0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG MÀ MỘT BÊN VỢ HOẶC CHỒNG CHẾT TRƯỚC VÀ THỜ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỀ THỪA KẾ TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM (Trang 94 -94 )

- Thời kỳ đất nước thống nhất, quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (từ 1976 đến

3.3. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG MÀ MỘT BÊN VỢ HOẶC CHỒNG CHẾT TRƯỚC VÀ THỜ

CỦA VỢ CHỒNG MÀ MỘT BÊN VỢ HOẶC CHỒNG CHẾT TRƯỚC VÀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN ĐỂ CHIA DI SẢN THỪA KẾ CỦA NGƯỜI NÀY ĐÃ HẾT.

LHN&GĐ năm 1959 ghi rõ quyền bình đẳng về thừa kế giữa vợ chồng tại Đ.16: “Khi một bên chết trước nếu tài sản của vợ chồng cần chia thì chia như quy định tại Đ.29. Vợ và chồng đều có quyền thừa kế tài sản của nhau.”. Theo Đ.29 của Luật thì “Việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất. Khi chia phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và lợi ích của việc sản xuất.”.

LHN&GĐ năm 1986 quy định trong chương nghĩa vụ và quyền của vợ chồng theo Đ.17 có quy định: “Khi một bên chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi. Phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau.”

K.2 Đ.4 Pháp lệnh Thừa kế có quy định: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng chết thì một nửa tài sản chung của vợ chồng thuộc về di sản của người chết.”

Điểm a K.1 Đ.679 BLDS quy định về người thừa kế theo pháp luật hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Đ.31LHN&GĐ nă m 2000 quy định về quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng: “Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế. Khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thoả thuận cử người khác quản lý di sản. Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Tòa án cho chia di sản thừa kế.”.

Thực tế cho thấy, trường hợp tài sản chung của vợ chồng, một bên vợ hoặc chồng chết trước và thời hiệu khởi kiện để chia di sản thừa kế của người này đã hết, còn người vợ hoặc chồng chết sau vẫn còn thời hiệu khởi kiện, có Tòa án đã đưa toàn bộ di sản của vợ chồng ra chia, có Tòa án chỉ chia phần di sản của người chết sau. Trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết trước đến nay đã hết thời hiệu khởi kiện, có Tòa án đã công nhận người vợ hoặc chồng đang còn sống quản lý di sản của người kia với tư cách là chủ sở hữu. Việc giải quyết các trường hợp như vậy chưa thể coi là chính xác, từng trường hợp các Tòa án mỗi cấp lại có cách giải quyết khác nhau, pháp luật chưa có quy định cụ thể về các trường hợp này, nhưng để đưa ra một đường lối giải quyết thế nào cho phù hợp lại là vấn đề còn nhiều tranh luận. Chúng tôi xin đơn cử

một số vụ việc giải quyết cụ thể để mong sớm có một quan điểm thống nhất về giải quyết các trường hợp này.

Ví dụ: Vụ án tranh chấp di sản thừa kế ở Hà Nội giữa nguyên đơn là

các bà Dương Thị Bích, bà Dương Thị Bằng với bị đơn là ông Dương Minh Anh, ông Dương Hữu Nghiêm.

Cụ Dương Văn Ngộ và cụ Nguyễn Thị Nội kết hôn và cung sống với nhau từ năm 1935, hai cụ sinh được 5 người con là: bà Dương Thị Bích, bà Dương Thị Bằng, bà Dương Thị Bình, ông Dương Minh Anh, ông Dương Hữu Nghiêm. Cụ Ngộ chết ngày 31-7-1989 không để lại di chúc, cụ Nội chết ngày 7-2-2001, có lập chúc thư ngày 24-5-1994 về việc giao quyền thừa kế quyền sử dụng đất có xác nhận của UBND xã.

Di sản của hai cụ để lại có hai khối tách rời nhau. Căn hộ tập thể tại phòng 112, A5 tập thể Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội có diện tích 24m2

. Trước đây vợ chồng ông Nghiêm chung sống cùng hai cụ, nay vẫn sống ở căn hộ này. Trong quá trình sử dụng gia đình có cơi nới thêm một phòng diện tích 15,059m2 trên đất lưu không. Diện tích 360,68m2 đất thổ cư tại thửa số 6, tờ bản đồ số 31, tổ 18, cụm 4, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội, có nguồn gốc do tổ tiên để lại cho anh em cụ Dương Quý Thích, cụ Dương Văn Ngộ, trước kia trên đất có 2 căn nhà nhưng bị đốt cháy do chiến tranh nên chỉ còn đất trống từ năm 1945, cụ Thích đã đồng ý cho gia đình cụ Ngộ diện tích đất này và cụ Ngộ đã kê khai được UBND thành phố Hà Nội cấp quyền sở hữu ruộng đất ngày 22-1-1956. Tuy cụ Ngộ đã chết năm 1989, nhưng gia đình vẫn kê khai đất đứng tên cụ Ngộ, nên ngày 24-12-1991 UBND huyện Thanh Trì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cụ Ngộ. Ngày 24-5-1994 cụ Nội lập chúc thư cho ông Anh và ông Nghiêm mỗi người 1/2 diện tích đất trên.

Ngày 4-6-2002 bà Bích, bà Hằng đã khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của các cụ để lại.

Tòa án hai cấp xác định di sản thừa kế của cụ Ngộ là diện tích 360,68m2 đất thổ cư tại thửa số 6, tờ bản đồ số 31, tổ 18, cụm 4, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Còn di sản thừa kế của cụ Ngộ và cụ Nội là giá trị diện tích nhà 15,059m2

xây thêm trên đất lưu không phía sau căn hộ tập thể tại phòng 112, A5 tập thể Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội là 2.283.200 đồng. Ghi nhận sự tự nguyện của bà Bình xin khước từ quyền thừa kế, bà Bích, bà Hằng, ông Anh không yêu cầu chia giá trị diện tích nhà 15,059m2 xây thêm sau căn hộ tập thể tại phòng 112, A5 tập thể Thành Công, chỉ phân chia di sản thừa kế của cụ Ngộ là diện tích 360,68m2

đất thổ cư theo pháp luật cho 5 kỷ phần là cụ Nội, bà Bích, bà Hằng, ông Anh, ông Nghiêm bằng 72,13m2

.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 06/DSST ngày 25-9-2002 của TAND quận Thanh Xuân và tại bản án dân sự phúc thẩm số 47/DSPT ngày 20-3- 2003 của TAND thành phố Hà Nội đều phân chia như sau: Ông Anh và ông Nghiêm mỗi người được 1/2 diện tích 72,13m2 đất cụ Nội được chia thừa kế của cụ Ngộ theo nội dung di chúc hợp pháp của cụ Nội. Ông Anh được chia diện tích đất 114,76m2

trên đất ông Anh đã xây nhà có giá trị là 1.262.360.000 đồng. Ông Nghiêm được chia diện tích đất 101,752m2

có trị giá là 1.119.272.000 đồng. Bà Bích và bà Hằng xin chia chung được chia diện tích là143m2 có giá trị là 1.573.000.000 đồng. Ông Anh thanh toán chênh lệch cho ông Nghiêm là 72.248.000 đồng.

Tại quyết định kháng nghị số 70/KNDS ngày 17-10-2003 của Chánh án Tòa án NDTC đối với bản án phúc thẩm nêu trên nhận xét: Diện tích 360,68m2 đất thổ cư nêu trên phải là tài sản chung của cụ Ngộ và cụ Nội vì theo LHN&GĐ năm 1959 chưa quy định vợ chồng có tài sản riêng, Tòa án

cấp phúc thẩm xác định đất là tài sản riêng của cụ Ngộ là không đúng. Về thời hiệu khởi kiện phần di sản là diện tích đất của cụ Ngộ không còn, án phúc thẩm áp dụng quy định thời hiệu theo Nghị quyết số 58/1998 là không đúng, vì Nghị quyết này chỉ áp dụng đối với các giao dịch dân sự về nhà ở.

Tại quyết định giám đốc thẩm số: 37/GĐT-DS ngày 29-3-2004 của TDS TANDTC đã huỷ bản án dân sự phúc thẩm nêu trên giao hồ sơ cho TAND thành phố Hà Nội xét xử lại phúc thẩm theo hướng kháng nghị nêu ra. Quyết định giám đốc thẩm dân sự còn nhận định bổ sung: Trong hồ sơ vụ án có một bản thảo biên bản họp gia đình về phân chia nhà ở và đất ở thể hiện việc giữa các anh chị em bàn việc bàn bạc phân chia di sản của cha mẹ để lại. Do đó cần được xem xét áp dụng theo quy định tại Đ.171 BLDS đối với phần di sản thừa kế của cụ Ngộ được chia theo pháp luật, phần di sản của cụ Nội chia theo di chúc mới đảm bảo quyền lợi cho các bên đương sự.

Nhận xét: Theo Đ.15 của LHN&GĐ năm 1959 quy định: “Vợ chồng

đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” cụ Ngộ và cụ Nội chung sống từ năm 1935, nên mặc dù diện tích đất tranh chấp do gia tộc để lại cho cụ Ngộ và năm 1956 cụ Ngộ đã đứng tên sở hữu phải được xác định là tài sản chung của cụ Ngộ, cụ Nội là đúng. Diện tích đất trên từ năm 1945 trở đi đã không còn nhà ở, cụ Ngộ chết năm 1989, ngày 4-6-2002 bà Bích, bà Hằng mới khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của các cụ để lại, áp dụng thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo Đ 56 của Pháp lệnh thừa kế có hiệu lực ngày 10-9-1990, thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với di sản của cụ Ngộ chỉ đến ngày 10-9-2000 là hết thời hiệu khởi kiện. Do đó, kháng nghị của Chánh án TANDTC là có căn cứ. Xét biên bản họp gia đình về phân chia nhà ở và đất ở thể hiện việc giữa các anh chị em bàn việc bàn bạc phân chia di sản của cha mẹ để lại vào tháng 4-2001 không có mặt ông Nghiêm, mới chỉ là bản thảo, nên khó có thể xác định “các

bên đã tự hoà giải với nhau” theo điểm c K.1 Đ.171 BLDS bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện đối với di dản của cụ Ngộ. Song nếu 1/2 diện tích đất là di sản của cụ Ngộ đã hết thời hiệu khởi kiện sẽ không đem phân chia thừa kế thì sẽ giao cho ai trong số các thừa kế của cụ Ngộ, hiện nay ông Anh đã cất nhà trên một phần đất, thì có thể giao cho ông Anh quản lý phần di sản đã hết thời hiệu khởi kiện không?

Kiến nghị: Có quan điểm cho rằng: Nếu người vợ hoặc chồng chết

trước chỉ có một thừa kế ở hàng thứ nhất chính là người vợ hoặc chồng còn sống, và họ đã thực hiện trên thực tế việc hưởng quyền thừa kế của người chết trước thì khối di sản cuả họ đã bao gồm phần di sản của người chết trước. Do đó, không cần tách bạch phần di sản của người chết trước với phần di sản của người chết sau. Hay nói cách khác thời hiệu khởi kiện đối với phần di sản của người vợ hoặc chồng chết trước đã hết thời hiệu khởi kiện không ảnh hưởng gì đến việc những người thừa kế của người chết sau xin chia toàn bộ khối di sản đó. Nếu phần di sản của người vợ hoặc chồng chết trước, chưa chuyển hoá sang người khác, nay thời hiệu khởi kiện không còn, các thừa kế kiện yêu cầu chia di sản của người này thì Tòa án không thụ lý giải quyết. Nếu họ yêu cầu chia di sản thừa kế phần di sản của người vợ hoặc chồng chết sau (còn thời hiệu) thì thụ lý giải quyết, Tòa án cần tách phần di sản của người chết trước và phần di sản của người chết sau và Tòa án chỉ giải quyết phân chia phần di sản còn thời hiệu khởi kiện theo thủ tục chung.

Tôi hoàn toàn đồng ý với việc giải quyết phân chia tài sản chung của vợ chồng, một bên vợ hoặc chồng chết trước và thời hiệu khởi kiện để chia di sản thừa kế của người này đã hết, còn người vợ hoặc chồng chết sau vẫn còn thời hiệu khởi kiện, Tòa án chỉ chia phần di sản của người chết sau còn thời hiệu khởi kiện như ý kiến nêu trên. Song phần di sản đã hết thời hiệu khởi kiện Tòa án không thụ lý giải quyết sẽ giao cho ai quản lý hay thuộc về ai còn là

vấn đề băn khoăn. Khối tài sản chung của vợ chồng đang tồn tại, khi một bên vợ hoặc chồng chết trước, người vợ hoặc chồng còn sống đương nhiên là người quản lý di sản của người đã chết cùng nằm trong tài sản của mình, trong khoảng thời gian 10 năm từ thời điểm người vợ hoặc chồng chết trước là thời hiệu khởi kiện về thừa kế, để giữ trọn đạo nghĩa hiếu không mấy khi người vợ hoặc người chồng còn sống hay các con của họ vào khoảng thời gian đó có yêu cầu phân chia di sản của người vợ hoặc người chồng đã chết, chỉ sau khi cả hai người đều đã chết thì các con của họ mới có yêu cầu phân chia di sản là tài sản chung của cha mẹ, thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế của một trong hai người cha hay mẹ họ có thể đã hết. Để phù hợp với thuần phong mỹ tục có nên có một quy định riêng về thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với di sản là tài sản chung của vợ chồng, như chỉ xác định thời hiệu khởi kiện đối với người vợ hoặc chồng chết sau, nếu như trước đó chưa phân chia di sản của người chết trước. Có như vậy mới giải quyết triệt để được việc phân chia di sản là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, khi BLDS sửa đổi, bổ sung ban soạn thảo cần nghiên cứu về vấn đề có nên quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với di sản là tài sản chung vợ chồng hay không?

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỀ THỪA KẾ TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM (Trang 94 -94 )

×