Thời kỳ Pháp thuộc từ năm 1858 đến năm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 57)

- Từ Đ.166 đến Đ.174a quy định về thời hiệu tiêu hủy.

2.1.2.Thời kỳ Pháp thuộc từ năm 1858 đến năm

Thực dân Pháp đã thiết lập một chính quyền thuộc địa bên cạnh việc sử dụng hệ thống chính quyền bản sứ làm công cụ nô dịch trước và sau khi thiết lập chế độ toàn quyền Đông Dương. Thực dân Pháp thi hành chế độ pháp luật hà khắc nhằm thống trị nhân dân ta, biến nước ta thành thuộc địa của Pháp ở ba miền Bắc, Trung, Nam thực dân Pháp áp dụng các chế độ pháp luật khác nhau. Về dân sự có: Bộ Dân luật Bắc kỳ f(1931); Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật (1936); Dân luật pháp quy giản yếu (1883). Các Bộ luật này đều quy định hai hình thức thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.

Đ.310 Dân luật Bắc kỳ quy định: “Của thừa kế truyền lại cho ai là do ý muốn của người mệnh một hoặc do pháp luật quy định, sự thừa kế chỉ bắt đầu từ lúc người để lại thừa kế chết”.

Pháp luật tôn trọng quyền định đoạt bằng di chúc của người để lại thừa kế, nếu không có di chúc thì mới chia theo pháp luật. Chủ thể lập di chúc (Đ.321 dân luật Bắc kỳ, Đ.313 Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật) là người đã thành niên hoặc đã thoát quyền và có trí khôn thì có tư cách lập di chúc. Người lập di chúc có thể truất quyền thừa kế của một hoặc nhiều người được thừa kế tài sản của mình.

Hình thức của di chúc phải lập thành văn bản (tờ chữ) có viên chức thị thực và phải có hai người thành niên làm chứng nếu người lập di chúc không tự viết mà đọc cho người khác viết hộ (Đ.326 Dân luật Bắc kỳ, Đ.315, 316 Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật).

Ngoài ra các vấn đề như nội dung của di chúc, hủy bỏ di chúc, sự thất hiệu của di chúc hoặc hương hỏa cũng đều được quy định trong hai bộ luật: Dân luật Bắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ hộ lụât.

Vấn đề thừa kế theo pháp luật được quy định từ Đ.337 đến 343 Dân luật Bắc kỳ và từ Đ.332 đến 338 Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật.

Theo Đ.337 Dân luật Bắc kỳ quy định: “Những di sản không có chúc thư, thì truyền sang cho con người mệnh một, con trai, con gái đều được chia bằng nhau...”. Nếu một người chết mà không làm di chúc thì di sản được chia cho tất cả các con không phân biệt trai gái. Các điều sau đó quy định về các hàng thừa kế theo pháp luật. Nếu không có ai là họ hàng thân thuộc bên nội, bên ngoại thì di sản thừa kế thuộc về Nhà nước.

Ngoài ra, quy định về cách thanh toán và phân phối của thừa kế cho những người thừa kế theo pháp luật (từ Đ.396 đến Đ.398 Dân luật Bắc kỳ và Đ.401, 402 Hoàng Việt Trung kỳ Bộ luật).

Tóm lại, chế độ pháp luật dưới chính quyền thuộc địa ở cả ba kỳ thừa nhận hai hình thức thừa kế theo di chúc và theo pháp luật, chú trọng quyền thừa kế cho người con trưởng, con trai và con gái đều được hưởng di sản thừa kế, tài sản không có người thừa kế thì thuộc về Nhà nước. Song cả ba bộ luật nêu trên chưa có các quy định về thời hiệu nói chung cũng như thời hiệu khởi kiện về thừa kế nói riêng.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 57)