Nhóm các biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 88)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Nhóm các biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và

giảng viên về vai trò của quản lý hoạt động dạy - học

Nhận thức đúng vai trò của quản lý hoạt động day – học đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên là tiền đề cho sự thành công trong triển khai các hoạt động dạy học tại các trường.

Việc nâng cao nhận thức về vai trò của quản lý hoạt động dạy – học giúp cho cán bộ quản lý, giảng viên xác định rõ trách nhiệm của mỗi người (ở cương vị được giao) có hướng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân, góp phần vào sự phát triển chung của nhà trường.

* Nội dung của biện pháp

Việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên về vai trò của quản lý hoạt động dạy học tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện các nội dung sau:

- Tổ chức cho cán bộ, giảng viên học tập để hiểu sâu sắc về nội dung và tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động dạy – học trong điều kiện hoà nhập.

- Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ nâng cao nhận thức, trách nhiệm quản lý hoạt động dạy – học cho cán bộ, giảng viên.

- Tuyên truyền và vận động cán bộ, giảng viên thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động dạy - học.

* Cách thức tiến hành biện pháp

3.2.1.1. Tổ chức cho cán bộ, giảng viên học tập để hiểu sâu sắc về nội dung và tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động dạy – học trong điều kiện hoà nhập.

Đối với vấn đề tổ chức học tập để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên cần thiết thực hiện các biện pháp sau:

- Tổ chức các lớp học ngắn hạn với nội dung quản lý giảng dạy, học tập cho các đối tượng cán bộ quản lý giáo dục (trưởng/phó các khoa, tổ bộ môn, giáo vụ khoa, cán bộ các phòng, ban) và giảng viên để mọi người hiểu rõ nội dung và tầm quan trọng của công tác quản lý dạy và học trong bối cảnh nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội.

- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giảng viên tham gia các khoá học quản lý giáo dục trình độ đại học và sau đại học nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về lĩnh vực này, áp dụng các kiến thức đã học một cách sáng tạo vào điều kiện giảng dạy và quản lý hoạt động dạy – học tại trường. Đối với cán bộ lãnh đạo các khoa, tổ bộ môn và cán bộ trực tiếp quản lý hoạt động dạy – học việc học tập phải là nghĩa vụ.

- Tổ chức cho cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên có thành tích trong giảng dạy các cuộc giao lưu, tham quan, học hỏi các trường có kinh nghiệm và uy tín quản lý giảng dạy trong và ngoài ngành du lịch. Thông qua các hoạt động trên mọi người có cơ sở để nâng cao được nhận thức về hoạt động quản lý dạy – học, khơi dậy lòng yêu nghề và có trách nhiệm với nghề.

3.2.1.2. Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ nâng cao nhận thức, trách nhiệm quản lý hoạt động dạy – học cho cán bộ, giảng viên

- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề quản lý dạy và học cho toàn thể cán bộ, giảng viên.

- Tổ chức sinh hoạt thường kỳ với chủ đề quản lý giảng dạy, học tập. Hoạt động này phải được thực hiện thường xuyên thông qua các cuộc họp giao ban cán bộ chủ chốt của nhà trường, các cuộc sinh hoạt chuyên môn hàng tháng tại các khoa, tổ bộ môn.

- Tổ chức cho giảng viên và sinh viên đóng góp cho công tác quản lý giảng dạy của nhà trường.

- Hàng năm vào các dịp 20 tháng 11, Đại hội công nhân viên chức, Đại hội công đoàn nhà trường, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần thiết có sự phối hợp các phòng, ban, khoa tổ chức các đợt thi đua với các chủ đề thiết thực có tác động tích cực đến thành tích giảng dạy và học tập, công tác quản lý dạy học, tổ chức các cuộc tìm hiểu về vai trò, nhiệm vụ của người giảng viên trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1.3. Tuyên truyền và vận động cán bộ, giảng viên thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động dạy - học.

- Nội quy, quy chế và các quy định về quản lý giảng dạy phải được phổ biến rộng khắp, ban hành bằng văn bản để cán bộ quản lý, giảng viên thường xuyên theo dõi và thực hiện.

- Mục tiêu, nhiệm vụ giảng dạy từng năm học phải được in thành văn bản, tổ chức phổ biến đến từng cá nhân để mọi người chủ động thực hiện hiệu quả đối với điều kiện cụ thể của từng người.

+ Thường xuyên đưa các thông tin kết quả quản lý giảng dạy, các thành tích của cá nhân, tập thể trong hoạt động giảng dạy và học tập lên trang web, lên các bảng tin nội bộ của nhà trường, tạp chí chuyên ngành (nếu được) để kịp thời động viên, khuyến khích các gương người tốt, việc tốt trong giảng dạy và học tập.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy, học tập các môn chuyên ngành tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)