đối với các nƣớc đang phát triển
Việc thực hiện hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng đều hàm chứa trong đó cả những cơ hội và thách thức.. Việc nghiên cứu chúng sẽ giúp chúng ta tận dụng những cơ hội và chuẩn bị những điều kiện tốt nhất đối đầu với thách thức.
a. Những cơ hội:
Hội nhập quốc tế mang lại nhiều cơ hội kinh tế cho mỗi quốc gia và toàn thế giới. Những thành tựu thời gian qua mà các nƣớc đang phát triển đạt đƣợc có sự góp phần không nhỏ của quá trình hội nhập này, các cơ hội thể hiện ở những mặt chủ yếu sau đây:
Một là, nhờ hội nhập quốc tế mà các ngân hàng trong nƣớc có thể bổ sung đƣợc nguồn vốn hoạt động từ các nguồn bên ngoài, tiếp cận đƣợc các công nghệ ngân hàng tiên tiến, mở rộng hoạt động kinh doanh về ngoại hối, chứng khoán quốc tế, phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nƣớc đa dạng hoá hình thức kinh doanh, phân tán rủi ro.
Hai là, hội nhập sẽ tăng sức ép cạnh tranh từ bên ngoài, buộc các NHTM trong nƣớc phải cải tiến quản lý, tuân thủ các nguyên tắc thị trƣờng, đổi mới kiểm soát nội bộ, phòng ngừa rủi ro và giám sát an toàn hoạt động, mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ tốt hơn, cải thiện vị thế của mỗi ngân hàng trên thị trƣờng thế giới.
Ba là, hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế, cùng với dòng vốn vào là kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật phòng ngừa rủi ro, công nghệ và sản phẩm mới đƣợc đƣa vào thị trƣờng nội địa. Các yếu tố này làm tăng hiệu quả cung cấp dịch vụ của các ngân hàng và các tổ chức tài chính, tăng cƣờng khả năng quản lý rủi ro đối với các hoạt động tài chính trong nƣớc và quốc tế.
Bốn là, hội nhập đã thúc đẩy sự phát triển và trao đổi các dịch vụ tài chính, ngân hàng giữa các nƣớc. Các nƣớc đang phát triển, nơi mà các ngân hàng trong nƣớc thƣờng có chi phí hoạt động cao và lợi nhuận thấp hơn các đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài thì sự xuất hiện của ngân hàng nƣớc ngoài (NHNNg) trên thị trƣờng nội địa sẽ có ảnh hƣởng tích cực. Do sức ép cạnh tranh tăng lên đã thúc đẩy các ngân hàng nội địa hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao chất lƣợng dịch vụ để giữ vững và phát triển thị phần, quản lý chặt chẽ chi phí để tăng lợi nhuận.
Năm là, việc hình thành các tập đoàn ngân hàng lớn cùng với quá trình mở rộng hoạt động của chúng trên thế giới sẽ tạo cho ngân hàng này có nhiều lợi thế trong cạnh tranh cũng nhƣ khả năng đối phó với những biến động thị trƣờng. Sự tham gia của các NHNNg có tên tuổi này trên thị trƣờng nội địa sẽ có ảnh hƣởng tích cực trong việc cải thiện các quy định giám sát và phòng ngừa rủi ro, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về kế toán, công bố công khai. Mặt khác, những ngân hàng ở các nƣớc đang phát triển
muốn thâm nhập vào thị trƣờng các nƣớc cần phải đảm bảo đáp ứng đƣợc các yêu cầu và tiêu chuẩn của những thị trƣờng này mới nhận đƣợc giấy phép hoạt động.
b. Những thách thức:
Thứ nhất, hội nhập xuất hiện sự thâm nhập của NHNNg có thể gây khó khăn cho nền kinh tế và đe doạ đến chủ quyền kinh tế quốc gia. Mở cửa cho sự tham gia của NHNNg quá mức có thể gây ra hiện tƣợng những NHNNg lớn chi phối hoạt động cả hệ thống ngân hàng quốc gia và sự lệ thuộc của nền kinh tế vào một số ít NHNNg.
Thứ hai, hoạt động của NHNNg trên thị trƣờng nội địa với những sản phẩm mới cùng với các giao dịch trên một phạm vi rộng lớn và với tốc độ rất nhanh sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát của các cơ quan quản lý, giám sát của từng quốc gia. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại làm cho nhiều hoạt động ngân hàng thoát khỏi sự kiểm soát của các cơ chế giám sát đã đặt ra.
Thứ ba, các NHNNg hoạt động trên thị trƣờng nội địa tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt, có thể gây ra những xung đột về lợi ích giữa các nhóm khác nhau, ảnh hƣởng đến đặc quyền kinh doanh của các ngân hàng trong nƣớc.
Thứ tƣ, trong môi trƣờng vốn luân chuyển tự do giữa các nƣớc, kích thích các tổ chức trong nƣớc nhận vốn vay nƣớc ngoài một cách thiếu thận trọng. Nếu những tổ chức kinh tế có hệ số nợ nƣớc ngoài cao bị mất khả năng trả nợ sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến hệ thống ngân hàng. Do hiện tƣợng phản ứng theo kiểu “hành vi đám đông” có thể dẫn tới nhiều tổ chức có hệ số nợ cao đổ vỡ, nguy cơ này sẽ nhanh chóng bị khuyếch đại gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NLCT CỦA NGÂN HÀNG VPBANK 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng VPBank:
2.1.1. Việc thành lập:
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng (tiền thân là Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) đƣợc thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp ngày 12 tháng 08 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo Giấy phép hoạt động số 1535/QĐ- UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.
2.1.2. Các sự kiện:
+ Giai đoạn 1993 – 1995: Đây là giai đoạn hình thành VPBank. Những ngƣời sáng lập ra VPBank có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thƣơng trƣờng cùng chia sẻ nguyên tắc kinh doanh “phát triển nhanh và năng động”. Từ năm 1994 đến năm 1996 là giai đoạn phát triển năng động của VPBank. Tuy nhiên, thành tích mà VPBank có đƣợc trong thời gian này chủ yếu dựa trên các phi vụ kinh doanh trái phiếu, mở L/C trả chậm một cách ồ ạt, thu phí và lãi từ ứng tiền kinh doanh ngoại tệ và cho vay đảo nợ đối với các cổ đông. Cách thức kinh doanh hết sức mạo hiểm và cơ chế cho vay lỏng lẻo, sai nguyên tắc của giai đoạn này đã trở thành nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng trầm trọng của ngân hàng suốt 8 năm sau đó.
+ Giai đoạn 1996 – 2000: Đây là giai đoạn khủng hoảng của VPBank. Đến cuối năm 1996 đầu năm 1997, những rủi ro tiềm ẩn của VPBank bắt đầu bộc lộ. Số nợ quá hạn tại ngân hàng lên đến 60% dƣ nợ, trách nhiệm thanh toán thƣ tín dụng (L/C) với nƣớc ngoài trên 40 triệu USD mà không có nguồn đối ứng để thanh toán. NHNN đƣa VPBank vào danh sách kiểm soát đặc biệt. Mọi hoạt động kinh doanh hầu nhƣ bị đình trệ và hiệu quả thấp.
+ Giai đoạn 2001 – 2005: Đây là giai đoạn vƣợt qua khủng hoảng. Những năm tiếp theo từ 1997 đến 2001 là giai đoạn củng cố hoạt động nhằm thoát khỏi khủng
hoảng và tạo tiền đề để ngân hàng phát triển trong giai đoạn mới. Năm 2004 Thống đốc NHNN ký quyết định bỏ kiểm soát đặc biệt đối với NH trƣớc thời hạn 4 tháng, chấm dứt 8 năm khủng hoảng của VPBank. Năm 2001 Vpbank triển khai chƣơng trình hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhẵm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch và cuối năm 2001 VPBank chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu.
Năm 2004 VPBank đã ký hợp đồng ngân hàng đại lý thanh toán thẻ MasterCard International, đây là cơ sở để VPBank triển khai hoạt động kinh doanh thẻ về sau. Trong năm 2004 và 2005 VPBank đã tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nhanh ở giai đoạn sau bằng một loạt các sự kiện nhƣ: ra mắt Website VPBank; Biểu tƣợng mới của VPBank; mở thêm 08 phòng giao dịch và 10 chi nhánh trên toàn quốc. VPBank tăng vốn điều lệ lên mức 320 tỷ vào cuối năm 2005 và là một trong 10 NHTMCP có vốn điều lệ lớn nhất.
+ Giai đoạn 2006 đến nay: Đây là giai đoạn phát triển nhanh và bền vững. Với tiền đề trong những năm cuối giai đoạn khủng hoảng và kinh nghiệm xƣơng máu, trong giai đoạn này VPBank đã cấu trúc nhằm xây dựng ngân hàng theo hƣớng hiện đại, an toàn hiệu quả. Việc cấu trúc nhắm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống, quan tâm đúng mức việc phát triển và quản lý rủi ro. VPBank ký thỏa thuận hợp tác chiến lƣợc với OCBC. VPBank triển khai giai đoạn hai của chƣơng trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng (ký hợp đồng mua CoreBanking - T24 của Temenos Thụy Sỹ) để nâng cấp máy chủ, nâng cấp hệ ngân hàng lõi, thay thế phần mềm sử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với công nghệ mới hiện có, triển khai láp đặt hệ thống ATM.
Năm 2006 Khai trƣơng Công ty quản lý Tài sản VPBank AMC; Công ty TNHH Chứng khoán VPBank chính thức hoạt động.
Năm 2007 phát VPBank Platinum MasterCard, thẻ sử dụng công nghệ bảo mật chip hiện đại nhất Việt Nam. Nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng.
Năm 2006 – 2008: thành lập 82 chi nhánh và PGD, đƣa tổng số chi nhánh và PGD trên toàn hệ thống đạt 139 điểm giao dịch và là 1 trong 5 NHTMCP có số điểm giao dịch lớn nhất.
Năm 2009: Cơ cấu lại nhân sự cấp cao, cấu trúc lại hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo hƣớng bán hàng.
Năm 2010: định vị lại thƣơng hiệu (Phụ lục 2), nâng vốn điều lệ lân 4.000 tỷ đồng, tập chung xây dựng chiến lƣợc và tái cấu trúc lại ngân hàng, nhằm đƣa VPBank trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
2.1.3. Một số chỉ tiêu hoạt động chính:
Trong 18 năm hoạt động, VPBank giữ vững sự tăng trƣởng ổn định, đặc biệt là giai đoạn 2007 – 2010. Điều này đƣợc thể hiện bằng các chỉ số tài chính, tín dụng của VPBank qua các năm nhƣ sau:
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động chính của VPBank giai đoạn 2007 - 2010
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện
Tổng tài sản 12.500.000 18.137.433 17.000.000 18.587.010 23.000.000 27.543.006 47.000.000 57.143.006 Vốn điều lệ (Triệu đồng) 1.172.000 2.000.000 1.500.000 2.117.474,33 2.000.000 2.117.474,33 4.000.000 4.000.000 Lợi nhuận trƣớc thuế (Triệu đồng) 180.000 313.523 270.000 198.723 360.000 382.632 610.000 668.840 Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Vốn điều
lệ bình quân
16% 21% 17% 7% 17% 13,4% 14% 17%
Số lƣợng điểm
giao dịch 70 98 100 131 120 139 150 158
Số lƣợng cán bộ
nhân viên (ngƣời) 1.400 2.714 1.800 2.804 2.000 2.394 2.700 2.783
Một số chỉ tiêu đã phản ánh giai đoạn 2007 – 2010 VPBank đã có sự phát triển vƣợt bậc. Các chỉ tiêu đều tăng trƣởng ở mức cao. Tuy nhiên năm 2008 các chi tiêu về hiệu quả kinh doanh đạt ở mức thấp là do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới.
2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của VPBank:
Để đánh giá NLCT của VPBank tác giả sẽ lựa chọn ba đối thủ cạnh tranh chính của VPBank trên thị trƣờng là: NHTMCP Á Châu (ACB); NHTMCP Sài Gòn thƣơng tín (Sacombank) là hai ngân hàng dẫn đầu trong khối NHTMCP hiện nay cũng hàm ý kinh nghiệm quý cho VPBank; NHTMCP quốc tế (VIB) là NHTMCP có quy mô và NLCT tƣơng tự nhƣ VPBank để làm cơ sở so sánh, đối chiếu trong quá trình phân tích đánh giá NLCT của VPBank. Bên cạnh đó tác giả luôn có những dẫn chứng các tiêu chí đánh giá của VPBank với mức bình quân của ngành và một số ngân hàng điển hình khác để có cái nhìn tổng quát về NLCT của VPBank.
2.2.1. Các yếu tố bên trong ngân hàng
2.2.1.1. Năng lực tài chính
- Quy mô vốn điều lệ:
Có thể nói, quy mô vốn chủ sở hữu nhƣ là tấm đệm để đảm bảo cho mỗi ngân hàng có khả năng chống đỡ trƣớc những rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng nhƣ trƣớc những rủi ro của môi trƣờng kinh doanh. Vốn chủ sở hữu càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng chống đỡ cao hơn với những “cú sốc” của môi trƣờng kinh doanh. Điều này càng có ý nghĩa hơn trong môi trƣờng kinh doanh có nhiều biến động phức tạp nhƣ hiện nay, nhất là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế càng lúc càng gia tăng trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá kinh tế mỗi lúc thêm sâu rộng. Theo lý thuyết chung, vốn tự có thấp dẫn đến hạn chế rất lớn khả năng mở rộng mạng lƣới, địa bàn hoạt động và đổi mới thiết bị công nghệ, đặc biệt là hệ thống thanh toán, chi phí hoạt động tăng và kết quả tất yếu là mức độ cạnh tranh yếu, kết quả hoạt động thấp. Một khi có những thay đổi chính sách hoặc có biên động bất lợi về kinh tế dễ dẫn đến khả năng bị suy yếu, nếu nghiêm trọng có thể dẫn tới nguy cơ mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán, gây thiệt hại cho khách hàng, cho hệ thống ngân hàng và nền
kinh tế. Do đó, vốn chủ sở hữu có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM
VPBank sau nhiều lần tăng vốn điều lệ, hiện vốn điều lệ đạt 4.000 tỷ đồng. VPBank đã đạt đƣợc điều kiện bắt buộc theo quy định của Chính Phủ tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP. Theo lộ tình này đến 01/01/2011 tất cả các NHTMCP phải có vốn điều lệ tối thiểu đạt 3.000 tỷ đồng.
Đơn vị: Tỷ đồng 210 310 750 1500 2000 2117 2117 4000 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Vốn điều lệ
Hình 2.1: Quá trình tăng vốn điều lệ của VPBank
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2009, 2010)
Nhìn bức tranh tổng thể, quy mô VĐL của các NHTMCP của Việt Nam tách tốp rất rõ rệt. Hiện đã có 35 NHTMCP có mức vốn trên 3.000 tỷ VND, và còn rất nhiều NH đang ở tốp dƣới 3.000 tỷ đồng trong khi thời hạn 01.01.2011 đã hết.
Bảng 2.2: Quy mô vốn điều lệ của một số NHTMCP tháng 12 năm 2010
STT Ngân hàng
Vốn điều lệ
Tỷ VND Triệu USD
Nhóm 1 (VĐL trên 5.000 tỷ đồng)
2 Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng 13.223 662
3 Ngân hàng Xuất nhập khẩu 10.560 528
4 NHTMCP Á châu 9.377 469
5 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 9.179 459
6 Ngân hàng Quân Đội 7.300 365
7 Ngân hàng Kỹ Thƣơng Việt Nam 6.932 347
8 Ngân hàng Đông Nam Á 5.400 270
9 Ngân hàng Liên Việt 5.160 258
10 Ngân hàng Hàng Hải, Ngân hàng Đại Dƣơng 5.000 250
Nhóm 2 (VĐL từ 3.000 tỷ đồng đến dƣới 5.000 tỷ đồng)
11 Ngân hàng Đông Á 4.500 225
12 Ngân hàng Quốc tế, Ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vượng 4.000 200
13 Ngân hàng An Bình 3.830 191
14 Ngân hàng TMCP Sài Gòn 3.653 183
15 Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội 3.500 175
16 Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa 3.399 170
17 Ngân hàng Phƣơng Đông 3.140 157
18 Ngân hàng Đại Á 3.100 155
19 Ngân hàng Phƣơng Nam 3.049 152
21
Ngân hàng Đại Tín; Ngân hàng phát triển Mê Kông; Ngân hàng Tiên Phong; Ngân hàng Việt Nam Thƣơng Tín; Ngân hàng Bảo Việt; Ngân hàng Việt Á; Ngân hàng Sài Gòn Công Thƣơng; Ngân hàng phát triển nhà TP HCM; Ngân hàng phát triển nhà Hà Nội; Ngân hàng Nam Á; Ngân hàng Kiên Long; Ngân hàng Gia Định; Ngân hàng Bắc Á.
3.000 150
Nhóm 3 (VĐL dƣới 3.000 tỷ đồng)
22 Ngân hàng xăng dầu; Ngân hàng Phƣơng Tây;
Ngân hàng Đề Nhất 2.000 100
23 Ngân hàng Đại Á; Ngân hàng Đệ Nhất; Ngân
hàng Nam Việt 1.000 50
(Nguồn tổng hợp báo cáo của các NHTM)
Qua số số liệu trên cho thấy vốn của NHTMCP của Việt Nam hiện nay nói