Kết quả thu BHXH:

Một phần của tài liệu Công tác thu BHXH tại BHXH quận Hoàng Mai – thực trạng và giải pháp (Trang 37)

II. Thực trạng công tác thu BHXH tại BHXH quận Hoàng Mai:

2.1.2. Kết quả thu BHXH:

2.1.2.1. Số đơn vị, số người tham gia:

Số đơn vị và số lượng lao động ở quận Hoàng Mai tương đối đông. Do những nỗ lực trong công tác tuyên truyền mà trong những năm qua, số đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn có xu hướng tăng dần qua các năm. Có thể thấy rõ điều này qua bảng số liệu sau:

Bảng 5: Đối tượng tham gia BHXH quận Hoàng Mai năm 2007-2010

Khối loại hình quản

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số đơn vị Số LĐ (người) Số đơn vị Số LĐ (người) Số đơn vị Số LĐ (người) Số đơn vị Số LĐ (người) DNNN 61 17.029 36 8.838 33 9.428 34 9.813 DN có vốn đầu tư nước ngoài 0 0 0 0 2 94 5 198 DN ngoài quốc doanh 668 12.195 847 22.54 8 1071 25.433 1.173 28.158 HCSN 89 3.091 85 3.107 86 3.266 88 3.411 Ngoài công lập 10 233 18 376 23 460 28 574 HTX 5 37 6 69 7 67 7 67 Phường xã 14 265 14 296 14 315 14 338 Hội nghề, hộ cá thể 1 2 3 21 3 21 4 25 Khác 25 2.749 49 8.851 69 20.37 4 272 28.415

Tổng 873 35.601 1.058 44.10 6 1.30 8 59.45 8 1.62 5 70.999

(Nguồn: BHXH quận Hoàng Mai)

Qua bảng số liệu, ta có thể thấy các đơn vị và số lao động trong quận luôn tăng qua các năm. Năm 2008 so với 2007 số đơn vị tăng 185 đơn vị và mức tăng lao động là 8.505 người. Năm 2009 tăng thêm 250 đơn vị, số lao động tăng lên 15.352 người so với năm 2008. Năm 2010 số đơn vị cũng tăng thêm 317 đơn vị và mức tăng lao động là 11.541 người. Xét theo từng khối loại hình quản lý:

- Khối doanh nghiệp nhà nước: số lao động tham gia và số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH thuộc khối này giảm dần qua các năm. Về số lao động tham gia: năm 2007 số lao động tham gia BHXH thuộc khối này là 17.029 người, đến năm 2010 giảm xuống còn 9.813 người. Số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH năm 2007 là 61 đơn vị thì đến năm 2010 con số này chỉ còn 34 đơn vị. Nguyên nhân dẫn đến việc giảm số lượng đối tượng tham gia BHXH ở các doanh nghiệp nhà nước là: thời gian đầu các doanh nghiệp nhà nước tồn tại nhiều, nhưng do tư duy ỷ lại, không chủ động vận động, phát triển sản xuất mà trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước nên việc kinh doanh của các doanh nghiệp này trở nên đình trệ, thua lỗ, kém hiệu quả; một số doanh nghiệp không thể đứng vững do sự cạnh tranh trên thị trường nên tiến hành giải thể và một số thì thực hiện việc biên giảm lao động. Cùng với sự chỉ đạo và khuyến khích của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc khối này đã tiến hành cố phần hóa, đổi mới hoạt động. Vì vậy, số doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn có xu hướng giảm và tăng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: ở quận Hoàng Mai

đến năm 2009 mới xuất hiện doanh nghiệp thuộc khối này. Đây cũng là xu hướng tất yếu khi mà sự quốc tế hóa nền kinh tế ngày càng phát triển. Chỉ trong 2 năm từ 2009 đến 2010, số lao động tham gia BHXH thuộc khối này tại quận Hoàng Mai cũng đã tăng khá nhanh từ 94 lên 198 người (tăng gần 2 lần) với 2 đớn vị ban đầu đã tăng lên 5 đơn vị.

- Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Để phù hợp với nền kinh tế thị trường, sau khi gia nhập WTO Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, mở rộng mô hình cho khối

doanh nghiệp Ngoài quốc doanh. Do trước kia chưa được quan tâm đúng mức nên số lượng lao động và số đơn vị SDLĐ trong khối này còn hạn chế. Cùng chung với sự phát triển của cả nước thì khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh của quận Hoàng Mai cũng đạt được những chuyển biến đáng kể. Năm 2007 số lao động tham gia BHXH ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới chỉ có 12.195 người, ít hơn số lao động của khối doanh nghiệp nhà nước và số đơn vị SDLĐ trong năm này là 303 đơn vị. Đến năm 2010 số lao động tham gia BHXH đã lên đến 28.158 người (gấp 2,86 lần số lao động tham gia BHXH thuộc khối doanh nghiệp nhà nước; với số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH là 1.173 đơn vị. Đây là khối có tốc độ tăng nhanh nhất và còn có tiềm năng tăng nhanh hơn nữa vào các năm tiếp theo do quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân ngày càng trở nên sâu rộng.

- Khối hành chính sự nghiệp: Số lao động tham gia BHXH bắt buộc trong khu vực này năm 2008 so với 2007 giảm nhẹ là (4 người), do một số lao động về nghỉ hưu mà chưa kịp tuyển người mới vào. Nhưng bắt đầu từ năm 2008 cho đến 2010 thì tăng khá ổn định.

Đối với khu vực hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể tình hình tham gia BHXH đầy đủ và đúng theo quy định. Với những lao động trong khu vực này ý thức tham gia BHXH rất cao, họ tham gia BHXH với tinh thần tự nguyện và tiền lương, tiền công làm cơ sở đóng BHXH cũng khá ổn định. Hơn nữa của lao động khu vực này khá rõ ràng nên cơ quan BHXH huyện cũng không gặp khó khăn nhiều trong việc tuyên truyền, đôn đốc tham gia BHXH.

- Khối ngoài công lập: số lao động và số đơn vị SDLĐ cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2007 mới chỉ có 233 lao động tham gia BHXH với số đơn vị SDLĐ tham gia là 10 đơn vị; đến năm 2010 những con số tương ứng là 574 lao động với 28 đơn vị SDLĐ tham gia BHXH.

- Khối hợp tác xã: cùng với xu hướng chuyển dịch kinh tế giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ của nước ta hiện nay, khối HTX chiếm tỉ trọng tương đối thấp. Qua 4 năm, số đơn vị và số người lao động tham gia BHXH của khối này tương đối ổn định.

- Khối phường xã: số đơn vị tham gia không thay đổi với 14 phường xã trực thuộc quận Hoàng Mai nhưng số lao động tham gia tăng do quận Hoàng Mai ngày càng phát triển đòi hỏi đội ngũ cán bộ xã phường ngày

càng gia tăng cùng với sự phát triển của quận. Năm 2007 có 265 lao động thì ở năm 2010 con số là 338 lao động, tăng 73 lao động (mức tăng tương đương 27,55%).

- Các hội nghề, hộ cá thể: cũng có xu hướng tăng dần về số đơn vị và số người tham gia BHXH.

2.1.2.2. Số tiền thu:

Được sự quan tâm của BHXH thành phố Hà Nội và các ban ngành liên quan, cùng với sự ý thức về trách nhiệm luôn hoàn thành tốt và vượt kế hoạch được giao, công tác thu BHXH của quận Hoàng Mai ngày càng có những bước triển biến rõ rệt, thể hiện qua những kết quả thực tế. Số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH, số lao động tham gia và số thu ngày càng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Các chỉ tiêu, kế hoạch về thu – chi luôn được BHXH quận nỗ lực thực hiện.

Sau đây là bảng kết quả thu BHXH, BHYT tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai giai đoạn 2006-2010:

Bảng6 : Bảng báo cáo kết quả thu BHXH, BHYT theo các năm 2006-2010

Đơn vị tính: đồng

Năm Số kế hoạch Số đã thu

trong năm Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch (%) 2006 71.000.000.000 73.128.079.377 102,99 2007 96.000.000.000 101.151.235.395 105,37 2008 124.000.000.000 124.542.527.380 100,44 2009 178.000.000.000 188.407.259.751 105,85 2010 258.000.000.000 266.759.949.961 103,29

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thu BHXH 2006- 2010)

Hình 3: Số tiền thu BHXH theo kế hoạch và thực tế của quận Hoàng Mai giai đoạn 2006-2010

Qua bảng số liệu ta thấy: Số thu BHXH ở quận Hoàng Mai tăng dần từ năm 2006 đến nay. Năm 2010, tổng số thu BHXH, BHYT là 237.581.295.713 đồng gấp 1,91 lần so với số thu năm 2008 là 124.542.527.380 đồng và gấp 3,25 lần so với số thu năm 2006 là 73.128.079.377 đồng.

Số thu BHXH, BHYT năm 2007 tăng 38,32% so với năm 2006 tương ứng với mức tăng là hơn 28,02 tỉ đồng. Năm 2008, số thu BHXH, BHYT tăng 23,13% so với năm 2007 tương ứng mức tăng là hơn 23,39 tỉ đồng . Năm 2009 so với 2008, con số này là 51,28% tương đương hơn 63,86 tỉ đồng. Năm 2010 là 41,59% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là hơn 78,35 tỷ đồng.

Nguyên nhân của sự gia tăng số thu BHXH qua các năm trước hết là do sự gia tăng về số lượng lao động tham gia và số lượng đơn vị SDLĐ tham gia BHXH luôn tăng. Nhờ sự hoàn thiện của hành lang pháp lý về BHXH dẫn đến số lượng đối tượng tham gia BHXH năm 2007 mới chỉ có 35.601 lao động, 873 đơn vị tham gia BHXH, nhưng tới năm 2009 đã tăng lên đến 1.625 đơn vị ( gấp 1,86 lần so với năm 2007), và 70.999 lao động tham gia ( gấp 1,99 lần so với năm 2007)

Bên cạnh đó, sự biến động kinh tế chung của thế giới cũng như Việt Nam kéo theo sự thay đổi chính sách tiền lương của chính phủ. Mức lương

tối thiểu tăng khiến cho mức lương làm cơ sở đóng BHXH tăng, tổng quĩ lương trích đóng BHXH tăng kéo theo số thu BHXH cũng tăng qua các năm. Giai đoạn từ 2005 tới 2010 có tới 4 đợt điều chỉnh tăng lương tối thiểu như sau:

Từ tháng 10/2005- 9/2006, mức lương tối thiểu là 350000 đồng Từ tháng 10/2006- 12/2007, mức lương tối thiểu 450000 đồng Từ tháng 1/2008- 4/2009 , mức lương tối thiểu là 540000 đồng Từ tháng 5/2009- 4/2010, mức lương tối thiểu là 650000 đồng Từ tháng 5/2010- 4/2011, mức lương tối thiểu là 730000 đồng

Tuy nhiên, tốc độ tăng liên hoàn về số Thu BHXH ở các năm không đều nhau: ở năm 2008, số thu BHXH có tăng nhưng tăng nhẹ so với năm 2007 là do năm 2008, chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn, một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thậm chí bị đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh, phải quyết định kí nợ cơ quan BHXH, do đó tốc độ thu chậm và chất lượng thu BHXH không được cao như mong đợi. Đến năm 2009 trở đi, nền kinh tế có xu hướng phục hồi và do ảnh hưởng của mức lương tối thiểu tăng nên mức thu BHXH, BHYT cũng có xu hướng tăng cao hơn.

Không những số thu BHXH, BHYT năm sau luôn cao hơn năm trước mà BHXH quận Hoàng Mai còn luôn hoàn thành suất sắc và vượt nhiệm vụ kế hoạch BHXH thành phố giao cho.

Năm 2006 số thu kế hoạch thành phố giao là 71 tỷ đồng nhưng BHXH quận đã thu được hơn 73 tỷ đồng, vượt 2,99% so với số kế hoạch được giao. Năm 2007 tỉ lệ hoàn thành kế hoạch cao hơn nữa, vượt mức 5,37%. Sang năm 2008 thì số thu vẫn cao hơn so với kế hoạch nhưng vượt kế hoạch không đáng kể, vượt kế hoạch 0,44%. Đến năm 2009 và 2010, tỉ lệ này lại có xu hướng tăng cao hơn với 5,85% và 3,29 %.

2.1.2.3. Số tiền nợ đọng:

Theo số liệu báo cáo Thu của BHXH quận Hoàng Mai 2006-2010, tình hình nợ tiền BHXH ở quận Hoàng Mai là khá phổ biến. Nhìn chung, khi số thu tăng thì số nợ cũng tăng theo. Số nợ BHXH ở quận Hoàng Mai chủ

yếu là nợ gối vụ giữa các quý trong một năm, hoặc quý cuối của năm trước đến quý đầu của năm sau, không có tình trạng nợ trên 12 tháng, nợ kéo dài.

Bảng 7: Tình hình nợ tiền BHXH ở Quận Hoàng Mai giai đoạn 2006- 2010

Năm Số nợ cuối năm

(đồng) Số phải thu (đồng) Tỷ lệ nợ (%) 2006 4.325.256.536 77.453.335.913 5,58 2007 5.169.214.937 106.320.450.332 4,86 2008 19.564.852.636 144.107.380.016 13,58 2009 18.463.091.824 206.870.351.575 8,92 2010 20.419.616.375 287.179.566.336 7,11

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thu BHXH 2006- 2010)

Hình 4: Số phải thu và số tiền nợ đọng BHXH quận Hoàng Mai giai đoạn 2006-2010

Tình trạng nợ tiền BHXH tại quận Hoàng Mai là khá phổ biến. Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỉ lệ nợ đọng liên tục tăng từ năm 2006 đến năm

2008. Tỉ lệ nợ cao nhất là năm 2008 với 13,58% do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Thậm chí có những doanh nghiệp bị thua lỗ, buộc phải cắt giảm lao động và phải kí nợ BHXH. Dấu hiệu đáng mừng là sang năm 2009, 2010 , tỉ lệ tiền nợ đọng đã giảm đáng kể do cơ quan BHXH quận Hoàng Mai đã có những biện pháp quản lý thu chặt chẽ hơn, tăng cường áp dụng các chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm về đóng. Các biện pháp truy thu nợ BHXH và tiền lãi được cơ quan BHXH quận Hoàng Mai thực hiện thường xuyên.

Một phần của tài liệu Công tác thu BHXH tại BHXH quận Hoàng Mai – thực trạng và giải pháp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w