7. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên
bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án
Để góp phần thực hiện tốt nguyên tắc bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định của Tòa án, đặc biệt trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở nước ta hiện nay, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, quán triệt nghiêm túc, thấu đáo các chủ trương của Đảng được xác định trong các văn kiện, nghị quyết đặc biệt là: Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2 tháng 2 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25 tháng 04 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020 và văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo. Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương. Nhà nước chăm lo phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế và thực hiện tốt các cam kết quốc tế bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng xây dựng luật, pháp lệnh cần quy định cụ thể, tăng tính khả thi để đưa nhanh vào cuộc sống. Đẩy mạnh chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Hoàn thiện chính sách pháp luật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp và về tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp, bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, đề cao tính độc lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của từng cơ quan và chức danh tư pháp”. Đây là những định hướng cơ bản cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật liên quan đến việc thi hành các bản án, quyết định dân sự nói riêng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp góp phần thực hiện tốt nguyên tắc bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định của Tòa án trong thời gian trước mắt và lâu dài. Các giải pháp cụ thể như sau: