Phát huy vai trò làm nòng cốt chính trị của Đoàn đối với Hộ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các trường đại học địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 77)

viên để chỉ đạo đồng bộ hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên ở các trường có tổ chức Hội Sinh viên

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm giúp BCH Đoàn các trường thực hiện hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên một cách đồng bộ trên cơ sở chỉ đạo, định hướng và phối hợp với tổ chức Hội Sinh viên nhà trường. Đồng thời, góp phần nâng

cao chất lượng và hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhà trường nói chung, hiệu quả của các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên nói riêng.

3.2.4.2.Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp

- Hiện nay, hầu hết các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội có tổ chức Hội Sinh viên. Hội Sinh viên các trường chịu sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy các nhà trường, sự định hướng lãnh đạo công tác của Đoàn trường và trực tiếp là sự lãnh đạo của Hội Sinh viên thành phố Hà Nội. Với vai trò là nòng cốt chính trị trong tổ chức Hội Sinh viên, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần quan tâm định hướng hoạt động đối với tổ chức Hội Sinh viên, đặc biệt trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, sinh viên. Vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn đối với Hội Sinh viên các trường thông qua một số nội sung sau:

+ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường cần chỉ đạo, định hướng Hội Sinh viên trường tổ chức quán triệt, phổ biến chủ trương, Nghị quyết, chương trình hành động cách mạng của Đoàn, của tuổi trẻ, các chủ trương, nội quy của nhà trường tới đông đảo đoàn viên, sinh viên, thông qua Hội Sinh viên trường để tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cách mạng cho đoàn viên.

+ Quan tâm cử cán bộ của Đoàn để Hội Sinh viên trường hiệp thương cử giữ các chức vụ chủ chốt nhằm đảm bảo tốt vai trò làm nòng cốt chính trị của Đoàn. Cán bộ Đoàn làm công tác Hội cần phải có kiến thức, am hiểu sâu sắc về đời sống và tâm lý của sinh viên, gần gũi, chia sẻ, có kĩ năng đoàn kết và tập hợp thanh niên để thuận lợi trong công tác định hướng và giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên.

+ Thường xuyên trao đổi, giao ban định kỳ giữa thường trực, BTV Đoàn trường và Ban Thư ký Hội Sinh viên trường để nắm tình hình tổ chức và hoạt động của Đoàn, Hội, diễn biến và tư tưởng của đoàn viên sinh viên để qua đó có những định hướng kịp thời, tổ chức các phong trào hành động cách mạng sát với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên sinh viên, góp phần thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, sinh viên.

+ Đoàn trường cần phải coi Hội Sinh viên trường là một kênh để phối hợp thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên. Bởi đa số hội viên của Hội Sinh viên trường đều là đoàn viên của Đoàn trường. Do đó, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác của Hội Sinh viên trường cũng góp phần tích cực nâng cao chất lượng công tác của Đoàn trường.

3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- BCH Đoàn trường và BCH Hội Sinh viên trường luôn luôn có sự đoàn kết, thống nhất trong chỉ đạo hoạt động đối với cả công tác Đoàn và công tác Hội trong nhà trường. Trong đó, Đoàn trường cần khẳng định rõ vai trò nòng cốt mang tính định hướng đối với Hội Sinh viên.

- Cần phải đảm bảo cán bộ chủ chốt của Hội Sinh viên là cán bộ chủ chốt của Đoàn trường để có sự kết hợp trong chỉ đạo, lãnh đạo công tác của Đoàn trường và Hội Sinh viên trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các trường đại học địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 77)