7. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện nguyên tắc bảo
vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, còn nhiều bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được thi hành nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật. Có một số trường hợp khi giải quyết vụ việc dân sự Toà án không áp các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho việc thi hành án, một số bản án, quyết định còn có sai sót dẫn đến những khó khăn trong quá trình thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Một số cơ quan, tổ chức, được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định chưa thực hiện đầy đủ, đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cá biệt có trường hợp còn can thiệp trái pháp luật vào quá trình thi hành các bản án, quyết định của Tòa án hoặc gây cản trở khó khăn cho cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên trong việc tổ chức thi hành án…ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành các bản án, quyết định của Tòa án.
3.1.2. Những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án
3.1.2.1 Những vướng mắc, bất cập về mặt pháp luật
Một số quy định của pháp luật liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định dân sự của Tòa án còn có bất cập như:
Theo quy định tại Điều 44 Luật Thi hành án dân sự thì: “ Trường hợp chủ động ra quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần
thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chủ động ra quyết định thi hành án hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của người được thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành việc xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay.
Việc xác minh phải được lập thành biên bản, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh”. Tại khoản 1, Điều 6, Nghị định số 74/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án có trách nhiệm cung cấp thông tin khi người được thi hành án hoặc người đại diện theo ủy quyền của người được thi hành án ủy quyền có yêu cầu. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đó từ chối cung cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”. Tuy nhiên, trong thực tế, để người được thi hành án xác minh được điều kiện thi hành án là vấn đề rất khó khăn, vì phần lớn người được thi hành án (nhất là đối với việc thi hành án về phần nghĩa vụ dân sự trong các bản án hình sự) chủ yếu là những người nông dân, người có trình độ văn hóa thấp, thậm chí không biết chữ… sự hiểu biết pháp luật của họ còn hạn chế, khả năng thực hiện nghĩa vụ xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án rất hạn chế. Trong khi đó, tài sản, nguồn thu nhập của người phải thi hành án là rất khó xác định. Hơn nữa, đa số người phải thi hành án thường có hành vi tẩu tán tài sản, che dấu nguồn thu nhập, thay đổi chỗ ở, tìm mọi cách
để chầy ỳ, trốn tránh nghĩa vụ phải thi hành án... Mặt khác, tài sản, tài khoản, nguồn thu nhập là bí mật thông tin của cá nhân được pháp luật bảo vệ, không thể tùy tiện cung cấp, chỉ được phép cung cấp khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Vì thế cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án thường từ chối cung cấp thông tin cho người được thi hành án, mà không có cơ sở để xử lý, nếu bị xử lý thì cơ quan nào có thẩm quyền xử lý, chế tài xử lý ra sao. Chưa có văn bản nào qui định cụ thể. Khi không thể tự mình xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành thì người được thi hành án có quyền yêu cầu Chấp hành viên, cơ quan Thi hành án xác minh điều kiện thi hành án của người thi hành án trong trường hợp người được thi hành án chứng minh đã áp dung mọi biện pháp mà không thể xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Tuy nhiên, do sự thiếu phối hợp của các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin như: không cung cấp kết quả xác minh mà không có văn bản trả lời và nêu rõ lý do, không ký nhận văn bản yêu cầu cung cấp kết quả xác minh của người được thi hành án… Vì vậy, người được thi hành án không có cơ sở để yêu cầu Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự tiến hành xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Do không xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án nên nhiều bản án, quyết định của Tòa án không thi hành được, hiệu lực bản án, quyết định của Tòa án không được bảo đảm.
Bất cập về quy định người phải chịu chi phí cưỡng chế và các loại phí cưỡng chế thi hành án: Theo Quy định tại Điều 73 Luật Thi hành án dân sự thì người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án đó là: “Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án; chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án; chi phí cho việc định
giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này; chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án; chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ; tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án.
Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây: Chi phí xác minh theo quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này; chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá; một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.
Ngân sách Nhà nước trả chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau đây: Định giá lại tài sản khi có vi phạm quy định về định giá; chi phí xác minh điều kiện thi hành án trong trường hợp chủ động thi hành án quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này; chi phí cần thiết khác theo quy định của Chính phủ; trường hợp đương sự được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật.
Chấp hành viên dự trù chi phí cưỡng chế và thông báo cho người phải thi hành án biết ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày cưỡng chế đã được ấn định, trừ trường hợp cần thiết phải cưỡng chế ngay. Chi phí cưỡng chế thi hành án được tạm ứng từ ngân sách Nhà nước. Các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án được thanh toán theo mức chi thực tế, hợp lý do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự duyệt theo đề xuất của Chấp hành viên. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi tổ chức việc thi hành án thực hiện xét miễn, giảm các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án. Chi phí cưỡng chế thi hành án
do đương sự nộp hoặc được khấu trừ vào tiền thu được, tiền bán đấu giá tài sản kê biên, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. Sau khi xử lý tài sản hoặc thu được tiền, Chấp hành viên phải làm thủ tục hoàn trả ngay các khoản tiền đã tạm ứng trước đó”. Với những quy định như trên thì theo TS Lê Thu Hà “Cùng với việc quá nhiều loại tiền phải nộp đi liền với rất nhiều thủ tục phải thực hiện, con đường tiếp cận công lý của người được thi hành án ngày càng trở nên gian nan, gập ghềnh, sẽ có khả năng làm nản lòng người dân trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện các bản án, quyết định của Tòa án” [17]
Vướng mắc trong việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án: Điều 59 Luật Thi hành án dân sự quy định: “Trường hợp theo Bản án, Quyết định mà một bên được nhận tài sản và phải thanh toán cho người khác giá trị tài sản họ được nhận, nhưng tại thời điểm thi hành án, giá trị tài sản thay đổi và một trong các bên đương sự có yêu cầu định giá lại tài sản đó thì tài sản được định giá theo quy định tại Điều 98 Luật Thi hành án dân sự”. Theo quy định trên, nếu Chấp hành viên tiến hành định giá lại tài sản và giải quyết việc thi hành án theo giá trị tài sản mới không đúng với nội dung bản án, quyết định thi hành án (trừ trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được về giá tài sản và giải quyết việc thi hành án theo giá đã thỏa thuận) thì trái với quy định tại Điều 4 Luật Thi hành án dân sự về bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án và Khoản 2, Điều 20 Luật Thi hành án dân sự về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên là phải thi hành đúng nội dung bản án, quyết định đã tuyên.
Vướng mắc do quy định giữa Luật Thi hành án dân sự và Bộ Luật Tố tụng Dân sự chưa đồng bộ về việc khởi kiện yêu cầu Tòa án xác định quyền sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để đảm bảo thi hành án và quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về bán đấu
giá tài sản: Theo Khoản 1, Điều 74 Luật Thi hành án dân sự quy định: “Trước khi cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất, Chấp hành viên phải thông báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế. Chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu chủ sở hữu chung không khởi kiện thì người được thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Toà án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để bảo đảm thi hành án”. Đồng thời, khoản 1 Điều 102 Luật Thi hành án dân sự quy định: “Đương sự, Chấp hành viên có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản”. Tuy nhiên, trên thực tế trước khi tiến hành cưỡng chế tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, Chấp hành viên đã thông báo cho các chủ sở hữu chung khởi kiện ra Toà án, nhưng họ không khởi kiện thì theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, người được thi hành án hoặc Chấp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để đảm bảo thi hành án và Tòa án phải có trách nhiệm thụ lý giải quyết theo đúng quy định tại khoản 4, Điều 179 Luật Thi hành án dân sự, nhưng nhiều Tòa án không thụ lý vì Bộ Luật tố tụng dân sự không qui định Chấp hành viên hoặc người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung với người khác và không quy định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc trên. Như vậy, quy định giữa Luật Thi hành án dân sự và Bộ Luật tố tụng dân sự có sự chồng chéo, chưa đồng bộ, nên quy định tại khoản 1, Điều 74 và khoản 4, Điều 179 Luật Thi hành án dân sự chưa áp dụng được trên thực tế. Do đó, Chấp hành viên chưa thể cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác trong trường
hợp chưa xác định được phần sở hữu của người phải thi hành án, nên nhiều bản án, quyết định của Tòa án không thi hành được, hiệu lực bản án, quyết định của Tòa án không được bảo đảm.
Vướng mắc khi áp dụng quy định tại Điều 146 Bộ luật dân sự về giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu mà đặc biệt là hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong trường hợp hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị vô hiệu, việc tính thiệt hại như thế nào cho thỏa đáng thì trong Bộ luật dân sự không quy định rõ (cách tính thiệt hại), nên trên thực tế xét xử Tòa án đã buộc các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn lại cho nhau những gì đã nhận: người bán trả lại tiền cho người mua, người mua trả lại nhà (đất) cho người bán. Có trường hợp Tòa án chỉ buộc người bán trả lại nguyên số tiền đã nhận, có trường hợp Tòa án lại tính lãi suất khoản tiền này theo lãi suất tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước quy định. Nhưng dù tính như thế nào thì so với trượt giá nhà, đất, bên mua phải nhận lại tiền cũng đều bị thiệt, có trường hợp giá trị chênh lệch lớn nên khi thi hành án nên người dân không chấp nhận, có phản ứng quyết liệt nên việc thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án gặp nhiều khó khăn.
Vướng mắc quy định của pháp luật về mô hình tổ chức, cơ chế thi hành án dân sự: Theo quy định của pháp luật thì công tác quản lý thi hành án hiện nay đang ở trong tình trạng thiếu tập trung thống nhất do có nhiều cơ quan khác nhau quản lý, tổ chức thực hiện (Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Tư pháp; UBND cấp xã…) nên dẫn đến nhiều khó khăn trong việc tổng kết, đánh giá, nắm tình hình, chỉ đạo, hướng dẫn thi hành án. Ngoài ra, giữa việc thi hành án và thi hành án hình sự thiếu sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ nên công tác thi hành án gặp nhiều vướng mắc trong những trường hợp cùng một bản án hình sự có nhiều cơ quan chịu trách nhiệm ra quyết định và tổ chức thi
hành (cơ quan Thi hành án hình sự chịu trách nhiệm thi hành hình phạt, cơ quan thi hành án chịu trách nhiệm thi hành phần án phí, tiền phạt và phần