THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỀ THỪA KẾ ĐƯỢC TÍNH NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 100)

- Thời kỳ đất nước thống nhất, quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (từ 1976 đến

3.4. THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỀ THỪA KẾ ĐƯỢC TÍNH NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG

CHO ĐÚNG

Theo quy định tại Điểm 6 Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành BLDS thì các giao dịch dân sự được xác lập trước ngày BLDS có hiệu lực mà các văn bản pháp luật trước đây có quy định về thời hiệu thời hiệu khởi kiện, thì áp dụng các quy định của các văn bản pháp luật đó; đối với các giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1-7-1991 thì áp dụng các quy định tại Nghị quyết số 58/1998 để giải quyết thì:

- Đối với thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 nhưng khi mở thừa kế không có di sản là nhà ở, thì kể từ sau ngày 10-9-2000 là hết thời hiệu khởi

kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác, nếu không có trở ngại khách quan khác được quy định tại Đ.36 Pháp lệnh Thừa kế.

- Đối với trường hợp di sản thừa kế là nhà ở, mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 10-9-1990 thì đến sau ngày 10-3-2003 là hết thời hiệu khởi kiện.

- Những trường hợp di sản thừa kế là nhà ở mà thời điểm mở thừa kế từ ngy 10-9-1990 đến trước ngày 1-7-1991 thì thời gian từ ngày 1-7-1996 đến ngày 1-1-1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện. Ví dụ: Thời điểm mở thừa kế ngày 30-6-1991, thời gian từ 1-7-1996 đến 1-1-1999 là 2 năm 6 tháng không tính vào thời hiệu khởi kiện, nên đến ngày 1-1-2004 là hết thời hiệu khởi kiện.

Tại công văn số 62/KHXX ngày 12-6-1997 của TANDTC hướng dẫn các Tòa án địa phương tạm ngừng thụ lý, giải quyết các tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 1-7-1991 để chờ Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này. Do đó, trường hợp di sản thừa kế là nhà ở mà thời điểm mở thừa kế từ sau ngày 10-9-1990 đến trước ngày 1-7-1991 thì thời gian từ ngày 1-7-1996 đến ngày 1-1-1999 là 2 năm 6 tháng không tính vào thời hiệu khởi kiện, đây là khoảng thời gian tạm đình chỉ chờ Nghị quyết được tính từ ngày 1-7-1996 (ngày BLDS có hiệu lực) đến ngày 1-1-1999 (ngày Nghị quyết số 58/1998 có hiệu lực).

Còn trường hợp di sản thừa kế là nhà ở, mà thời điểm mở thừa kế từ sau ngày 1-7-1991 cho đến ngày 1-7-1996 áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định Đ.36 Pháp lệnh Thừa kế và từ 1-7-1996 đến nay áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định Đ.648 BLDS vẫn là 10 năm từ thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với những trường hợp di sản là nhà ở hay không phải là nhà ở mà có thời điểm mở thừa kế trước ngày

1-7-1991 cho đến nay đều đã hết thời hiệu khởi kiện. Song còn rất nhiều vụ việc Tòa án các cấp xác định thời hiệu khởi kiện có sự nhầm lẫn rất đáng tiếc, chúng tôi xin đơn cử trường hợp sau đây:

Ví dụ: Ngày 2-10-2002 ông Trần Ngọc Hữu nộp đơn khởi kiện đối với

ông Trần Hữu Lợi là con của ông Hữu để tranh chấp di sản thừa kế của bà Tạ Thị Mừng (bà Mừng chết ngày 22-4-1992), là vợ ông Hữu, là mẹ ông Lợi, di sản xác định là 3 căn nhà số 58, nền đất kế số 58 và 90B Cù Lao Nguyễn Kiệu, phường 1, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh. Cả 3 căn nhà này đều do vợ chồng ông Hữu, bà Mừng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân.

Sau khi thụ lý, điều tra và hoà giải vụ án, ngày 17-10-2003 TAND quận 4, thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định số 24/QĐĐC đình chỉ việc giải quyết vụ án với lý do là thời hiệu khởi kiện đối với di sản của bà Mừng đã hết, bà Mừng chết 22-4-1992 thời hiệu khởi kiện dối với di sản thừa kế của bà Mừng là 10 năm tính đến hết ngày 22-4-2002 là hết thời hiệu khởi kiện.

Ngày 13-11-2003 ông Lợi có đơn kháng cáo. Do đó, TAND thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý vụ án số 2578/DSPT ngày 9-12-2003.

Ngày 10-2-2004 TAND thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định số 128/DSPT huỷ quyết định đình chỉ số 24/QĐĐC ngày17-10-2003 của TAND quận 4 với lý do là “Theo hướng dẫn tại Mục IV Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 25-1-1999 của TANDTC và VKSNDTC thì thời hiệu khởi kiện thừa kế là 10 năm, không tính vào thời hiệu khởi kiện 2 năm 6 tháng (từ ngày 1-7-1996 đến 1-1-1999). Như vậy, đến ngày 22-10-2004 mới hết thời hiệu khởi kiện. Ông Trần Ngọc Hữu đã khởi kiện xin chia thừa kế các căn nhà nói trên từ ngày 2-10-2002 là còn trong thời hiệu khởi kiện, cấp sơ thẩm có nhầm lẫn trong tính toán thời hiệu, nên đã đình chỉ việc giải quyết vụ án là có sai sót.”

Nhận xét vụ án: Trong vụ án này, bà Mừng chết 22-4-1992, là thời điểm mở thừa kế sau ngày 1-7-1991 nên không thể áp dụng Nghị quyết số 58/1998 và Thông tư liên tịch số 01/TTLT được, mà chỉ áp dụng Điểm 6 Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành BLDS thời điểm mở thừa kế đối với di sản của bà Mừng ngày 22-4-1992 là trước ngày BLDS có hiệu lực, mà Pháp lệnh Thừa kế cũng có quy định về thời hiệu thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm, thì áp dụng quy định của Pháp lệnh để giải quyết, đến ngày 2-10- 2002 ông Trần Ngọc Hữu mới khởi kiện xin chia thừa kế các căn nhà nói trên, thì thời hiệu khởi kiện dối với di sản thừa kế của bà Mừng là 10 năm tính đến hết ngày 22-4-2002 là hết thời hiệu khởi kiện.Vì vậy, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là đúng, còn quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm lại sai.

Kiến nghị: Việc áp dụng pháp luật và tính thời hiệu khởi kiện là một vấn đề khá phức tạp, TANDTC cần có một văn bản hướng dẫn cụ thể đối với thời hiệu khởi kiện có từng thời điểm mở thừa kế khác nhau, đối với từng loại di sản là nhà ở, không phải là nhà ở khác nhau để Tòa án địa phương dễ dàng áp dụng, tránh được những sai sót như nêu trên. Đồng thời, BLDS sửa đổi bổ sung cần được quy định cụ thể hơn cách tính thời hiệu khởi kiện nói chung và thời hiệu khởi kiện về thừa kế nói riêng. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế không chỉ được tính từ thời điểm mở thừa kế mà còn xác định đối với từng loại di sản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực tiến giải quyết các tranh chấp về phân chia di sản thừa kế liên quan đến xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế tại các cấp Toà án đã bộc lộ rõ những bất cập trong quá trình giải quyết tranh chấp, các quy định của pháp luật về vấn đề này chưa có quy định cụ thể, cho nên đường lối giải quyết các trường hợp như nêu trên còn chưa thống nhất, tạo ra sự mâu thuẫn trong quá trình giải quyết giữa các cấp Toà án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp

pháp của người thừa kế. Tuy Tòa án nhân dân tối cao vừa có Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng thời hiệu khởi kiện về thừa kế mới chỉ tháo gỡ được một số vướng mắc như hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế người thừa kế vẫn có quyền yêu cầu phân chia di sản là tài sản thuộc sở hữu chung của những người thừa kế. Nhưng những vấn đề mà Luận văn nêu ra ở đây TANDTC vẫn cần có hướng dẫn thống nhất đường lối xét xử các vướng mắc đó. Đồng thời, khi BLDS sửa đổi, bổ sung ban soạn thảo cũng cần nghiên cứu đề cập đến các bất cập này để quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với thực tiễn.

KẾT LUẬN

1. Các quy định về thời hiệu của pháp luật Việt Nam nói chung và thời hiệu khởi kiện về thừa kế nói riêng đã đánh dấu một bước phát triển đáng kể của hệ thống pháp luật nước ta. Song thực tế thi hành BLDS đã trải qua hơn 8 năm là một khoảng thời gian đủ để đánh giá mặt đã đạt được và mặt còn hạn chế của các quy định về vấn đề này.

So sánh với quy định về thời hiệu của một số nước trên thế giới thì các quy định về thời hiệu của chúng ta mới chỉ là các khái niệm chung về thời hiệu, BLDS của chúng ta chưa có quy định thời hiệu chung cho các việc dân sự, ví dụ: BLDS Liên bang Đức có quy định thời hiệu chung cho các việc dân

sự là 30 năm. Nay BLTTDS đã có quy định thời hiệu khởi kiện chung cho các vụ án dân sự là hai năm, cho các yêu cầu dân sự là một năm, nên việc quy định thời hiệu khởi kiện chung trong BLDS sửa đổi, bổ sung không đặt ra nữa. Song chúng ta cũng chưa có các quy định về thời hiệu trong các trường hợp biệt lệ như: Những quy định về thời hiệu đặc biệt trong một số trường hợp cụ thể của BLDS Cộng hoà Pháp từ 6 tháng đến 5 năm. Đồng thời, quy định về thời hiệu cũng chưa nêu được đặc trưng về thời hiệu của chúng ta khác biệt với các quy định về thời hiệu của các nước khác. Ví dụ: Đặc trưng của các quy định về thời hiệu trong BLDS Nhật bản là thời hiệu chỉ áp dụng các quyền về tài sản mà không áp dụng đối với các quyền nhân thân phi tài sản. BLDS Liên bang Đức không có quy định thời hiệu đối với các quan hệ gia đình...

2. Cùng với sự phát triển của chế định thừa kế trong PLDS Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, quy định của thời hiệu khởi kiện về thừa kế đã đánh dấu mốc lịch sử ghi nhận sự phát triển của pháp luật mang xu thế hiện đại, người thừa kế có quyền hưởng di sản thừa kế nhưng họ phải thực hiện hành vi nào đó để được hưởng quyền trong một thời hạn mà pháp luật quy định trước là 10 năm, hết thời hạn đó mà họ không thực hiện họ sẽ bị mất quyền yêu cầu pháp luật bảo vệ quyền thừa kế của họ. Như chúng ta đã biết, bằng phương pháp nghiên cứu lý luận khoa học của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, cái chung phải nằm trong cái riêng, thể hiện thông qua cái riêng. Do đó, các quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế phải nằm trong mối thống nhất với các quy định chung về thời hiệu chung, về thời hiệu đối với các trường hợp biệt lệ và với thời hiệu khởi kiện từng loại tranh chấp khác nhau.

3. Qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế tại các cấp Tòa án chúng ta nhận thấy: Từ sự bất cập của các quy định pháp luật về thời hiệu nói chung và về thời hiệu khởi kiện thừa kế nói riêng, kết hợp với sự nhận thức

pháp luật của nhân dân ta về vấn đề này nhìn chung còn rất thấp, cũng như trình độ nghiệp vụ của người làm công tác xét xử còn nhiều hạn chế đã dẫn đến việc giải quyết tranh chấp chậm hoặc xác định thời hiệu khởi kiện không chính xác, các cấp Tòa án cùng một vụ án xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế khác nhau, có Tòa án xác định còn thời hiệu, có Tòa án xác định đã hết thời hiệu làm cho vụ án giải quyết bị kéo dài, gây thiệt hại đến quyền của người thừa kế.

4. Vấn đề cần phải bàn luận ở đây là: Pháp luật cần phải quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế như thế nào cho phù hợp. So sánh với quy định của pháp luật của một số nước trên thế giới thì BLDS Nhật Bản có quy định nếu tính từ thời điểm mở thừa kế thì thời hiệu khởi kiện là 25 năm, tính từ khi quyền thừa kế bị vi phạm là 5 năm, còn đối với tài sản thừa kế chỉ khởi kiện sau 6 tháng từ khi xác định được di sản. Bộ luât dân sự Cộng hoà Pháp quy định thời hiệu đối với tất cả các vụ kiện kể cả quyền tài sản và quyền nhân thân phi tài sản đều có thời hiệu là 30 năm, về thời hiệu khởi kiện về thừa kế không có quy định riêng, nên thời hiệu khởi kiện về thừa kế cũng được xác định là 30 năm. Tương tự như vậy. Còn BLDS Liên bang Đức quan hệ pháp luật về thừa kế không bị hạn chế bởi thời hiệu. Như vậy, mỗi nước lại có các quy định khác nhau, có nước quy định thời hiệu khởi kiện là 25 năm, có nước là 30 năm so với quy định của chúng ta là 10 năm là quá dài, còn có nước lại không bị hạn chế về thời hiệu.

Có quan điểm cho rằng việc quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế 10 năm là quá dài, một mặt nó sẽ có ảnh hưởng không tốt tới quyền và lợi ích của chính những người thừa kế, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Mặt khác, cũng gây không ít khó khăn rất lớn cho các Tòa án trong công tác giải quyêt các vụ án về thừa kế. Bởi vì 10 năm là một khoảng thời gian đủ để cho xã hội có những bước phát triển mới với những biến đổi trong

chính các quy định của pháp luật. Chính sách đặc biệt trong lĩnh vực đất đai và nhà ở, việc thu thập, xác minh một cách đầy đủ và chính xác các chứng cứ, giấy tờ, tài liệu để giải quyết tranh chấp sau một thời gian quá dài cũng là một khó khăn đối với các bên đương sự cũng như Tòa án. Vì vậy, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của những người thừa kế, tạo điều kiện cho các cấp Tòa án giải quyêt nhanh chóng, kịp thời các tranh chấp về thừa kế thì nên sửa đổi thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế theo hướng rút ngắn xuống khoảng 5 năm.

Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến thời hiệu khởi kiện về thừa kế cũng như thực tiến giải quyêt các tranh chấp tại các cấp Tòa án trong Luận văn của mình tôi thấy có quá nhiều bất cập nếu như pháp luật ấn định một thời hạn chung cho thời hiệu khởi kiện về thừa kế dù là 5 năm, 10 năm hay lâu hơn nữa. Do tính chất pháp lý của từng loại di sản khác nhau nên xác định di sản cũng có đặc thù riêng. So sánh với pháp luật của một số nước thì nhiều nước không có quy định thời hiệu khởi kiện cho các quan hệ mang tính chất gia đình, trong đó có quyền thừa kế. Nhưng đối với điều kiện Việt Nam với lịch sử và truyền thống, phong tục, tập quán về thừa kế có từ ngàn đời nay, và với xu hướng phát triển chung của đất nước, của riêng nền kinh tế theo cơ chế thị trường thì các quan hệ dân sự, kinh tế cũng ngày càng phát triển theo. Xu hướng kinh tế tích tụ tập trung trong từng hộ gia đình hoặc mỗi cá nhân ngày càng cao như việc thành lập các công ty, các tập đoàn kinh tế lớn nhỏ khác nhau, … rồi đây di sản thừa kế không chỉ đơn thuần là tài sản có thể xác định ngay được ở thời điểm mở thừa kế, mà còn là giá trị phần trăm (cổ phiếu) sở hữu đối với một công ty, một tập đoàn kinh tế… mà pháp luật quy định bắt buộc những người thừa kế di sản của người chết có cổ phần hoặc sở hữu công ty, tập đoàn kinh tế đó phải khởi kiện về quyền thừa kế trong một thời hạn nhất định sẽ dẫn đến sự xáo trộn hoạt động bình thường của tổ chức kinh tế đó, gây ra những tổn thất chung của xã hội. Mặt khác, như đã phân

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)