- Năng lực đầu tư: Hiện nay, nhiều NHTMCP Việt Nam nhƣ Techcombank, VPBank,
MB... đã hoàn thành giai đoạn 2 của chƣơng trình đầu tƣ lớn vào công nghệ ngân hàng. Chỉ trong vòng 2 năm gần đây, riêng VPBank đã đầu tƣ gần 10 triệu USD cho công nghệ ngân hàng bao gồm việc nâng cấp và sử dụng hệ thống Core Banking T24 của hãng Temenos (Thụy Sĩ) - hiện là hệ thống đƣợc đánh giá cao nhất trong hệ thống các phần mềm ngân hàng. Với những sự đầu tƣ này đã giúp VPBank đáp ứng đƣợc sự
đa dạng về nhu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Bảng 2.9: Trình độ công nghệ của các ngân hàng Việt Nam
STT Ngân hàng Hệ thống phần mềm áp dụng Xếp hàng từ năm 2004 đến 2009 1 BIDV, VCB, Vietinbank, MSB SIBS (Silverlake Integrated Banking Solutions) 9,9,9,8,9,10 2 Techcombank, Sacombank, VPbank... (gần 20 NH) Temenos T24 1,2,1,1,1,1 3 Habubank, Liên Việt, Tiên Phong... Symbol System Access 12,10,9,10,9,10
(Nguồn: http://www.inntron.com/core banking.html)
Cùng với việc đầu tƣ lớn cho công nghệ VPBank đã triển khai hàng loạt những hoạt động kinh doanh của một ngân hàng hiện đại nhƣ:
- Hệ thống nghiệp vụ ngân hàng lõi (Core banking) giúp thay đổi căn bản các quy trình nghiệp vụ trƣớc đây. Hiện nay, 100% các nghiệp vụ đƣợc thực hiện theo chuẩn nghiệp vụ tự động hoá của khu vực và quốc tế.
- Sử dụng các phƣơng thức và công cụ thanh toán hiện đại nhƣ thẻ thanh toán, thanh toán qua mạng (home banking, mobile banking, và tích hợp hệ thống giao dịch chứng khoán,…)
- Thực hiện quy trình giao dịch một cửa, tập trung quy trình xử lý vào một cán bộ duy nhất.
- Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro: Triển khai mạng trên diện rộng trong toàn hệ thống VPBank cũng nhƣ giữa các ngân hàng. Qua đó, ngân hàng có thể trao đổi thông tin phục vụ công tác cho vay và nâng cao chất lƣợng tín dụng và giảm bớt rủi ro của ngân hàng.
- Hệ thống thông tin quản lý (MIS): Hệ thống này hỗ trợ rất lớn trong việc cải tiến công tác thông tin báo cáo thống kê giữa các chi nhánh và hội sở, giúp cho việc chỉ đạo và điều hành của toàn hệ thống đƣợc nhanh nhạy, chính xác và kịp thời hơn.
Hiện nay, VPBank đã là thành viên của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn Thế giới SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), và sử dụng công cụ viễn thông đảm bảo phục vụ khách hàng trên toàn thế giới suốt 24/24 giờ. Ngoài ra, VPBank còn sử dụng các thiết bị chuyên dùng của Reuteurs, bao gồm Reuteurs Monitor để xem thông tin tài chính, và Reuteurs Dealing System để thực hiện các giao dịch ngoại tệ với các tổ chức tài chính quốc tế.
- Hiệu quả từ đầu tư công nghệ: Với các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, áp
dụng Core Banking T24 cũng đem lại nhiều hiệu quả rõ rệt. Chẳng hạn, với hoạt động thanh toán quốc tế, quy trình xử lý giao dịch sau khi triển khai Core Banking T24 đƣợc chuyển đổi từ phân tán sang tập trung. Quyết định này hoàn toàn phù hợp với xu thế quản lý chung của ngân hàng hiện đại cho phép bán sản phẩm rộng khắp trên toàn hệ thống, chuyên môn hóa nghiệp vụ thanh toán tại một nơi. Kết quả là năm 2008, tổng số lƣợng và giá trị giao dịch thanh toán quốc tế của VPBank tăng 98% so với năm 2007. Doanh số và lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế của VPBank năm 2009 tiếp tục có mức tăng trƣởng tốt và ổn định.
Hệ thống Core Banking T24 đã giúp cho VPBank quản trị rủi ro ngân hàng trên 4 lĩnh vực: Quản trị rủi ro về thị trƣờng, quản lý rủi ro tín dụng, thanh khoản và tác nghiệp với 9 mức quản lý khác nhau. Ngoài ra, với T24, VPBank có thể nâng cao việc quản lý tài khoản khách hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
So với trình độ NHNNg và các NH trong khu vực thì trình độ công nghệ của VPBank nói riêng và NHTMCP Việt Nam nói chung vẫn còn nhiều hạn chế. Khác với các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc, những ngân hàng, tổ chức tài chính, văn phòng đại diện ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc trang bị hệ thống core banking cực kỳ hiện đại do họ mang từ ngân hàng mẹ sang, điển hình nhƣ ANZ, Duchbank, HSBC, Citibank. Những ngân hàng này thừa hiểu, khi đầu tƣ vào “core”, lập tức tên tuổi ngân hàng đó
sẽ khẳng định đƣợc đẳng cấp, tổng tích tài sản tăng, dễ dàng mở rộng quy mô, sản phẩm dịch vụ. Chƣa kể, nhờ đó, tính bảo mật thông tin cao hơn, hạch toán sổ sách chứng từ kế toán thuận tiện hơn. Tuy nhiên theo đánh giá của tác giả so với các đối thủ hiện tại thì năng lực và trình độ công nghệ của VPBank là tƣơng đối tốt và hoạt động hiệu quả. Đây là thế mạnh VPBank cần khai thác triển để để có thể nâng cao NLCT của mình trong thời gian tới và nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tƣ cho công nghệ.