và các phòng ban chức năng, sự chủ động tổ chức thực hiện của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các trường
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
Nhằm đảm bảo sự đồng bộ trong công tác lãnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên trong nhà trường. Bởi để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
giáo dục của Đoàn, cần phải có sự cộng hưởng nhiều yếu tố. Trong đó, có vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự phối hợp của lãnh đạo nhà trường và các phòng ban chức năng, sự chủ động tổ chức thực hiện của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các nhà trường là nội dung quan trọng có ý nghĩa quyết định đến hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp * Đối với cấp ủy đảng các nhà trường
- Cần tăng cường vai trò lãnh chỉ đạo, định hướng và lập kế hoạch thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, sinh viên nhà trường và cần phải coi đó là một nhiệm vụ quan trọng, không thể tách rời với công tác giảng dạy chuyên môn, thực hiện nhiệm vụ chính trị trong đào tạo nguồn nhân lực trẻ. Ví dụ: Trong thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cần bố trí một đồng chí trong thường trực đảng ủy làm trưởng ban, chỉ đạo lập kế hoạch thực hiện theo lộ trình và có báo cáo định kỳ với BTV đảng ủy.
- Cần kết hợp đồng bộ các yếu tố trong thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng và coi tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường là tổ chức giúp Đảng thực hiện một khâu quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, sinh viên nhà trường thông qua các phong trào hành động cách mạng cụ thể.
- Cần sát sao trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, sinh viên, kịp thời chỉ đạo, định hướng và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn về cơ chế, về tổ chức và hoạt động trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng.
* Đối với lãnh đạo nhà trường:
Cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng theo thẩm quyền của lãnh đạo nhà trường, mạnh dạn thực hiện những biện pháp quản lý mang tính thiết chế, ví dụ như có thể nghiên cứu thực hiện quản lý thông qua phương pháp hành chính: Chủ thể quản lý
giáo dục dục chính trị tư tưởng dùng các mệnh lệnh hành chính mang tính cưỡng chế đơn phương buộc đối tượng quản lý phải thực hiện những yêu cầu về mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục chính trị tư tưởng do nhà trường đề ra.
* Đối với các phòng ban chức năng của nhà trường
- Từ Chi ủy lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc các nhà trường cần nghiêm túc trong việc triển khai các chủ trương, chỉ đạo của đảng ủy nhà trường về công tác giáo duc chính trị tư tưởng, chủ động lập kế hoạch để triển khai, trước hết là trong đơn vị, để đảm bảo mỗi cán bộ, giảng viên đều có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên.
- Tăng cường công tác tham mưu cho lãnh đạo nhà trường triển khai thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường trong phạm vi thẩm quyền được tham mưu, đề xuất, như: các điều kiện để thực hiện, phương án thực hiện, phương án kiểm tra đánh giá...
- Phối hợp chặt chẽ với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường trong công tác quản lý sinh viên, công tác theo dõi quá trình tu dưỡng, rèn luyện và học tập của đoàn viên, sinh viên, công tác phối hợp triển khai các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, sinh viên, góp phần nâng hiệu quả công tác giáo dục.
* Đối với Đoàn trường
- Đề ra kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng và tác động tới giảng viên, đoàn viên trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên trên cơ sở cảm hóa, thuyết phục, động viên, kích thích họ nhận thức đúng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của nhà trường để họ tự giác thực hiện các chủ trương đó. Thông qua các biện pháp tác động về mặt tâm lý để đoàn viên giác ngộ về chính trị, tư tưởng, pháp luật, có nhận thức thức đúng.
- Nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thông qua tổ chức các phong trào hành động cách mạng cho đoàn viên.
- Đoàn trường cần đề ra các chủ trương công tác trên cơ sở các phong trào hành động cách mạng của Đoàn cấp trên phát động và nghị quyết của Đoàn trường để tổ chức các hoạt động phong trào trong đoàn viên. Qua đó, thực hiện mục tiêu và nội dung giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên.
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc đổi mới nội dung chương trình giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên. Việc đổi mới nội dung, chương trình giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên theo hướng tiếp cận với những yêu cầu của xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập trên cơ sở các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, nghị quyết của Đoàn. Nội dung giáo dục cần mang tính thiết thực, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên. Các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên cần phải linh động và mềm hóa, tránh hành chính hóa các hoạt động của Đoàn để đoàn viên dễ tiếp thu và lĩnh hội được tư tưởng và nội dung giáo dục của Đoàn.
Để tiến hành được các biện pháp quản lý trên, Đoàn trường cần phải nghiên cứu và cụ thể hóa có hiệu quả những định hướng chung của ngành giáo dục, quan điểm về giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng mà cụ thể là sự định hướng của Đảng ủy khối các trường đại học cao đẳng thành phố và Đảng ủy nhà trường đồng thời căn cứ định hướng, chỉ đạo của Đoàn cấp trên, của Điều lệ Đoàn, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn, Nghị quyết Đại hội Đoàn cấp trên và cấp mình để tổ chức thực hiện. Mặt khác, cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, đặc điểm của sinh viên nhà trường để đề ra các biện pháp tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng một cách phù hợp, sát với thực tiễn và đạt hiệu quả tốt. Thông qua các biện pháp nêu trên cho thấy, để đạt hiệu quả cao trong quản lý, lãnh đạo các nhà trường và tổ chức Đoàn cần nghiên cứu để phối hợp áp dụng hài hòa các phương pháp nêu trên. Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng trong sự kết hợp hài hòa giữa các phương pháp sẽ giúp đạt hiệu quả cao trong quản lý.
3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Đảng ủy, Ban Giám hiệu các nhà trường cần tăng cường vai trò định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng nói chung, đồng thời lãnh đạo BCH Đoàn trường triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên.
- Quan tâm chỉ đạo các phòng và đơn vị chức năng trong việc phối hợp với BCH Đoàn trường triển khai thực hiện hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên nhà trường.
- Tăng cường đầu tư kinh phí và nguồn lực cho Đoàn trường trong triển khai các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên.