Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục chính trị

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các trường đại học địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 28)

tưởng cho đoàn viên ở các trường đại học

Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên nói chung và đoàn viên sinh viên trong các trường đại học nói riêng là sự tổng hợp của nhiều yếu tố kết hợp đồng bộ. Do đó, các yếu tố có sự ảnh hưởng tới quá trình quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên. Bất kỳ yếu tố nào có sự thay đổi hoặc điều chỉnh đều có ảnh hưởng tới quá trình quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, cụ thể như sau:

- Công tác chỉ đạo của Đoàn cấp trên, của Đảng ủy trường tới hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên của Đoàn trường: đây là một yếu tố có vai trò quyết định, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên. Bởi chủ trương và chỉ đạo của Đoàn cấp trên và cấp ủy nhà trường mang yếu tố định hướng. Trên cơ sở đó, BCH Đoàn trường cụ thể hóa để chỉ đạo tổ chức các hoạt động. Điều đó liên quan trực tiếp tới việc hoạt động đó có được tổ chức hay không? Tổ chức với nội dung như vậy đã phù hợp với định hướng hay chưa? Do đó, công tác chỉ đạo của Đoàn cấp trên và cấp ủy các nhà trường là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên cũng như quá trình quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng của Đoàn trường.

- Sự phối hợp giữa lãnh đạo nhà trường và các phòng ban, chức năng: Sự phối hợp giữa lãnh đạo nhà trường và các phòng ban, chức năng là yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng và quá trình quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên. Bởi quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên phụ thuộc rất lớn vào kế hoạch giảng dạy của nhà trường, các định hướng, quan điểm và phương thức thực hiện giáo dục chính trị tư tưởng của lãnh đạo nhà trường đối với sinh viên. Do đó, để quản lý tốt hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thì Đoàn trường cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với lãnh đạo nhà trường và các phòng ban chức năng để có sự thống nhất trong tổ chức thực hiện, tránh chồng chéo. Do đó, yếu tố này có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên của Đoàn trường.

- Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng của tổ chức Đoàn: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên. Theo đó cũng ảnh hưởng tới quá trình quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng của Đoàn trường. Bởi Đoàn trường quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng thông qua các phong trào hành

động cách mạng của Đoàn. Trong khi những phong trào hành động của Đoàn được thể hiện thông qua các hoạt động. Nếu như năng lực tổ chức các hoạt động yếu thì chất lượng hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên không thể cao, không đạt được hiệu quả và mục tiêu đề ra. Vì vậy, để quản lý tốt hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên cần quan tâm tới yếu tố này.

- Phẩm chất của cán bộ Đoàn làm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, của cán bộ, giảng viên nhà trường tham gia vào công tác giáo dục: Đây là yếu tố quan trọng liên quan tới quá trình quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên của BCH Đoàn trường. Bởi “Cán bộ nào, phong trào đó”, phẩm chất của cán bộ và giảng viên rất quan trọng, liên quan đến phong cách lãnh đạo và tổ chức hoạt động, liên quan đến tư duy quản lý, tư duy truyền đạt kiến thức và tham gia thực hiện quá trình giáo dục. Cán bộ, giảng viên có phẩm chất năng lực và đạo đức tốt, sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển nhận thức của đoàn viên, thanh thiếu nhi và ngược lại nếu cán bộ, giảng viên phẩm chất không tốt, dễ bị giao động hoặc năng lực yếu sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên.

- Mục tiêu của nhà trường và của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường: Đây là yếu tố được ví như “Kim chỉ nam” cho hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng của Đoàn trường. Bởi đây là cơ sở quan trọng để BCH Đoàn trường bám sát tổ chức thực hiện. Mục tiêu của nhà trường thường được nêu trong chiến lược phát tiển của nhà trường, còn mục tiêu của Đoàn trường thường được nêu trong Nghị quyết Đại hội của Đoàn trường. Theo đó, tất cả các hoạt động của Đoàn trường đều phải bám sát chiến lược phát triển của nhà trường và bám sát nghị quyết của Đoàn trường.

- Tính tích cực của đoàn viên là nhân tố quyết định kết quả cuối cùng của quá trình giáo dục chính trị tư tưởng. Không ai có thể nhận thức thay, học thay và làm thay đoàn viên, mà phải bằng chính họ quyết định sự quá trình tiếp thu, học tập, rèn luyện của bản thân. Nếu như coi hoạt động giáo dục

chính trị tư tưởng của Đoàn trường cho đoàn viên bản chất tương tự quá trình dạy học thì đoàn viên ở đây đóng vai trò là người học, tính chủ động và tích cực của người học là nhân tố quyết định chất lượng của quá trình dạy học. Nếu chỉ có hoạt động của người dạy (tổ chức Đoàn) mà không có hoạt động của người học (đoàn viên) thì chỉ là sự độc thoại một chiều, không thể tương tác và đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, tính tích cực của đoàn viên là nhân tố ảnh hưởng tới quá trình quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng.

- Nội dung, chương trình giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên. Nếu như nội dung, chương trình giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên mang tính thiết thực, phù hợp sẽ kích thích động viên, thu hút dược đoàn viên tham gia. Và ngược lại, nếu như nội dung giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên không phù hợp, chương trình giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thiếu tính khoa học thì hiệu quả của hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên sẽ không cao. Do đó, nội dung, chương trình giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên là một yếu tố cần được quan tâm thường xuyên trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng của BCH Đoàn các trường.

- Phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục: Tương tự như nội dung và chương trình giáo dục chính trị tư tưởng, phương pháp và hình thức giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên. Phương pháp giáo dục hợp lý, hình thức giáo dục phong phú và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên sẽ góp phần phát huy vai trò tích cực chủ động, sáng tạo của đoàn viên, huy động họ tham gia vào quá trình giáo dục, tự giáo dục để hoàn thiện nhân cách. Chính vì vậy, trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng của BCH Đoàn trường cần quan tâm đến phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên.

- Hình thức tổ chức quản lý quá trình tự rèn luyện của đoàn viên: Đây là yếu tố ảnh hưởng tới quá trình nhận thức, rèn luyện của đoàn viên. Nếu như hình thức quản lý quá trình tự rèn luyện của đoàn viên khoa học, hợp lý sẽ phát huy vai trò cá nhân, khai thác tiềm năng trí tuệ và nhận thức của họ, giúp họ phát triển phẩm chất, nhân cách theo định hướng. Do đó, việc quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên cần lưu ý và quan tâm đến hình thức quản lý quá trình tự rèn luyện của đoàn viên để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng của Đoàn trường.

Kết luận chƣơng 1

Giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên là quá trình giáo dục, nhằm chuyển hóa tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê Nin - tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các quan điểm giáo dục của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phẩm chất, giá trị của mỗi đoàn viên. Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên: Là những tác động có mục đích, có kế hoạch của tổ chức Đoàn đến tập thể, cán bộ, đoàn viên nhằm huy động họ tham gia thực hiện hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, để thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng đề ra. Cụ thể hơn là quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, pháp luật cho đoàn viên, giáo dục cho đoàn viên nhận thức đúng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chuẩn mực đạo đức của xã hội, có niềm tin đối với cách mạng Việt Nam. Từ đó, hình thành ý thức tự giác thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế và quy định của nhà trường, thực hiện các chuẩn mực đạo đức mà xã hội yêu cầu.

Tuy nhiên trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên không tránh khỏi những yếu tố ảnh hưởng bao gồm: Hoạt động chỉ đạo của Đoàn cấp trên và cấp ủy nhà trường; sự phối hợp giữa lãnh đạo nhà trường và các phòng, đơn vị trực thuộc; năng lực tổ chức hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng của tổ chức Đoàn; phẩm chất của cán bộ Đoàn làm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, của cán bộ, giảng viên nhà trường tham gia vào công tác giáo dục; mục tiêu của nhà trường và của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường; nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng của tổ chức Đoàn; tính tích cực của đoàn viên, các yếu tố về chính trị xã hội, nền kinh tế… Nếu khai thác và tận dụng được những yếu tố ảnh hưởng tích cực, ngăn chặn và làm vô hiệu hoá những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TƢ TƢỞNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƢ TƢỞNG CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Vài nét về các trƣờng đại học trên địa bàn Hà Nội và hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

2.1.1. Vài nét về các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Thủ đô Hà Nội được xác định là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của đất nước. Tại đây, hệ thống các cơ sở giáo dục của cả nước tập trung với số lượng lớn và có tốc độ phát triển nhanh, đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học. Qua khảo sát, chúng tôi được biết: hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng trên 50 trường đại học (không tính các học viện, các cơ sở giáo dục ở bậc đại học trong lực lượng vũ trang) với khoảng trên 35 vạn sinh viên.

- Hệ thống các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay được tổ chức thông qua hai hình thức: các trường đại học công lập và các trường đại học ngoài công lập. Hệ thống ngành đào tạo đa dạng, có đầy đủ các chuyên ngành theo các lĩnh vực lao động, công tác, như: kỹ thuật, khoa học xã hội nhân văn, nghệ thuật, tự nhiên… thu hút lực lượng sinh viên theo học tại các trường lớn, ví dụ như: Đại học Bách khoa Hà Nội (20 nghìn sinh viên), Đại học Quốc gia Hà Nội (20 nghìn sinh viên), Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội (20 nghìn sinh viên), Đại học Nông nghiệp Hà Nội (18 nghìn sinh viên), Đại học Công nghiệp Hà Nội (15 nghìn sinh viên) [18].…

- Các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và đào tạo về chương trình đào tạo, các quy định của ngành giáo dục ở bậc đại học do Bộ chủ trì. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một số trường đại học còn trực thuộc và chịu sự quản lý của Bộ, ngành chủ quản, ví dụ như: Đại học Nội vụ (trực thuộc Bộ Nội vụ), Đại học Lao động xã hội

(trực thuộc Bộ Lao động thương binh và xã hội), Đại học luật Hà Nội (trực thuộc Bộ Tư pháp), Đại học Tài nguyên Môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường)… Việc tổ chức như vậy có những ảnh hưởng nhất định tới công tác giáo dục và đào tạo của các nhà trường.

- Về tổ chức bộ máy, theo khảo sát từ thực tế hiện nay hầu hết các trường đại học trên địa bàn thành phố có cơ cấu tổ chức bộ máy gồm: Ban Giám hiệu, các phòng ban chức năng như Phòng đào tạo, phòng công tác sinh viên, phòng hành chính tổng hợp... các trung tâm và đơn vị trực thuộc nhà trường. Hầu hết các trường đều có tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên hoạt động trong khuôn khổ Điều lệ của các tổ chức. Đối với tổ chức Đảng các trường hầu hết trực thuộc Đảng ủy khối các trường đại học, cao đẳng thành phố Hà Nội, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên trực thuộc Thành đoàn và Hội Sinh viên thành phố Hà Nội.

- Về cán bộ, giảng viên: Hiện nay, cán bộ và giảng viên của hầu hết các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đều có trình độ chuyên môn cao (đa số từ thạc sỹ trơ lên). Đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn trong công tác giảng dạy.

- Có thể nói, nếu đặt trong tổng thể nền giáo dục của đất nước nói chung, giáo dục ở bậc đại học nói riêng thì các trường đại học trên đia bàn thành phố Hà Nội là một trong những cơ sở giáo dục và đào tạo có uy tín, chất lượng so với mặt bằng chung của cả nước, có những đóng góp quan trọng trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia trong những năm qua và sẽ tiếp tục khẳng định vị thế trong những năm tới.

2.1.2. Vài nét về hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội

- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội là Đoàn tương đương cấp huyện trực thuộc trực tiếp Thành đoàn Hà Nội. Đoàn các trường được tổ chức theo hệ thống từ chi đoàn cho đến Đoàn trường theo quy định tại Điều lệ Đoàn và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn.

Hầu hết Đoàn ở các trường có thành lập Liên Chi đoàn theo các khoa. Các cơ sở Đoàn trực thuộc hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn trường và cấp ủy cùng cấp. Đối với tổ chức Đoàn trong các trường đại học nói chung, Đoàn trong các trường đại học địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng là một cấp bộ Đoàn có tính chất tương đối khác so với Đoàn ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các trường đại học địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 28)