Thời hiệu trong BLDS và Thương mại Thái Lan

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 43)

- Từ Đ.166 đến Đ.174a quy định về thời hiệu tiêu hủy.

1.2.3. Thời hiệu trong BLDS và Thương mại Thái Lan

Các quy định về thời hiệu của BLDS và Thương mại Thái Lan từ Đ.164 đến Đ.192. Khái quát các quy định về thời hiệu của Bộ luật này là có các quy định thời hiệu chung cho mọi tranh chấp và có các quy định thời hiệu riêng cho từng trường hợp biệt lệ, không có quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Đặc biệt Bộ luật này quy định bắt đầu thời hiệu kể từ khi có khiếu nại, không tạm ngừng thời hiệu giữa vợ và chồng, nhưng lại có các quy định về tạm ngừng thời hiệu giống BLDS nước ta. Luận văn xin nêu một số vấn đề chính quy định về thời hiệu của Bộ luật như sau:

- Thời hiệu chung nếu pháp luật không quy định một thời hạn nào khác, là 10 năm ( Đ.165). Ngoài ra Bộ luật này quy định một số trường hợp cụ thể có thời hiệu là 2 năm như: những khiếu nại của nhà buôn, nhà sản xuất, thợ thủ công và những người làm đồ mỹ nghệ công nghệ, về việc giao nhận hàng, thực hiện công việc và chăm lo công việc của người khác, kể cả việc trả tiền nợ, trừ khi dịch vụ đó được đền đáp bằng sự trông nom, quản lý công việc do người thiếu nợ thực hiện; những khiếu nại của người quản lý nhà trọ, khách sạn và những người kinh doanh cung ứng thực phẩm và đồ uống, về việc cung

ứng chỗ ở và lương thực, hoặc những dịch vụ khác cho khách hàng, nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ; bao gồm cả tiền trả nợ; những khiếu nại của những người kinh doanh cho thuê bất động sản về việc thuê mướn; những khiếu nại của các luật gia, luật sư, cũng như những người được chỉ định công khai hoặc nhận phụ trách một số công việc nhất định về tiền công và tiền nợ của họ trong chừng mực những khoản tiền đó không phải nộp vào ngân khố công; những khiếu nại của các nhân chứng và chuyên viên giám định về tiền thù lao của họ và tiền trả nợ…

Trong những khiếu nại không thuộc thời hiệu hai năm, thì thời hiệu là 5 năm (Đ.165). Thời hiệu là 5 năm đối với các vụ khiếu nại về tiền lãi còn thiếu, bao gồm cả những số tiền có thể được thanh toán thêm vào tiền lãi nhằm mục đích thanh toán tiền gốc bằng nhiêu kỳ hạn; đối với các khiếu nại đòi tiền trợ cấp hàng năm còn thiếu chưa trả, lương, tiền hưu trí, tiền trợ cấp nuôi dưỡng và tất cả những khoản trả định kỳ khác (Đ.166).

Thời hiệu cho các khiếu nại của Chính phủ về thuế, lợi tức là 10 năm (Đ.167). Thời hiệu đối với khiếu nại được đưa ra bởi một phán quyết cuối cùng, một quyết định của Trọng tài hoặc một thỏa hiệp là 10 năm, ngay cả nếu việc khiếu nại đó thuộc loại có thời hiệu ngắn hơn (Đ.168).

Như vậy, BLDS và Thương mại Thái Lan có quy định thời hiệu chung cho mọi tranh chấp là 10 năm, một số trường hợp biệt lệ thì thời hiệu được quy định là 2 năm hoặc 5 năm.

- Các quy định về bắt đầu thời hiệu từ Đ.169 đến Đ.171:

Thời hiệu bắt đầu từ lúc khiếu nại có thể được tiến hành. Nếu việc khiếu nại cần được trì hoãn, thì thời hiệu bắt đầu tính từ lúc quyền bị vi phạm trước tiên. Nếu người chủ nợ không thể yêu cầu thi hành cho đến khi người đó gửi thông báo cho người vay nợ, thì thời hiệu bắt đầu tính từ lúc thông báo

có thể được đầu tiên. Nếu người vay nợ không buộc phải thi hành cho đến khi hết thời hạn được đưa ra kể từ lúc có thông báo, thời hiệu không được tính cho đến khi chưa hết hạn đó. Nếu việc phát sinh ra một vụ khiếu nại tùy thuộc vào việc sử dụng quyền bác bỏ của người chủ nợ, thì thời hiệu bắt đầu tính từ lúc quyền bác bỏ đó được chấp nhận đầu tiên.

Như vậy, theo quy định trên thì thời hiệu được bắt đầu từ khi có khiếu nại của bên quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm, còn Đ.168 BLDS Việt Nam thì bắt đầu thời hiệu khởi kiện từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Quy định như BLDS &TM Thái Lan dễ xác định hơn vì thời hiệu được tính từ thời điểm có khiếu kiện.

- Các quy định về tạm ngừng thời hiệu được quy định từ Đ.172 đến Đ.184.

Thời hiệu bị ngừng lại nếu người vay nợ báo việc nhận được khiếu nại cho người chủ nợ biết bằng thông báo việc thanh toán một phần, hoặc bất cứ việc gì rõ ràng chứng tỏ là đã biết việc khiếu nại. Hoặc nếu người chủ nợ kiện ra Tòa án để chứng tỏ hoặc giải quyết việc khiếu nại, hoặc làm bất cứ một việc gì khác được coi có cùng hiệu lực như đề nghị xem xét phá sản hoặc đưa ra trọng tài.

Việc kiện ra Tòa án được coi là không có sự gián đoạn về thời hiệu nếu vụ kiện bị rút về, hủy bỏ hoặc không được xét xử. Nếu một vụ kiện đã được Tòa án thụ lý, thì thời hiệu vẫn bị gián đoạn cho đến khi vụ việc đó được quyết định xong, hoặc được giải quyết theo cách khác. Nếu một vụ kiện bị bác bỏ trên cơ sở không đủ thẩm quyền xét xử và thời hiệu kết thúc trong quá trình tố tụng, hoặc có thể kết thúc trong vòng 6 tháng sau khi có phán quyết cuối cùng, thì thời hiệu đó sẽ được gia hạn thêm 6 tháng sau khi có phán quyết đó.

Trong một nghĩa vụ trả tiền theo định kỳ, người chủ nợ có quyền yêu cầu người vay nợ viết một bản xác nhận nghĩa vụ đó vào bất cứ lúc nào trước khi hết hạn thời hiệu, nhằm mục đích làm bằng chứng cho việc gián đoạn thời hiệu.

Khi thời hiệu bị gián đoạn, thì khoảng thời gian đã trôi qua trước khi gián đoạn không tính vào thời hiệu. Một thời hiệu mới bắt đầu tính từ lúc hết gián đoạn. Khi thời hiệu kết thúc, hiệu lực của nó được tính ngược trở lại từ ngày thời hiệu đó bắt đầu được tính.

Nếu vào bất cứ lúc nào trong vòng 6 tháng trước khi kết thúc thời hiệu, một vị thành niên hay một người đầu óc không được minh mẫn, bất kể có phán quyết là không có khả năng hay không, mà không có người đại diện hợp pháp, thì thời hiệu chống lại người đó chưa bị chấm dứt cho đến khi hết một năm, tính từ khi người đó lấy lại được đầy đủ khả năng, tức là được tính từ khi vấn đề thiếu người đại diện hợp pháp chấm dứt. Đối với quyền của một vị thành niên hoặc một người đầu óc không được minh mẫn chống lại người đaị diện hợp pháp của mình bất kể có phán quyết là không có khả năng hay không, thì thời hiệu chưa bị chấm dứt cho đến khi hết một năm, sau khi người đó đã lấy lại được đầy đủ khả năng hoặc có một người đại diện hợp pháp mới.

Đối với những khiếu nại giữa vợ chồng, thời hiệu không bị chấm dứt cho đến khi hết một năm kể từ khi ly hôn. Nếu thời hiệu khiếu nại là có lợi hoặc bất lợi cho một người vào lúc người đó chết, thì thời hiệu đó được gia hạn thêm một năm sau khi chết.

Nếu vào lúc thời hiệu sẽ chấm dứt, người chủ nợ bị ngăn trở, vì lý do bất khả kháng không thực hiện được việc gián đoạn (thời hiệu), thì thời hiệu đó được tính cho đến hết 30 ngày sau khi không còn trở ngại đó nữa. Sau khi hết thời hiệu, người vay nợ có quyền từ chối việc thi hành.

Cùng với việc khiếu nại chính, những khiếu nại về các việc hỗ trợ thi hành phụ thuộc vào khiếu nại chính cũng bị ngăn trở bởi thời hiệu, ngay cả nếu thời hiệu đặc biệt áp dụng cho khiếu nại phụ chưa chấm dứt. Những thời hiệu do luật ấn định không được gia hạn hoặc giảm hạn. Đặc lợi của thời hiệu có thể bị khước từ chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, nhưng việc khước từ này không được phương hại đến quyền của những người thứ ba.

Tóm lại: Thời hiệu bị ngừng lại nếu người vay nợ đồng ý thanh toán

một phần nghĩa vụ trả nợ giống như quy định tại Đ.171 BLDS nước ta. Đối với quyền của một vị thành niên hoặc một người đầu óc không được minh mẫn, thì thời hiệu chưa bị chấm dứt cho đến khi hết một năm quy định này tương tự Đ.170 BLDS nước ta. Đối với những khiếu nại giữa vợ chồng, thời hiệu không bị chấm dứt cho đến khi hết một năm kể từ khi ly hôn. Nếu thời hiệu khiếu nại là có lợi hoặc bất lợi cho một người vào lúc người đó chết, thì thời hiệu đó được gia hạn thêm một năm sau khi chết là những trường hợp biệt lệ của Bộ luật này.

1.2.4. Thời hiệu trong BLDS Cộng hoà liên bang Đức

Thời hiệu được quy định thuộc quyển 1 phần IV phần chung của BLDS Cộng hoà liên bang Đức quy định các điều từ Đ.194 đến Đ.225. Khái quát các quy định thời hiệu của Bộ luật này là có các quy định thời hiệu chung cho các tranh chấp và có quy định thời hiệu riêng cho các trường hợp biệt lệ. Sự khác biệt là Bộ luật có quy định về đình chỉ thời hiệu vì lý do pháp lý, lý do thực tế và lý do gia đình, về đối tượng thời hiệu, có các quy định về cắt đứt thời hiệu tương tự quy định của BLDS nước ta. Luận văn xin nêu một số vấn đề chính như sau:

Đặc biệt đối tượng của thời hiệu là: Quyền yêu cầu người khác làm một việc hoặc không được làm một việc. Còn quyền xuất phát từ một quan hệ theo

Luật Gia đình không phải là đối tượng của thời hiệu, nếu quyền này nhằm xác lập một tình trạng trong tương lai phù hợp với quan hệ theo Luật Gia đình (Đ.194). Điều này khác biệt với quy định của pháp luật nước ta như quan hệ pháp luật về thừa kế là một trong quan hệ gia đình chúng ta vẫn quy định thời hiệu. Thời hiệu chung cho tất cả các quyền là 30 năm (Đ.195).

Ngoài ra, Bộ luật lại có quy định thời hiệu có thời hạn 2 năm như: Quyền của những thương gia, nhà sản xuất, nhà thủ công và những người làm nghề mỹ thuật khi đã giao hàng, thực hiện công việc và tạo công việc cho người khác (điểm 1); quyền của những người làm nghề nông nghiệp và lâm nghiệp khi đã giao các sản phẩm nông lâm nghiệp, nếu các sản phẩm này nhằm phục vụ nhu cầu gia đình của bên có nghĩa vụ (điểm 2); quyền của các hãng vận tải đường sắt, những người hoạt động vận tải hàng hóa, của những chủ tàu, xe ngựa và bưu điện về tiền chuyên chở, vận chuyển, cước phí, kể cả lệ phí dịch vụ (điểm 3); quyền của các chủ nhà hàng và những người kinh doanh ăn uống khi cho thuê chỗ ở, phục vụ ăn uống và các công việc khác phục vụ nhu cầu của khách, kể cả lệ phí dịch vụ (điểm 4). Đồng thời, K.2 còn quy định: Những quyền quy định tại điểm 1, 2, 4, K.1 mà không có thời hiệu là 2 năm thì có thời hiệu là 4 năm (Đ.196).

Bộ luật quy định thời hiệu có thời hạn 4 năm là: Thời hiệu của những quyền đối với lãi suất tín dụng chưa trả, kể cả các khoản chi bổ sung nhằm mục đích trả dần món nợ, đối với lãi suất tiền thuê nhà và thuê đất chưa trả, nếu các quyền này không thuộc điểm 16 K.1 Đ.196 đối với các khoản tiền bảo hiểm, tiền rút vốn tham gia vào các hội bảo trợ, tiền lương của quân nhân, tiền chờ đợi, tiền lương của thẩm phán, tiền nuôi dưỡng cũng như tất cả các thu nhập thường xuyên khác chưa được trả (Đ.197).

Như vậy, thời hiệu chung cho tất cả các quyền là 30 năm, ngoài ra thời hiệu trong một số trường hợp cụ thể từ 2 năm đến 4 năm. Đặc biệt các quyền

xuất phát từ một quan hệ theo Luật Gia đình không phải là đối tượng của thời hiệu, do đó không quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế.

- Từ Đ.198 đến Đ.201 là các quy định về bắt đầu thời hiệu:

Về bắt đầu thời hiệu chung là: Thời hiệu này bắt đầu từ lúc phát sinh quyền yêu cầu. Đối với quyền yêu cầu chấm dứt một hành vi thì thời hiệu bắt đầu từ khi có vi phạm. Đ.168 BLDS nước ta là thời hiệu khởi kiện bắt đầu tính từ thời điểm quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

- Từ các Đ.202 đến Đ.207 quy định về đình chỉ thời hiệu như thời hiệu bị đình chỉ trong khoảng thời gian tạm hoãn thực hiện quyền hoặc người có nghĩa vụ có lý do tạm thời được phép khước từ việc thực hiện nghĩa vụ của mình; quy định này không áp dụng đối với các trường hợp tranh chấp về quyền giữ lại, không thực hiện hợp đồng, thiếu biện pháp bảo đảm, điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế cũng như các trường hợp tranh chấp đối với người bảo lãnh theo Đ.770 và đối với người thừa kế theo các Đ.2014, 2015.

Thời hiệu còn bị đình chỉ vì lý do thực tế, nếu trong khoảng thời gian 6 tháng cuối cùng của thời hiệu người có quyền đã bị ngăn cản không thể thực hiện được yêu cầu của mình, vì cơ quan tư pháp ngừng hoạt động; tương tự như vậy, nếu cơ quan quyền lực cấp trên ngăn cản dưới hình thức khác.

Việc đình chỉ thời hiệu khi có lý do gia đình: Thời hiệu đối với các quyền giữa vợ chồng bị đình chỉ chừng nào hôn nhân vẫn tồn tại. Tương tự như vậy đối với các quyền giữa cha mẹ và con khi con chưa thành niên, cũng như đối với các quyền giữa người giám hộ và người được giám hộ trong thời gian tồn tại quan hệ giám hộ.

Đ.206 quy định về đình chỉ và kéo dài thời hiệu đối với người không có đầy đủ năng lực hành vi: Nếu một người không có năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi hạn chế mà không có người đại diện theo pháp luật, thì thời

hiệu đối với các quyền của họ chỉ chấm dứt vào thời điểm kết thúc 6 tháng kể từ khi họ trở nên có năng lực hành vi hoặc có người đại diện. Nếu thời hạn của thời hiệu ít hơn 6 tháng, thì lấy chính thời hạn này để thay thế cho thời hạn 6 tháng kéo dài nói trên. Quy định này không áp dụng, nếu người có năng lực hành vi hạn chế nhưng lại có năng lực tham gia tố tụng.

Đ.207 quy định việc đình chỉ và kéo dài thời hiệu đối với di sản thừa kế: Thời hiệu đối với một quyền mà quyền này thuộc di sản thừa kế hoặc đối với di sản thừa kế chỉ chấm dứt vào lúc kết thúc 6 tháng kể từ thời điểm những người thừa kế đã nhận di sản hoặc đã mở thủ tục phá sản về di sản thừa kế hoặc quyền của người đại diện hay đối với người đại diện đã được thực hiện.

Theo Đ.205 của Bộ luật này xác định rõ về ảnh hưởng của việc đình chỉ là: Khoảng thời gian thời hiệu bị đình chỉ không tính vào thời hạn của thời hiệu.

Như vậy, quy định về đình chỉ thời hiệu vì lý do pháp lý như người có quyền và nghĩa vụ tạm thời không phải thực hiện quyền và nghĩa vụ nữa, vì lý do thực tế như sự cản trở tố tụng của các cơ quan hữu quan, vì lý do gia đình như còn tồn tại quan hệ vợ chồng, cha mẹ với con cái, đối với người chưa thành niên, người hạn chế năng lực hành vi, đối với di sản thừa kế.

- Từ các Đ.208 đến Đ.216 quy định các trường hợp cắt đứt thời hiệu như: Việc cắt đứt thời hiệu khi có sự công nhận, do khởi kiện trước Tòa án, khi có đề nghị về việc ra quyết định trước, khi gửi đơn kiện. Đ.212 quy định việc cắt đứt thời hiệu khi rút đơn kiện, khi gửi đơn đề nghị trao hàng, khi có quyết định về thủ tục tố tụng rút gọn, khi trình báo quyền yêu cầu trong thủ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)