Mô hình “Kim cƣơng”, một lý thuyết về cạnh tranh nổi tiếng của M. Porter, đƣợc ông nêu trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (1990), đã nêu lên các yếu tố quyết định sự cạnh tranh của một quốc gia trong thƣơng mại quốc tế. Theo ông, khả
năng cạnh tranh của một quốc gia ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động của ngành, của quốc gia đó. Khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hoá thì nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh
mà tự nhiên ban cho sang những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các doanh nghiệp trên thương trường quốc tế.
Mô hình Kim cƣơng của Porter đƣa ra khuôn khổ phân tích để hiểu bản chất và đo lƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Hình 1.2: Mô hình kim cƣong của M. Porter, 1990
Mô hình này đã lý giải những lực lƣợng thúc đẩy sự đổi mới và năng động của các doanh nghiệp và qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trƣờng. Bốn nhóm nhân tố trong mô hình viên kim cƣơng của M.Porter phát triển trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tác động quan trọng đến việc hình thành và duy trì năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp trong một ngành kinh tế - kỹ thuật nào đó. Sự sẵn có cả về số lƣợng và chất lƣợng các nguồn lực cần thiết cho việc phát triển một ngành có khả năng cạnh tranh; thông tin thông suốt về những cơ hội kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể tiếp cận; chiến lƣợc của các doanh nghiệp trong khai thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực; quan điểm, triết lý kinh doanh của chủ sở hữu, quản trị viên, các nhân viên trong doanh nghiệp,… đều có thể “cộng hƣởng” thúc đẩy các doanh nghiệp trong một ngành phải hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đổi mới nhanh hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách
hàng. Vai trò của Nhà nƣớc là thông qua các chính sách vĩ mô tác động vào cả bốn “mặt” của “viên kim cƣơng” sao cho chúng cùng phát triển tƣơng xứng, đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nƣớc nâng cao năng lực cạnh tranh trên thƣơng trƣờng quốc tế.