Các giải pháp về thực hiện pháp luật

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 81)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2.Các giải pháp về thực hiện pháp luật

Để góp phần thực hiện tốt nguyên tắc bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định của Tòa án thì vấn đề tổ chức thực hiện pháp luật là hết sức quan trọng, nhất là trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, do đó trong quá trình này Chấp hành viên cần phải tích cực thực hiện một số tác nghiệp cần thiết để đảm bảo cho bản án được thi hành như:

Đối với những trường hợp người phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án bỏ đi khỏi nơi cư trú, không khai báo, hoặc chấp hành xong hình phạt tù không trở về nơi cư trú… Chấp hành viên phải thực hiện đúng qui trình thông báo nếu không có kết quả thì có văn bản yêu cầu cơ quan công an quản lý Nhà nước về cư trú phối hợp xác minh. Nếu xác định được cư trú ở nơi khác, thì ủy thác việc thi hành án cho cơ quan thi hành án nơi người phải thi hành án đang cư trú tổ chức thi hành.

Đối với những trường hợp người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù mà tại nơi cư trú, nơi công tác, người phải thi hành án có tài sản hoặc điều kiện thi hành án nhưng gia đình người thân đang quản lý tài sản không

hợp tác thì Chấp hành viên phải trực tiếp phối hợp với trại giam ghi lời khai thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án, khuyến khích người phải thi hành án tự nguyện thi hành, yêu cầu người phải thi hành án gửi thư về cho gia đình, người thân yêu cầu giúp đỡ giải quyết việc thi hành án…Nếu người phải thi hành án vẫn không tự nguyện thi hành, thì vẫn áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản của người phải thi hành án sở hữu chung với người khác (nếu có) hoặc cưỡng chế tài sản đang do người thứ ba giữ.

Trong quá trình thi hành những vụ án phức tạp, nhạy cảm, chấp hành viên cần kịp công tác trao đổi thông tin, tranh thủ sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân nơi người phải thi hành án cư trú nhằm tạo sự đồng bộ trong quá trình thi hành án, qua đó sẽ nâng cao hiệu quả nguyên tắc bảo đảm hiệu lực bản án, quyết định của Tòa án.

Đối với những trường hợp người phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án không tự nguyện thi hành, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp khuyến khích tự nguyện thi hành, thường xuyên, liên tục, hàng tháng phải triệu tập người phải thi hành án đến Cơ quan Thi hành án hoặc UBND cấp xã nơi người phải thi hành án cư trú, công tác, phối hợp giáo dục thuyết phục, khuyến khích người phải thi hành án tự nguyện thi hành. Nếu người phải thi hành án không tự nguyện đến thì yêu cầu UBND cấp xã, công an xã, phối hợp với Chấp hành viên đến tại nơi cư trú, nơi công tác để khuyến khích người phải thi hành án tự nguyện thi hành, đồng thời, xác minh điều kiện thi hành án để cưỡng chế thi hành.

Những trường hợp bản án, quyết định chưa thi hành được do phát hiện có căn cứ để xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, nên người phải thi hành án chống đối quyết liệt: Trường hợp thi hành án theo đơn, thì Chấp hành viên cần giải thích rõ cho người có đơn yêu cầu biết về những căn cứ, chứng cứ để khiếu nại hoặc kiến nghị xem xét lại

bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Trường hợp phần quyết định của Tòa án thuộc diện thi hành án chủ động, thì Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án cần kiến nghị với người có thẩm quyền của Tòa án cấp trên của Tòa án đã ra bản án, quyết định và Viện kiểm sát cấp trên của Viện kiểm sát đồng cấp với Tòa án đã ra bản án, quyết định đó, trước khi thụ lý ban hành quyết định thi hành án, gần hết thời hạn 45 ngày kể từ ngày phát hành văn bản kiến nghị mà không nhận được văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, thì Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án cần tích cực đôn đốc, không để chậm trể trong việc trả lời của các cơ quan chức năng, ảnh hưởng đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

Các cơ quan thi hành án dân sự cần tăng cường chỉ đạo công tác phân loại án. Tổ chức các đợt thi hành án cao điểm nhằm thi hành dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, các vụ việc phức tạp kéo dài, làm giảm đến mức thấp nhất số việc thi hành án có điều kiện nhưng chưa được thi hành dứt điểm. Để nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bảo đảm hiệu lực bản án quyết định của Tòa án, Cơ quan Thi hành án, chấp hành viên cần chủ động, tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các ban ngành, đoàn thể nhân dân nơi người phải thi hành án cư trú nhằm tranh thủ sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án. Đối với những tổ chức, cơ quan, cá nhân không chấp hành án, không thi hành án, cản trở việc thi hành án thì chấp hành viên cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an, Viện kiểm sát để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án.

Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và Ban chỉ đạo thi hành án dân sự ở địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra,

giám sát việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án nhằm kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý các sai phạm trong hoạt động thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

Ban chỉ đạo thi hành án các cấp cần nâng cao chất lượng hoạt động. Quan tâm chỉ đạo giải quyết những vụ án tồn đọng, phức tạp, nhạy cảm trên địa bàn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thi hành án.

Cần phải chú trọng nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân các cấp hạn chế những sai sót trong các bản án, quyết định của Tòa án để đảm bảo thuận lợi cho việc thi hành án.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 81)