Những hạn chế trong việc huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Văn Giang.

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Văn Giang (Trang 48)

và Phát triển Nông thôn chi nhánh Văn Giang.

Thứ nhất, cơ cấu huy động vốn tiền gửi còn chưa hợp lý. Tỷ trọng nguồn vốn ngắn

hạn chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu, trong khi đó thì tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn qua các năm từ 2010 tới 2012 rất thấp, như năm 2011 chỉ chiếm 8.75%, năm 2012 có sự tăng lên là chiếm 18.11% trong tổng cơ cấu tiền gửi. Một cơ cấu huy động theo kỳ hạn như vậy là chưa phù hợp, thiếu tính ổn định. Điều này xuất phát từ việc chi nhánh chủ yếu huy động tiền gửi kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng, chưa có các chính sách, chiến lược huy động vốn kỳ hạn dài trên 12 tháng. Ngoài ra, các hình thức huy động vốn trung và dài hạn chưa phong phú, chủ yếu vẫn là huy động tiền gửi. Cần phát triển lại các sản phầm khác, phong phú hơn, như việc huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá. Nguyên nhân do hoạt động huy động vốn bằng hình thức này đã có sự sụt giảm trầm trọng trong những năm qua, từ quy mô 10,565 triệu đồng năm 2010, xuống chỉ còn 748 triệu đồng, giảm 92.9%.

Thứ hai, tỷ trọng vốn tiền gửi không kỳ hạn còn thấp, còn chưa giúp được người

dân quen với việc thanh toán không dung tiền mặt trên địa bàn. Do đó việc quản lý nguồn thu, nguồn chi và ước lượng, chính sách huy động vốn trên địa bàn gặp phải khó khăn.

Thứ ba, ngân hàng còn gặp hạn chế về mặt thời gian, khi nhu cầu đến với ngân

hàng ngày càng tăng, thì ngân hàng mới chỉ đáp ứng được thời gian từ 7h50 sáng tới 4h chiều, thứ bảy thì chỉ làm sang. Do đó đã vô hình chung làm giảm nguồn huy động của ngân hàng.

Thứ tư, chi phí huy động vốn tiền gửi ngày càng tăng nhanh và có xu hướng tăng

nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng vốn tiền gửi tại NHNo&PTNT chi nhánh Văn Giang. Năm 2011, chi phí lãi là 22,020 triệu đồng, tăng 29.53% so với năm 2010. Trong khi đó tốc độ tăng vốn tiền gửi tại ngân hàng chỉ là 27.44%. Năm 2012 thì chi phí lãi còn tăng với tốc độ mạnh hơn, cụ thể đạt 47.296 triệu đồng, tăng 114.49% so với 2011. Tốc độ tăng tiền gửi trong năm 2012 cũng tăng mạnh so với năm 2011, tăng 39.9%, vẫn thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của chi phí lãi. Điều này đã dẫn đến kết quả tỷ suất chi phí lãi bình quân tăng lên, tỷ suất này là 9.64%, tăng 53.53% so với 2011. Ta có thể lý giải kết quả trên dựa vào sự biến động lãi suất, và nguồn vốn tiền gửi mà ngân hàng chủ yếu huy động được là tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn với lãi suất cao.

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Văn Giang (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w