Tầm quan trọng của các môn chuyên ngành trong hoạt

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 37)

8. Phương pháp nghiên cứu

1.4.2. Tầm quan trọng của các môn chuyên ngành trong hoạt

tạo ở các trường chuyên nghiệp

Trong hoạt động đào tạo môn chuyên ngành chiếm vi trí đặc biệt quan trọng. Tầm quan trọng của môn chuyên ngành được thể hiện một cách toàn diện trong cả quá trình đào tạo:

- Mục tiêu đào tạo của các trường chuyên nghiệp được thể hiện bằng kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học đối với nghề nghiệp được đào tạo, trong đó hoạt động dạy học môn chuyên ngành đóng vai trò quyết định.

- Thời lượng, nội dung giảng dạy môn chuyên ngành thường chiếm tỷ lệ cao nhất so với bất kỳ môn học nào trong chương trình đào tạo.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật đầu tư cho giảng dạy và học tập môn chuyên ngành chiếm tỷ lệ cao và thường được ưu tiên đặc biệt so với các môn học khác trong hoạt động giảng dạy của nhà trường.

- Môn thi tốt nghiệp cuối các khoá học phải là môn chuyên ngành. - Yêu cầu tuyển nhân viên tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ có liên qua mật thiết đến môn chuyên ngành.

Vì môn chuyên ngành có tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thống đào tạo chuyên nghiệp nên các trường rất chú trọng trong việc quản lý hoạt động giảng dạy các môn học này.

1.4.3. Đặc điểm giảng dạy các môn chuyên ngành.

Đặc điểm giảng dạy môn chuyên ngành xuất phát từ đặc điểm và mục tiêu phát triển kiến thức và kỹ năng của môn học này.

Về đặc điểm môn học: môn học được cấu trúc bởi hai học phần lý thuyết và thực hành song song tồn tại và hỗ trợ lẫn nhau.

Theo PGS-TS Trần Khánh Đức mục tiêu phát triển kiến thức và kỹ năng của đào tạo nghề nghiệp (trong đó có các môn chuyên ngành) được thể hiện trong bảng sau [ 12.tr 31]:

Bảng 1.1: Mục tiêu phát triển kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp

1 Biết Bắt chước

2 Hiểu Hình thành kỹ năng cơ bản

3 Vận dụng kiến thức hiểu biết để giải quyết một nhiệm vụ nhận thức.

Hình thành khả năng liên kết, phối hợp kỹ năng trong quy trình thực hiện một công việc hoặc một sản phẩm.

4 Hình thành năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá các vấn đề, sự vật, hiện tượng. Thể hiện mức độ àm chủ, hiẻu biết sâu sắc về kiến thức.

Hình thành các kỹ xảo lao động nghề nghiệp từ đơn giản đến phức tạp.

5 Phát triển, sáng tạo tri thức mới Sáng tạo kỹ năng, kỹ xảo mới

Với các đặc điểm và mục tiêu phát triển kiến thức trên, hoạt động giảng dạy môn chuyên ngành được thể hiện:

- Nội dung môn học: gồm hai phần (lý thuyết và thực hành) được biên soạn theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp, từ khái niệm dẫn đến nguyên tắc kỹ thuật, quy trình thực hiện, kỹ năng quản lý, điều hành, giám sát...

Nội dung các bài giảng cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, bảo đảm mối liên hệ và tính logic của các nội dung đào tạo, sát với thực tiẽn sản xuất - dịch vụ.[31,tr.63].

- Hình thức tổ chức giảng dạy: học phần lý thuyết được tổ chức theo lớp, học phần thực hành tổ chức theo nhóm để hình thành và rèn luyện kỹ năng, "tạo lập môi trường học tập thuận lợi (phòng học, trang thiết bị, bầu không khí tâm lý, quan hệ giao tiếp, chế độ lên lớp hoặc nghỉ ngơi...)".[31,tr.64].

- Phương pháp giảng dạy: Lựa chọn và sử dụng phối hợp nhiều phương pháp đào tạo thích hợp với tư tưởng lấy học viên làm trung tâm, tích cực hoá hoạt động của học viên, hình thành ở học viên các phương pháp học tập hợp lý và có hiệu quả, đặc biệt tạo điều kiện cho người học viên học tập, học tập độc lập. [31,tr.64].

- Hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá: các kiến thức hiểu biết được tổ chức theo hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp phải được dánh giá theo phương pháp kiểm tra thực hành.

1.4.4. Đặc điểm học tập các môn chuyên ngành

Đặc điểm học tập môn chuyên ngành có liên quan trực tiếp đến đặc điểm giảng dạy của nó. Cụ thể:

- Nội dung học tập: là tập hợp các khái niệm, nguyên tắc, quy phạm, quy trình, các kiến thức quản lý và điều hành...chuyên sâu về nghề nghiệp được sắp xếp theo logic của môn học.

- Hình thức học tập: được tổ chức theo lớp hoặc nhóm tuỳ theo mục đích, yêu cầu cầu từng bài học. Đối với các môn chuyên ngành yêu cầu hiểu biết sâu, kỹ năng cao, hình thức tự học, tự rèn luyện đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình học tập của người học.

- Phương pháp học tập: để hiểu sâu, biết rộng và hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp người học phải áp dụng các phương pháp học tập khác nhau một cách linh hoạt, tuy nhiên các phương pháp chủ đạo trong quá trình học tập thường là thảo luận nhóm, làm bài tập, đóng vai, rèn luyện các kỹ năng thực hành.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH TẠI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI

2.1. Đặc điểm hoạt động đào tạo ở Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

2.1.1. Khái quát về Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (Hanoi Tourism College - HTC) tiền thân là Trường Công nhân khách sạn du lịch được thành lập ngày 24/07/1972. Tính đến nay, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã trải qua 35 xây dựng và phát triển với các giai đoạn sau:

2.1.1.1. Giai đoạn 1972 - 1997

- Ngày 24/07/1972: thành lập Trường Công nhân khách sạn du lịch theo Quyết định số 1151/CA/QĐ của Bộ trưởng Bộ Công an. Đây là trường quốc gia đầu tiên của ngành Du lịch Việt Nam, có chức năng đào tạo công

nhân kỹ thuật buồng, bàn, bếp và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên của Ngành.

- Tháng 06/1984: Trường được đổi tên thành Trường Du lịch Việt Nam.

- Ngày 21/08/1995: thành lập Trường Du lịch Hà Nội trên cơ sở sát nhập Khách sạn Hoàng Long (trực thuộc Công ty Du lịch Hà Nội) vào Tr- ường Du lịch Việt Nam để tổ chức thí điểm mô hình Trường - Khách sạn.

Trong giai đoạn này Trường vẫn giữ chức năng chủ yếu là đào tạo công nhân phục vụ trong khách sạn.

2.1.1.2. Giai đoạn 1997 - 2003

- Ngày 24/07/1997: Trường được nâng cấp thành Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Hà Nội theo Quyết định số 239/QĐ-TCDL của Tổng cục Du lịch.

- Chức năng của Trường được mở rộng hơn trước, bao gồm đào tạo mới hệ trung cấp (2 năm), hệ học nghề (1 năm) cho các nghiệp khách sạn du lịch và bồi dưỡng công chức, cán bộ quản lý công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng theo yêu cầu.

2.1.1.3. Giai đoạn 2003 đến nay

- Ngày 27/10/2003 Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội theo Quyết định số 5907/QĐ-BGD&ĐT-TCCB của Bộ tr- ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường được phép đào tạo đa ngành, đa hệ, đa cấp bậc.

- Về quản lý nhà nước, Trường là đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch. Về công tác đào tạo, Trường chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Bên cạnh việc phát huy nội lực, trong xu hướng hội nhập khu vực và thế giới, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội luôn mở rộng mối quan hệ, liên kết với các tổ chức, cơ sở đào tạo quốc tế trong lĩnh vực du lịch - khách sạn. Đến nay, Nhà trường đã thiết lập quan hệ hợp tác với trên 30 trường trên thế giới

Bỉ); Trường Du lịch LH-Dierkirch (Luxembourg); Học viện Du lịch Quế Lâm, Đại học Công nghệ Quế Lâm, Đại học Bách Khoa Hồng Công, Học viện Du lịch Ma Cao (Trung Quốc), Trường Du lịch Cao Hùng (Đài Loan); Trường Du lịch SHATEC (Singapore); Học viện Du lịch Bali (Indonesia)... Đặc biệt, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã tham gia và trở thành thành viên của Mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo du lịch khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APETIT) từ năm 1999.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường

2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường

Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Trường được Tổng cục Du lịch quy định tại Quyết định số 493/QĐ-TCDL ngày 25/12/2003 về tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội như sau:

- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình Cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong các lĩnh vực du lịch, khách sạn và liên quan;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ quản lý du lịch, khách sạn thuộc mọi thành phần kinh tế, liên kết với nước ngoài để tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao;

- Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.2.2. Các hệ đào tạo

Hiện nay, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội tổ chức đào tạo các hệ và ngành nghề sau:

* Hệ Cao đẳng

Thời gian đào tạo 03 năm (36 tháng), gồm 02 ngành và 06 chuyên ngành:

Ngành 1: Quản trị kinh doanh có 05 chuyên ngành: Quản trị kinh

doanh khách sạn, quản trị kinh doanh nhà hàng, quản trị chế biến món ăn, quản trị kinh doanh lữ hành tài chính - kế toán du lịch.

* Hệ Trung cấp chuyên nghiệp

Thời gian đào tạo 02 năm (24 tháng), gồm 06 chuyên ngành đào tạo: Nghiệp vụ lễ tân khách sạn, nghiệp vụ lu trú du lịch, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ lữ hành - hướng dẫn du lịch, kỹ thuật chế biến món ăn, kế toán du lịch - khách sạn.

* Hệ Trung cấp nghề

Thời gian đào tạo 01 năm (12 tháng), gồm 08 chuyên ngành đào tạo: Nghiệp vụ lễ tân khách sạn, nghiệp vụ lễ tân văn phòng, nghiệp vụ lưu trú du lịch, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ khách sạn, nghiệp vụ pha chế đồ uống, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật chế biến bánh.

* Hệ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn

Thời gian từ 01 tuần - 03 tháng, gồm các chuyên ngành: Quản lý Nhà nước về du lịch, quản lý kinh doanh du lịch - khách sạn, quản lý kinh doanh lữ hành, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, quản lý nhà hàng, bếp trưởng.

Bên cạnh những hệ đào tạo chính quy đã nêu ở trên, Nhà trường còn tổ chức đào tạo hệ vừa làm vừa học, hệ liên thông từ Trung cấp chuyên nghiệp lên Cao đẳng và liên kết đào tạo liên thông từ Cao đẳng lên Đại học với một số trường Đại học.

2.1.2.3. Quy mô đào tạo năm học 2005 - 2006 * Tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

Bảng 2.1: Quy mô đào tạo tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm học 2005 - 2006

TT Hệ đào tạo Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Tổng số

HS Lớp HS Lớp HS Lớp HS Lớp

1 Cao đẳng 616 11 462 10 85 3 1163 24

2 Trung cấp

chuyên nghiệp 1145 25 968 22 0 0 2113 47

vừa học

5 Tổng cộng 2896 59 1430 32 85 3 4411 94

(Nguồn: Phòng Đào tạo, năm học 2005 - 2006)

Đồ thị 2.1: Các hệ đào tạo tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội năm học 2005 - 2006 Tổng số 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 Cao đẳng Trung cấp chuyên nghiệp Trung cấp nghề Vừa học vừa làm Tổng số Tổng số

* Tại địa phương và liên kết đào tạo

Bảng 2.2: Quy mô đào tạo tại địa phương và liên kết đào tạo năm học 2005 - 2006

TT Hệ đào tạo Năm thứ 1 Năm thứ 2 Tổng số

HS Lớp HS Lớp HS Lớp

1 Cao đẳng liên thông 115 3 0 0 115 3

2 Trung cấp chuyên nghiệp 390 8 362 9 752 17

3 Trung cấp nghề 1600 40 0 0 1600 40

5 Tổng cộng 2105 51 793 16 2898 71

(Nguồn: Phòng Đào tạo, năm học 2005 - 2006)

Đồ thị 2.2: Quy mô đào tạo tại địa phương và liên kết đào tạo năm học 2005 - 2006 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Cao đẳng Trung cấp chuyên nghiệp Trung cấp nghề Vừa học vừa làm Tổng cộng Series1

2.1.3. Đặc điểm đối tượng đào tạo của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội

2.1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức nghề nghiệp

Lực lượng sinh viên của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội bao gồm hai đối tượng cơ bản: học sinh phổ thông và cán bộ - công nhân đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch.

- Học sinh phổ thông: là những học sinh đã tốt nghiệp phổ thông trung học, không đủ điều kiện vào các trường đại học, tuổi đời còn trẻ, phần lớn hiểu được sự hạn chế năng lực của bản thân, nhận thức được yêu cầu nghề nghiệp, yên tâm học tập để lập nghiệp trong tương lai, có động cơ phấn đấu tu dưỡng. Bên cạnh đó một số học sinh đã nhập học nhưng chưa thật sự yên tâm vì các lý do khác nhau: chưa hiểu biết rõ nghề nghiệp sẽ theo học, tạm thời không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, có điều kiện ôn thi đại học, chưa xác định được động cơ học tập, thái độ học tập chưa thật sự nghiêm túc...Đây là một trong những trở ngại lớn trong việc quản lý sinh viên cũng như triển khai các hoạt động giảng dạy của Nhà trường.

- Cán bộ - công nhân đi học: là những người đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ. Trong số đó một số chưa từng qua các lớp nghiệp vụ, một số đã được đào tạo các hệ nghề hoặc trung học chuyên nghiệp muốn được học bổ sung kiến thức mới và nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu cho công việc thực tế, có động cơ học tập tích cực, tuy nhiên do thời gian eo hẹp (vì phải vừa học vừa làm), khả năng tiếp thu cái mới có hạn. Vì vậy việc biên soạn các bài giảng, áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đòi hỏi phải rất linh hoạt, phù hợp với điều kiện thức tế của từng đối tượng cụ thể. Để thực hiện tốt vấn đề này đồi hỏi cán bộ quản lý giáo dục cũng như giảng viên phải có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, yêu người.

2.1.3.2. Cơ cấu cấp học

Hàng năm công tác tuyển sinh được nhà trường hết sức quan tâm. Việc lựa chọn chất lượng đầu vào góp phần quan trọng quyết định đến chất lượng đầu ra. Kết quả tuyển sinh tại trường các năm học được thể hiện qua bảng 2.3.

Bảng 2.3: Kết quả tuyển sinh theo hệ đào tạo tại Trường Cao Đẳng Du lịch Hà Nội Năm tuyển sinh Tổng số Hệ nghề Trung học Cao đẳng Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ %

2002 2.756 1.572 57,0 % 1.184 43,0 %

2003 2.523 1.316 52,2 % 1.207 47,8 %

2004 2.520 1.202 47,7 % 1.206 47,8 % 112 4,5 %

2005 2.750 1.206 43,8 % 1.032 37,5 % 512 18,7 %

2006 2.406 738 30,7 % 1.137 47,2 % 531 22,1 %

(Nguồn: Phòng Đào tạo 2007)

Đồ thị 2.3. Kết quả tuyển sinh theo hệ đào tạo tại Trường Cao Đẳng Du lịch Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2006

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 Hệ nghề 1572 1316 1202 1206 738 Trung học 1184 1207 1206 1032 1137 Cao đẳng 0 0 112 512 531 Năm học 2001-2002 Năm học 2002-2003 Năm học 2003-2004 Năm học 2004-2005 Năm học 2005-2006

Theo kết quả tuyển sinh vào trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội những năm gần đây chúng ta thấy cơ cấu học sinh có nguyện vọng theo học tại trường có sự biến động lớn: lượng sinh viên theo học khối cao đẳng tăng dần,

cầu mới của xã hội, đòi hỏi các nhà quản lý phải có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng giảng viên, đáp ứng với yêu cầu thực tại trong từng thời kỳ phát triển của ngành.

2.1.3.3. Cơ cấu học sinh theo vùng, miền

Học sinh sinh viên theo học tại trường phần lớn đến từ các tỉnh phía Bắc, chủ yếu là học sinh nông thôn (ít học sinh thành thị), trình độ dân trí chưa cao, khả năng ngoại ngữ có hạn, chưa quen với đời sống đô thị, chưa

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)