Giải pháp về tăng cường ý thức pháp luật và sự tuân thủ pháp

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 85)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.4.Giải pháp về tăng cường ý thức pháp luật và sự tuân thủ pháp

luật trong nhân dân

Ý thức pháp luật của nhân dân có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định của Tòa án. Vì khi nhân dân có ý thức pháp luật cao họ sẽ luôn có ý thức tuân thủ thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, sử dụng đúng các quy định của pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp của mình. Để nâng cao

ý thức pháp luật trong nhân dân bên cạnh tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo đồng bộ, khoa học, có tính thực tiễn cao, thì cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là các văn bản pháp luật có liên quan đến việc thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án.

Tiếp tục kiện toàn, đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp và hoạt động của các cơ quan có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Cần bố trí một khoản ngân sách cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; trợ giá các loại sách, tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hoặc phát miễn phí các loại sách và tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, nhất là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng các chuyên mục, chuyên trang về pháp luật với hình thức phong phú, sinh động; tăng thời lượng nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng tiếng Việt và tiếng các dân tộc thiểu số.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân chủ động và tích cực phối hợp với các cơ quan nhà nước thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đoàn viên, hội viên, cộng tác viên; giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhất là các cơ quan, cá nhân có liên quan trực tiếp đến việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án để kiến nghị xử lý những trường hợp vi phạm.

Đổi mới các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật: Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về phổ biến pháp luật; đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy pháp luật ở trong các nhà trường; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên luật và giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân ở các trường phổ thông; thường xuyên

tổ chức nghiên cứu, rút kinh nghiệm về các phương pháp giáo dục pháp luật trong và ngoài nước để có những giải pháp giáo dục pháp luật hiệu quả hơn. Xuất bản các tài liệu phổ thông về pháp luật; sử dụng hệ thống đài truyền thanh ở cơ sở, tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn…, đa dạng cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật như tăng cường xuất bản và phát hành sách hỏi đáp pháp luật (kể cả sách song ngữ), tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hoà giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo… Củng cố, tăng cường đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và tạo những điều kiện, môi trường thuận lợi để đội ngũ này làm tốt nhiệm vụ.

Kết luận chương 3

Thời gian qua, cùng với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định của Tòa án đã đạt được những kết quả quan trọng. Hầu hết, các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật đã được thi hành nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức và công dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được thi hành nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định. Nguyên nhân của hạn chế trong việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án là do những bất cập trong các quy định của pháp luật liên quan đến công tác thi hành án dân sự và những khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện pháp luật thi hành án dân sự. Để nâng cao hiệu quả thi hành các bản án, quyết định của Tòa án cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sử dụng đồng bộ các biện pháp từ hoàn thiện pháp luật đến tổ chức thực hiện pháp luật. Phải xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến thi hành án dân

sự, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thi hành án. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự một cách sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân để nhân dân đồng tình, tôn trọng và tự giác nghiêm chỉnh thực hiện các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tập trung chỉ đạo các án tồn đọng lớn, phức tạp, kiên quyết xử lý nghiêm minh những đối tượng không chấp hành án, không thi hành án, cản trở việc thi hành án. Thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác thi hành án dân sự. Xây dựng đội ngũ cán bộ Tòa án, Thi hành án đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Chú trọng thực hiện các giải pháp tăng cường ý thức pháp luật và sự tuân thủ pháp luật trong nhân dân.

KẾT LUẬN

Bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định của Tòa án là một nội dung quan trọng của hoạt động Nhà nước. Đặc biệt, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vai trò pháp chế luôn được đề cao, pháp luật được đảm bảo thực hiện. Pháp chế đòi hỏi phải chấp hành nghiêm chỉnh các phán quyết nhân danh công lý mà Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền đã tuyên. Thông qua việc thi hành những bản án, quyết định của Tòa án quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân được bảo vệ, công bằng xã hội được bảo đảm, công lý được thực thi trên thực tế, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế XHCN, tăng cường hiệu lực hiệu quả của bộ máy Nhà nước. Việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án kém hiệu quả sẽ làm vô hiệu hóa toàn bộ hoạt động của các cơ quan tố tụng ở giai đoạn trước, gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào tính nghiêm minh của pháp luật. Do đó, nguyên tắc bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định của Tòa án là một nguyên tắc cơ bản được pháp luật nước ta ghi nhận. Thời gian qua việc thực hiện nguyên tắc này đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định của Tòa án thời gian qua vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục. Trong phạm vi luận văn này với những suy nghĩ bước đầu trên cơ sở nhận thức về lý luận và thực tiễn thực hiện nguyên tắc bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định của Tòa án theo quy định pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, tác giả đã kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nguyên tắc này trong thời gian tới, chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong muốn các thầy cô giáo, các nhà khoa học, những nhà thực tiễn thi hành án dân sự và các cơ quan có thẩm quyền quan tâm nghiên cứu cho những ý kiến quý báu để lần nghiên cứu sau của tác giả đạt được kết quả cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Công Bình (2000), Một số ý kiến về thi hành án dân sự, Báo cáo tại hội thảo: Tư pháp dân sự, Viện Nhà nước và pháp luật tổ chức từ ngày 15-16/10/2000.

2. Bộ Tư pháp (2003), Báo cáo số 10/BC-THA về một số tồn tại trong công tác thi hành án dân sự và giải pháp, kiến nghị.

3. Bộ Tư pháp - Bộ Công an (2012), Thông tư liên tịch số 03/TTLT-BTP-BCA Quy định cụ thể việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong thi hành án dân sự

4. Bộ Tư pháp - Bộ Quốc Phòng (2011), Thông tư liên tịch số 24/TTLT- BTP-BQP về hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động của thi hành án dân sự.

5. Bộ Tư pháp (1994), Một số quy định của pháp luật Mỹ về thi hành án, Hà Nội.

6. Chính phủ (1993), Nghị định 30/CP quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên

7. Chính phủ (2004), Nghị định 164 - CP ngày 14/9 về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án.

8. Chính phủ (2005), Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11/4 về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự, Hà Nội.

9. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn), Sơ kết 2 năm thực hiện Luật Thi hành án dân sự.

10. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn) Tổng cục Thi hành án dân sự, Báo cáo tổng kết công tác thi hành án dân sự năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011

11. Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Tố tụng Dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

12. Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Thi hành án dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2-1 của Bộ Chính trị về một số vấn đề trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp từ nay đến năm 2020, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Lê Thu Hà (2011), Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia sự thật tr. 100, 125, 172

18. Lê Thu Hà (2006), Thi hành án khó hơn xét xử, nghiên cứu lập pháp, số chủ đề Hiến kế lập pháp số 11 – 2006 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19. Lê Thu Hà (2007), Đổi mới công tác lập pháp nhìn từ việc thực thi pháp luật, nghiên cứu lập pháp, số 24 - 2007

20. Lê Thu Hà (2008), Không thể phân loại Chấp hành viên, nghiên cứu lập pháp, số 11 - 2008

21. Lê Thu Hà, Hoạt động đào tạo Chấp hành viên phục vụ yêu cầu cải cách tư pháp, nghề luật, số chuyên đề kỷ niệm 10 năm thành lập Học viện Tư pháp năm 2008

22. Lê Thu Hà, Tổ chức cơ quan Thi hành án trong điều kiện thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, nghiên cứu lập pháp, số 15 – 2008.

23. Bùi Xuân Khánh (2002), Một số ý kiến về thủ tục thi hành án dân sự - kinh tế của Việt Nam từ cách tiếp cận của Luật so sánh, tài liệu Hội thảo "Đổi mới tư pháp dân sự trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi", Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật.

24. Nguyễn Công Long (2002), Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

25. Nguyễn Đình Lộc (2000), Cần thực hiện chế độ dưỡng liêm cho thẩm phán, Báo Pháp luật, ngày 09-01.

26. Nhật Bản, Luật thi hành án dân sự (Luật sửa đổi số 91 năm 1989 Bản dịch tại Hội thảo Luật thi hành án dân sự Nhật Bản, Hà Nội ngày 11/11/1998).

27. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

28. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

29. Quốc hội (1981), Luật 3/LCT/HĐNN7 ngày 3/7 về Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội

30. Quốc hội (2004), Luật 24/QH11 ngày 15/6 về Tố tụng Dân sự

31. Quốc hội (2008), Luật 26/2008/QH12 ngày 14/11, Luật thi hành án dân sự, Hà Nội

32. Lê Minh Tâm (2001), Thử bàn mấy vấn đề lý luận về thi hành án, Tạp chí Luật học, số 2/2001.

33. Lê Xuân Thân (2004), Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

34. Thông tấn xã Việt Nam (2006), Thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Cán bộ thẩm phán phải vừa giỏi chuyên môn, vừa có tâm, có đức, Báo Nhân dân, số 18654.

35. Thủ tướng Chính phủ (2001), Chỉ thị số 20/TTg ngày 11/9 về việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự

36. Nguyễn Thanh Thủy, Hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự, Luận văn Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

37. Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy, Báo cáo tổng kết hoạt động xét xử từ năm 2005 đến 2010

38. Lê Anh Tuấn (2004), Đổi mới thủ tục thi hành án dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

39. Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 2003, tr. 694

40. Đào Trí Úc (2003), Quan niệm về giám sát việc thực hiện quyền lực Nhà nước và các cơ chế thực hiện giám sát, Nhà nước và Pháp luật, (6), tr. 3-7. 41. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1989), Pháp lệnh thi hành án dân sự năm

1989, Hà Nội

42. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1993), Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993, Hà Nội

43. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, Hà Nội

44. Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2005), Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới, Báo cáo phúc trình đề tài cấp Nhà nước độc lập, Hà Nội.

45. Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2001), Xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Thông tin khoa học pháp lý, số 8/2001.

46. Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2002), Vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài và quyết định của Trọng tài nước ngoài, Thông tin khoa học pháp lý, số 2/2002. 47. Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2002), Một số vấn

đề về tổ chức và hoạt động thi hành án hiện nay, Thông tin khoa học pháp lý, số 6/2002.

48. Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2002), Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động thi hành án hiện nay, Thông tin khoa học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 85)