I. Một số vấn đề lý luận chung
1.3.1. Đối tượng tham gia BHXH:
1.3.1.1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: a. NLĐ tham gia BHXH bắt buộc:
Theo quy định tại Điều 2-Nghị định số 125/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 và Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được quy định như sau:
+ Cán bộ, công chức, viên cức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
+ Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động. + NLĐ, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên trong HTX, Liên hiệp HTX thành lập, hoạt động theo Luật HTX.
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
+ NLĐ theo quy định nói trên được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công ở trong nước;
+ NLĐ tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
* Đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, được quy định tại Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 như sau:
+ NLĐ thuộc diện hưởng lương, bao gồm:
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân;
Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân.
+ NLĐ thuộc diện hưởng trợ cấp, bao gồm: Hạ sỹ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân.
b. NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc:
* NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
+ Các Công ty Nhà nước thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước đang trong thời gian chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty Cổ phần theo Luật Doanh nghiệp;
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
+ Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật;
+ Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục- đào tạo; y tế; văn hoá; thể dục thể thao; khoa học và công nghệ; môi truờng; xã hội; dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác;
+ HTX, Liên hiệp HTX thành lập, hoạt động theo Luật HTX;
+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho lao động theo quy định của pháp luật lao động;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có SDLĐ là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
* NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, bao gồm:
+ Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ công an, Ban cơ yếu Chính phủ;
+ Cơ quan, tổ chức khác sử dụng người làm công tác cơ yếu;
+ Doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính Phủ;
1.3.1.2. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện :
Đối tượng áp dụng BHXH theo loại hình BHXH tự nguyện quy định tại Điều 2 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP và hướng dẫn tại Phần I Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm:
- Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã; ở thôn và tổ dân phố; - Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong HTX, liên hiệp HTX;
- NLĐ tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân;
- NLĐ làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia BHXH BB hoặc tham gia BHXH BB nhưng đã nhận BHXH một lần;