Sử dụng bảng hỏi kết hợp với phương pháp trò chuyện với cán bộ Đoàn, các nhà quản lý và đoàn viên, sinh viên các trường nhằm thu thập thông tin đánh giá của các chuyên gia và các ĐVTN về quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên tại các trường đại học địa bàn thành phố Hà Nội.
3.4.3. Kết quả khảo sát
Để kiểm chứng về sự cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên các trường đại học địa bàn thành phố Hà Nội, chúng tôi đã lấy ý kiến của các cán bộ Đoàn, nhà quản lý, đoàn viên, sinh viên của các nhà trường bằng phiếu điều tra, số người được hỏi gồm:
- Cán bộ Đoàn trường, Đoàn khoa, Chi đoàn : 14 đồng chí - Cán bộ quản lý sinh viên: 05 đồng chí - Đoàn viên và sinh viên các trường: 11 đồng chí Tổng số: 30 đồng chí
Trong phiếu xin ý kiến tôi ghi rõ 5 biện pháp, mỗi biện pháp được hỏi về tính cấp thiết và có 3 mức độ: Cấp thiết, ít cấp thiết, không cấp thiết.
Về tính khả thi có có 3 mức: khả thi, ít khả thi và không khả thi.
Sau khi sử dụng bảng hỏi và kết hợp trò chuyện với 30 cán bộ Đoàn, nhà quản lý và sinh viên các trường đại học, kết quả thu được ở bảng 3.1:
Bảng 3.1. Đánh giá của cán bộ Đoàn, cán bộ quản lý và đoàn viên-sinh viên về tính cấp thiết và khả thi của biện pháp
Biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết Khả thi Ít khả thi Không khả thi Đảm bảo sự lãnh đạo của
Đảng, sự phối hợp của lãnh đạo nhà trường và các phòng ban chức năng, sự chủ động tổ chức thực hiện của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường 5/30 16,7% 25/30 83,3% 0/0 27/30 90% 3/30 10% 0/0 Thực hiện tốt các chức năng: lập kế hoạch, chỉ đạo và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên
4/30 13,3% 26/30 86,7% 0/0 30/30 100% 0/0 0/0 Xây dựng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên thực hiện công tác giáo dục của Đoàn 0/0 30/30 100% 0/0 25/30 83,3% 5/30 16,7% 0/0 Phát huy vai trò làm nòng cốt chính trị của Đoàn đối với Hội Sinh viên để chỉ đạo đồng bộ hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên ở các trường có tổ chức Hội Sinh viên
1/30 3,3% 29/30 96,7% 0/0 24/30 80% 6/30 20% 0/0
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá khách quan hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên ở các Đoàn trường 2/30 6,7% 28/30 93,3% 0/0 30/30 100% 0/0 0/0
- Tổng hợp kết quả khảo sát
Sau khi tổng hợp các phiếu xin ý kiến theo từng tiêu chí thu được kết quả ở bảng 3.1. Như vậy về cơ bản cả 5 biện pháp mà chúng tôi đề xuất đều đã được trên 80% cán bộ Đoàn, nhà quản lý và đoàn viên, sinh viên đồng ý tán thành. Do không có điều kiện về thời gian để thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm chứng nhận thức bằng tính khả thi của 5 biện pháp trên ở kết quả bảng 3.1. Như vậy đại đa số các ý kiến đều cho rằng 5 biện pháp trên đều mang tính khả thi để làm tốt công tác quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên tại các trường đại học địa bàn thành phố Hà Nội. Điều đó chứng tỏ các biện pháp mà chúng tôi đề xuất khi nghiên cứu trong phạm vi đề tài này là hoàn toàn có thể triển khai thực hiện trong thực tiễn.
Kết luận chƣơng 3
Trên cơ cở lý luận và thực tiễn, có thể đề ra 5 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên các trường đại học địa bàn thành phố Hà Nội.
Hệ thống các biện pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau và phụ thuộc vào kết quả của nhau: Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên trên cơ sở tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng ủy nhà trường, sự phối hợp của lãnh đạo nhà trường và các phòng ban chức năng, sự chủ động tổ chức thực hiện của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường có liên quan đến công tác lập kế hoạch, chỉ đạo và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên và công tác phát triển đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên thực hiện công tác giáo dục của Đoàn cũng như tác động đến vai trò của Đoàn làm nòng cốt chính trị đối với Hội Sinh viên và công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên trong trường đại học.
Các biện pháp đề xuất muốn có hiệu quả cần phải có đủ các điều kiện sau: cán bộ Đoàn, các nhà quản lý, giảng viên trong các trường phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục này, đồng thời phải là người mẫu mực về tư tưởng, chính trị, đạo đức để đoàn viên, sinh viên học tập làm theo. Đoàn trường phải tham mưu cho Đảng ủy, lãnh đạo nhà trường xây dựng được chuẩn mực văn hoá nhà trường, có môi trường tốt để đoàn viên, sinh viên học tập và rèn luyện.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra các kết luận sau:
- Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh là một quá trình được tổ chức một cách có mục đích, kế hoạch của tổ chức Đoàn đối với đoàn viên, có ý nghĩa nhằm chuyển hóa tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các quan điểm giáo dục của Đoàn thành phẩm chất giá trị của mỗi cá nhân đoàn viên. Bản chất của quá trình này là biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trở thành hành vi thực hiện tự giác của đoàn viên.
- Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên trong các trường đại học là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của Nhà quản lý (Đảng ủy, lãnh đạo nhà trường và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) đến tập thể, cán bộ, giáo viên, đoàn viên và những lực lượng giáo dục trong và ngoài trường nhằm huy động họ tham gia và quan tâm giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên để thực hiện có hiệu quả, mục tiêu nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng góp phần hình thành phát triển nhân cách đoàn viên một cách toàn diện.
- Nội dung giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên trong các trường đại học chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực giáo dục nhận thức chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục truyền thống và giáo dục pháp luật gắn với các phong trào hành động cách mạng của Đoàn; tổ chức các phong trào, hoạt động triển khai thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chú trọng các nội dung giáo dục về truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù, sáng tạo và khát vọng vươn lên trong mọi hoàn cảnh của nhân dân Việt Nam góp phần bồi dưỡng, xây dựng lớp thanh niên có bản lĩnh, tự tin đảm nhận vai trò chủ nhân tương lai của đất nước.
- Thực trạng từ nhận thức đến hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên cho thấy: đa số cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên trẻ và cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các trường có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, sinh viên. Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên của các nhà trường được triển khai cơ bản theo các bước: Lập kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên; tổ chức hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên; chỉ đạo các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng sinh viên; tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục và đề xuất các biện pháp để quản lý tốt hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên.
- Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên của Đoàn trường được thực hiện qua các bước, cụ thể: Ban hành chủ trương, nghị quyết, kế hoạch, chương trình công tác Đoàn trong đó có nội dung thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên trên cơ sở định hướng của Đảng ủy nhà trường và Đoàn cấp trên; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm vận động, thu hút đoàn viên tham gia, qua đó thực hiện mục tiêu giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên; thực hiện công tác đánh giá, rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện các phong trào, hoạt động của Đoàn.
- Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên ở các trường đại học địa bàn thành phố Hà Nội: đa số Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường đều có kế hoạch chỉ đạo hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, thành lập Ban chỉ đạo công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, gồm: đại diện Ban Giám hiệu nhà trường, đại diện phòng công tác sinh viên, BTV Đoàn trường và các phòng, đơn vị có liên quan. Đối với hoạt động của Đoàn Thanh niên các trường: đa số các Đoàn trường định hướng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thông qua chương trình công tác chung của từng năm học, qua hội nghị tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên và triển khai chương trình công tác năm của Đoàn trường. BCH các Đoàn trường quản lý việc tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên
thông qua các biện pháp chủ yếu là: quản lý hoạt động thông qua chương trình, kế hoạch công tác của Đoàn trường, Đoàn các khoa và các chi đoàn; công tác quản lý của Đoàn các trường còn thể hiện trực tiếp thông qua các hoạt động.
- Tuy nhiên, thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên của các Đoàn trường còn bộc lộ những hạn chế, cụ thể: Một số Đoàn trường không có kế hoạch, định hướng cụ thể để triển khai các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên; công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên còn chưa được triển khai thường xuyên, quyết liệt; công tác giáo dục chính trị tư tưởng ở các Đoàn trường đại học trên địa bàn thành phố chưa có sự thống nhất trong triển khai thực hiện; ở một vài nơi, việc xây dựng chương trình công tác còn chưa được chú trọng, hoạt động còn theo kỳ cuộc, theo sự chỉ đạo của Đoàn cấp trên và cấp ủy, lãnh đạo nhà trường; việc định hướng, lập kế hoạch công tác và định hướng cho các hoạt động của đoàn cấp dưới và chi đoàn ở một số nơi còn hạn chế. Đoàn cấp dưới cũng thiếu sự chủ động đề xuất và Đoàn trường cũng thiếu chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động, chất lượng của một số hoạt động còn thấp, chưa mang tính giáo dục cao, nội dung giáo dục nghèo nàn, hình thức còn khô cứng, khó tiếp nhận…
- Để quản lý có hiệu quả hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị cho đoàn viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
+ Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp của lãnh đạo nhà trường và các phòng ban chức năng, sự chủ động tổ chức thực hiện của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường
+ Thực hiện tốt các chức năng: lập kế hoạch, chỉ đạo và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên
+ Xây dựng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên thực hiện công tác giáo dục của Đoàn
+ Phát huy vai trò làm nòng cốt chính trị của Đoàn đối với Hội Sinh viên để chỉ đạo đồng bộ hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên ở các trường có tổ chức Hội Sinh viên
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá khách quan hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên ở các Đoàn trường
- Qua tổng hợp kết quả khảo sát các biện pháp đã đề xuất cho thấy đa số cán bộ Đoàn, nhà quản lý và đoàn viên, sinh viên đồng ý tán thành và cho rằng các biện pháp đều mang tính khả thi để làm tốt công tác quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên tại các trường đại học địa bàn thành phố Hà Nội. Điều đó chứng tỏ các biện pháp đã đề xuất trong phạm vi đề tài là hoàn toàn có thể triển khai thực hiện trong thực tiễn.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với các bộ ngành và cấp ủy nhà trường đại học
- Tăng cường công tác quản lý văn hóa, kịp thời ngăn chặn tác động xấu của các sản phẩm không lành mạnh đến ĐVTN. Tạo điều kiện, khuyến khích để các cơ quan văn hóa, văn học nghệ thuật, điện ảnh sáng tác và phổ biến nhiều công trình, tác phẩm có giá trị giáo dục tốt cho thanh niên. Đồng thời siết chặt quản lý với những ấn phẩm, trang mạng, game online có nội dung không lành mạnh, ảnh hưởng không tốt đến thanh niên. Tấn công mạnh mẽ vào các loại tội phạm, tệ nạn xã hội để tạo ra một môi trường xã hội lành mạnh hơn cho tuổi trẻ.
- Quan tâm đầu tư thỏa đáng những thiết chế văn hóa để đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho thanh niên.
- Có biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn tình trạng gian lận trong thi cử, đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đẳng trong giáo dục đi đôi với đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên; chống bạo lực học đường, đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội trong sinh viên; tăng cường đầu tư, đổi mới nội dung giáo dục thể chất, kỹ năng xã hội, các hoạt động vui chơi giải trí cho sinh viên.
- Tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng ủy các nhà trường, sự lãnh đạo của Ban Giám hiệu tới các phòng, đơn vị chức năng để phối hợp với Đoàn các trường, các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường thực hiện tốt
công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, sinh viên thúc đẩy ý thức tự giác tự học tập, tự rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của đoàn viên, sinh viên.
2.2. Đối với Thành Đoàn Hà Nội và BCH Đoàn các trường
Giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Đoàn, đòi hỏi các cấp bộ Đoàn phải có nhiều sự đầu tư, sáng tạo trong cách làm, kiên trì, bền bỉ, để đạt được hiệu quả trong triển khai thực hiện. Do đó, các cấp bộ Đoàn cần quan tâm thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Thường xuyên nghiên cứu, chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên nhằm thu hút đoàn viên tham gia các hoạt động của Đoàn một cách tự giác, tích cực... - Tích cực trong tham mưu cấp ủy đảng chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐVTN; tăng cường công tác lãnh đạo lập kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên một cách khoa học, có hệ thống, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên.
- Tập trung phát triển đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác