám sát các quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội quy giảng dạy và học tập của nhà trường. Việc triển khai phải được quán triệt đến từng giảng viên, sinh viên để thống nhất quan điểm và cách thức thực hiện. Kết quả của kiểm tra phải được xem xét và là một trong những tiêu chí xếp loại thi đua, được đăng tin công khai

để động viên khuyến khích các lớp, sinh viên chấp hành tốt nội quy, kịp thời nhắc nhở các tập thể, cá nhân mắc sai phạm.

Để thực hiện có hiệu quả hoạt động này Phòng đào tạo kết hợp với Phòng Quản lý học sinh – sinh viên đề xuất, tham mưu cho lãnh đao nhà trường xây dựng kế hoạch, kết hợp với các khoa tổ chức thực hiện đảm bảo chu đáo và công bằng.

b. Quản lý hoạt động tham quan, thực tập tại các cơ sở

Tham quan, thực tập là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo của nhà trường. Hoạt động này gắn liền mật thiết với hoạt động giảng dạy các môn chuyên ngành. Thực hiện tốt công tác tham quan thực tập góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động này nhà trường cần tập trung chỉ đạo các vấn đề sau:

- Kiện toàn công tác tổ chức tham quan thực tập. Trước hết kiện toàn Ban chỉ đạo tham quan thực tập của nhà trường. Ban chỉ đạo gồm trưởng ban do đại diện Ban giám hiệu nhà trường đảm nhận, Phó Ban chỉ đạo phải là đồng chí Trưởng Phòng quản lý học sinh – sinh viên, ủy viên là đại diện Phòng Tài chính kế toán, các đồng chí trưởng các khoa có sinh viên tham quan, thực tập tại các doanh nghiệp. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo các khoa triển khai công tác tổ chức tham quan, thực tập. Để chỉ đạo thực hiện tốt hoạt động tham quan, thực tập Phòng Quản lý học sinh – sinh viên có trách nhiệm xây dựng và đề xuất kinh phí thưc hiện kế hoạch, các khoa đề xuất nội dung hướng dẫn thực tập cho từng chuyên ngành, Phòng Tài chính kế toán chuẩn bị kinh phí theo kế hoạch đã được duyệt.

- Chỉ đạo các hoạt động tham quan thực tập đi vào nề nếp. Công tác chỉ đạo nên tập trung vào các việc sau:

+ Tổ bộ môn tổ chức quán triệt nội quy thực tập, xác định tư tưởng cho sinh viên tầm quan trọng của công tác tham quan thực tập tại cơ sở. + Giáo viên chủ nhiệm phổ biến kế hoạch tham quan thực tập đến từng lớp, từng sinh viên.

+ Tổ bộ môn tổ chức cho sinh viên tham quan các doanh nghiệp tùy theo yêu cầu giảng dạy của từng chuyên ngành giúp cho sinh viên có nhận thức sơ bộ về ngành nghề mình sẽ theo học.

+ Phân công giảng viên dạy chuyên ngành liên hệ, theo dõi và hướng dẫn viết báo cáo thực tập. Các kế hoạch này phải được thảo luận và thông qua tổ bộ môn.

+ Tổ chức cám ơn các cơ sở thực tập và đón nhận sinh viên sau thực tập. + Tổ chức tiếp nhận kết quả thực tập và chấm báo cáo thực tập của sinh viên.

Để hoạt động tham quan thực tập của sinh viên tại các doanh nghiêp đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả sau thực tập Ban chỉ đạo đôn đốc và động viên các tổ chuyên môn theo dõi sát sao các kế hoạch thực tập đã đề ra.

- Tổ chức kiểm tra, theo dõi và đánh giá kết quả thực tập. Ban quản lý tham quan, thực tập căn cứ vào kế hoạch đã được triển khai để phân công các thành viên chỉ đạo, theo dõi và báo cáo tiến độ cũng như kết quả thực tập tại các cơ sở. Trong quá trình thực hiện nếu có các sự cố, các tình huống cụ thể cần kịp thời hội ý để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Kết quả thưc tập phải được đánh giá khách quan, tổng kết kịp thời và rút ra các bài học kinh nghiệm cho các kỳ thực tập sau.

- Duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ sở thực tập. Việc duy trì này rất cần thiết và thực sự bổ ích cho công tác đào tạo của nhà trường. Hàng năm nhà trường cần tổ chức gặp gỡ các doanh nghiệp để lắng nghe ý kiến phản hồi về hoạt động thực tập tại các cơ sở. Ngoài ra nhân dịp các sự kiện của nhà trường cần thiết mời các doanh nghiệp tham dự nhằm duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ sở kin doanh trong ngành Du lịch. Thông qua các cuộc tiếp xúc nhà trường cũng nắm được những điểm mạnh điểm yếu của sinh viên tại các cơ sở, nhìn nhận thực trạng chất lượng đào tạo của nhà trường. Các đóng góp quý báu của cơ sở góp phần giúp cho các tổ bộ môn, giảng viên xem xét lại bản thân, có tác dụng tích cực trong việc điều chỉnh, bổ sung những kiến thức chưa phù hợp với thực tế, rút kinh nghiệm trong giảng dạy giúp cho sinh viên tự tin hơn khi đến với doanh nghiệp.

3.2.3.3. Quản lý hoạt động tự học

Ngày nay trước những yêu cầu đổi mới sự nghiệp Giáo dục và đào tạo, việc ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực đồng nghĩa với phương pháp học tập mới của sinh viên. Để nâng cao chất lượng dạy học, cần tạo đièu kiện cho sinh viên học tập và rèn luyện trong môi trường sư phạm lành mạnh, giúp các em phát triển toàn diện. Việc đổi mới, cải tiến phương pháp học tập của sinh viên, phát huy vai trò tích cực, sáng tạo của sinh viên trong quá trình tiếp nhận, vận dụng tri thức, giúp cho các em nhận thức các vấn đề đa dạng và phức tạp của cuộc sống. Trong quá trình nhận thức sinh viên phải là chủ thể tích cực, nỗ lực và sáng tạo trong học tập, người thầy là cố vấn đắc lực, can thiệp, giải đáp thắc mắc, điều chỉnh, tổng kết nhận thức của sinh viên đúng lúc, đúng mức độ. Với yêu cầu dạy như trên, lãnh đạo nhà trường cần chỉ đạo các khoa, tổ bộ môn hướng sinh viên cách học hợp lý, khoa học và thiết thực. Các định hướng học tập cần thiết:

- Hướng dẫn sinh viên học cách học chủ động nghe giảng, ghi chép,

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)