Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy định của Nghị quyết số 58/1998/UBTVQH10ngày 20-8-1998 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 77)

- Thời kỳ đất nước thống nhất, quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (từ 1976 đến

2.2.3.Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy định của Nghị quyết số 58/1998/UBTVQH10ngày 20-8-1998 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Ngoài ra, để thi hành Nghị quyết của Quốc hội ngày 28-10-1995 và Nghị quyết của Quốc hội ngày 10-5-1997 thì đối với các giao dịch dân sự về nhà ở trước ngày 1-7-1991 bao gồm: Thuê nhà ở, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, mua bán nhà ở, đổi nhà ở, tặng cho nhà ở, thừa kế nhà ở, quản lý nhà vắng chủ giữa cá nhân với cá nhân sẽ được thực hiện theo quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, cho nên ngày 20-8-1998 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 58/1998 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1-7-1991. Đ.9 của Nghị quyết số 58/1998 quy định về thừa kế nhà ở giữa cá nhân với cá nhân: “Đối với trường hợp thừa kế nhà ở được mở trước ngày 1 tháng 7 năm 1991 mà di sản thừa kế chưa được chia, nếu có yêu cầu chia, thì giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.”

Tiếp đó, Thông tư liên tịch số 03/TTLT /1999-TANDTC-VKSNDTC

ngày 25-1-1999 hướng dẫn áp dụng một số quy định Nghị quyết số 58/1998 nêu trên Đ.6 có quy định giải quyết tranh chấp về thừa kế nhà ở giữa cá nhân với cá nhân: “Theo quy định tại Đ.9 của Nghị quyết số 58/1998 thì đối với trường hợp thừa kế nhà ở được mở trước ngày 1-7-1991 mà di sản thừa kế chưa được chia, nếu có yêu cầu chia, thì giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. Khi thụ lý đơn yêu cầu chia di sản thừa kế loại này, Tòa án cần chú ý đến việc tính thời hiệu theo quy định tại K.4 Đ.36 Pháp lệnh Thừa kế và hướng dẫn tại điểm c K.1 Mục III Thông tư liên ngành số 03/TTLN "Hướng dẫn áp dụng pháp luật theo Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành BLDS".

Tóm lại: Theo các quy định này thì tất cả các giao dịch dân sự được xác

lập trước ngày BLDS có hiệu lực (ngày 1-7-1996) mà các văn bản pháp luật trước đây có quy định về thời hiệu khởi kiện, khi có tranh chấp thì Tòa án phải

áp dụng các quy định về thời hiệu của văn bản pháp luật đó để xác định thời hiệu khởi kiện, không phụ thuộc vào việc giao dịch dân sự đó đã thực hiện xong hay vẫn đang thực hiện. Riêng đối các giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1-7-1991 thì không áp dụng Đ.6 của Nghị quyết của Quốc hội ngày 28-10-1985 về việc thi hành BLDS mà áp dụng Nghị quyết số 58/1998.

- Đối với các quan hệ thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 nhưng khi mở thừa kế không có di sản là nhà ở, thì kể từ sau ngày 10-9-2000 là hết thời hiệu khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác, nếu không có trở ngại khách quan khác được quy định tại Đ.36 Pháp lệnh Thừa kế.

- Đối với trường hợp di sản thừa kế là nhà ở, mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 1-7-1991 thì theo quy định tại Nghị quyết của Quốc hội về thi hành BLDS; Nghị quyết số 58/1998 trong đó có quy định về thừa kế nhà ở giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức và tại Thông tư liên tịch số 01/1999 hướng dẫn thời hiệu khởi kiện đối với những vụ án chia di sản thừa kế là nhà ở mà thời điểm mở thừa kế trước ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế (10-9-1990) thì đến sau ngày 10-3-2003 là hết thời hiệu khởi kiện. Chỉ những trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày 10-9-1990 thì đến ngày 10-3-2003 mới hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là nhà, còn các trường hợp thời điểm mở thừa kế từ sau ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện được kéo dài hơn. Thời hiệu khởi kiện dài nhất đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 1-7-1991 mà có di sản là nhà ở (trừ trường hợp có trở ngại khách quan) sẽ là: Ví dụ thời điểm mở thừa kế từ ngày30-6-1991 và được trừ thời gian từ 1-7-1996 đến 1-1-1999 nên đến ngày 1-1-2004 mới hết thời hiệu khởi kiện.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 77)