- Người tham gia khác.
1.3.2. Phương thức và mức đóng BHXH:
1.3.2.1. Mức thu và phương thức thu BHXH bắt buộc: a.Với người sử dụng lao động :
Hàng tháng NSDLĐ đóng BHXH trên quỹ tiền lương, tiền công của những người tham gia BHXH đóng vào các quỹ như sau:
+ 3% vào quỹ ốm đau, thai sản trong đó NSDLĐ giữ 2% để trả kịp thời cho NLĐ đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật và thực hiện quyết toán hàng quý với tổ chức BHXH.
+ 1% vào quỹ TNLĐ - BNN
+ 11% vào quỹ hưu trí tử tuất và từ năm 2010 trở đi thì cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt 14% vào tháng 01/2014 thì dừng lại.
Hàng tháng NSDLĐ trích từ tiền lương, tiền công tháng của NLĐ theo mức đóng mà pháp luật quy định để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH. Mức đóng trên cũng được áp dụng đối với NSDLĐ thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất kinh doanh với phương thức đóng hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng một lần trên cơ sở NSDLĐ đã đăng ký với tổ chức BHXH.
Còn đối với các trường hợp NLĐ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân. Những trường hợp này có quy định riêng theo quy định của pháp luật.
Đối với NLĐ hàng tháng sẽ đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất. Từ năm 2010 trở đi cứ 2 năm tăng một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng 8%.
Mức đóng trên cũng áp dụng đối với NLĐ hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp nông-lâm-diêm nghiệp với phương thức đóng hàng tháng, quý hoặc 6 tháng một lần.
Còn đối với NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng thì mức đóng BHXH hàng tháng của NLĐ vào quỹ hưu trí, tử tuất là 16% tiền lương, tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Từ tháng 01/2010 cứ 2 năm tăng mức đóng lên 2% và đến tháng 01/2014 đạt mức 22%. Phương thức thu được thực hiện hàng quý hoặc 6 tháng một lần hoặc thu trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp, tổ chức đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài thu nộp BHXH cho NLĐ và đăng kí phương thức đúng với tổ chức BHXH hoặc NLĐ đóng qua cơ quan, tổ chức đơn vị mà NSDLĐ đã tham gia BHXH hoặc đóng trực tiếp với tổ chức BHXH nơi cư trú của NLĐ trước khi đi làm ở nước ngoài.
1.3.2.2.Mức thu và phương thức thu BHXH tự nguyện: a. Phương thức đóng:
Người tham gia BHXH tự nguyện được đăng ký với tổ chức BHXH theo một trong 3 phương thức là:
+ Đóng hàng tháng ( đóng trong thời hạn của 15 ngày đầu ) + Đóng hàng quý ( đóng trong thời hạn của 45 ngày đầu ) + Đóng 6 tháng một lần ( đóng trong thời hạn của 3 tháng đầu ) b. Mức đóng:
Mức đóng hàng tháng = Tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện x Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn
Trong đó:
-) Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 tháng Lmin.
+ Lmin: mức lương tối thiểu chung; + m = 0, 1, 2, … n
-) Tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự nguyện: Từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2009 bằng 16%; từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 bằng 18%; từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 bằng 20% và từ tháng 01/2014 trở đi bằng 22%. 1.3.3. Tổ chức thu: 1.3.3.1. Phân cấp thu:
BHXH Việt Nam: chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT trong toàn ngành bao gồm cả BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ; xác định mức lãi suất bình quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ BHXH và thông báo cho BHXH tỉnh.
BHXH tỉnh:
- Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để phân cấp quản lý thu BHXH, BHYT cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
- Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến NLĐ tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH, BHYT đối với BHXH huyện theo định kỳ quý, 6 tháng, năm và lập “Biên bản thẩm định số liệu thu BHXH, BHYT bắt buộc.
BHXH huyện: tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với NSDLĐ và NLĐ theo phân cấp quản lý.
BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu chính phủ: trực tiếp thu BHXH, cấp sổ BHXH với NLĐ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý; xây dựng kế hoạch thu và báo cáo quyết toán thu BHXH, cấp sổ BHXH hang năm với cơ quan BHXH Việt Nam.
1.3.3.2. Lập, duyệt kế hoạch thu:
a. Đối với đơn vị SDLĐ: Hàng năm, đơn vị SDLĐ có trách nhiệm đối chiếu số lao động, quỹ tiền lương và mức nộp BHXH thực tế với danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH tại thời điểm đó với cơ quan BHXH trực tiếp quản lý trước ngày 10/10 hàng năm.
+ BHXH huyện: Hàng năm BHXH cấp huyện căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả năng mở rộng NLĐ tham gia BHXH trên địa bàn, lập 02 bản “Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau, gửi 01 bản đến BHXH tỉnh trước ngày 05/11 hàng năm.
+ BHXH tỉnh: Lập 02 bản dự toán thu BHXH đối với người SDLĐ do tỉnh quản lý, đồng thời tổng hợp toàn tỉnh, lập 02 bản “Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau, gửi 01 bản trước ngày 15/11 hàng năm.
+ BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ lập kế hoạch thu BHXH gửi BHXH Việt Nam trước ngày 15/11 hàng năm.
+ BHXH Việt Nam căn cứ tình hình thực tế kế hoạch năm trước và khả năng phát triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập và giao dự toán thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh và BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban cơ yếu Chính phủ trước ngày 10/01 hàng năm.
1.3.3.3. Quản lý tiền thu:
BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT vào bất cứ mục đích gì.
Hàng quý, BHXH tỉnh và BHXH huyện có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch thừa, thiếu, đồng thời gửi thông báo quyết toán cho phòng thu hoặc bộ phận thu để thực hiện thu kịp thời số tiền NSDLĐ chưa chi hết vào tháng đầu của quý sau.
BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH, BHYT theo 6 tháng hoặc hàng năm đối với BHXH tỉnh, BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban cơ yếu Chính phủ.
1.3.3.4. Thông tin báo cáo:
BHXH tỉnh, huyện: mở sổ chi tiết thu BHXH, BHYT bắt buộc, thực hiện ghi sổ BHXH theo hướng dẫn biểu mẫu.
BHXH tỉnh, huyện: thực hiện chế độ báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT bắt buộc định kì tháng, quý, năm như sau:
+ BHXH huyện: báo cáo tháng trước ngày 22 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày 20 tháng đầu của quý sau.
+ BHXH tỉnh: báo cáo tháng trước ngày 25 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày cuối tháng của tháng đầu quý sau
BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ: thực hiện báo cáo thu BHXH 6 tháng đầu năm trước ngày 30/07 và báo cáo năm trước ngày 15/02 năm sau.