Về phía nhà trị liệu

Một phần của tài liệu Ứng dụng liệu pháp hoạt hóa hành vi can thiệp cho bệnh nhân trầm cảm đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Trang 94)

Lĩnh vực trầm cảm và điều trị bằng liệu pháp hoạt hóa hành vi là một lĩnh vực mà nhà trị liệu đã đƣợc đào tạo, nhƣng kỹ năng còn hạn chế nên kết quả điều trị trên bệnh nhân vẫn còn ở mức chƣa cao. Kinh nghiệm lâm sàng khi tiến hành chƣơng trình trị liệu là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc tiếp cận một bệnh nhân trầm cảm cụ thể để điều trị bằng hoạt hóa hành vi còn tƣơng đối ít và chƣa thật sự chuyên sâu ở môi trƣờng điều trị nội trú. Điều đó gây

Tôi nhận thấy mình, với tƣ cách là nhà trị liệu, có một số điểm mạnh và đóng góp vào sự thành công của ca trị liệu này :

- Sự chân thành, đã giúp xây dựng đƣợc lòng tin từ bệnh nhân, do đó bệnh nhân đã tham gia tích cực, chủ động hơn trong quá trình làm việc. Sự chân thành này cũng giúp thiết lập mối quan hệ trị liệu nhanh và tốt đẹp.

- Sự kiên nhẫn của nhà trị liệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc đem lại những kết quả tác động trị liệu tích cực trên bệnh nhân trầm cảm.

Tuy vậy có một số hạn chế từ nhà trị liệu nhƣ kỹ năng, kinh nghiệm với trầm cảm và làm thực hành kích hoạt hành vi còn ít nên kết quả mang lại chƣa đáp ứng với kỳ vọng.

Nhƣng một điểm còn hạn chế của ca trị liệu bệnh nhân Th. cũng nhƣ của cả luận văn đó là chƣa có sự so sánh giữa bệnh nhân Th. đƣợc điều trị tâm lý và bệnh nhân khác không đƣợc trị liệu tâm lý, đây là một hạn chế của đề tài.

Tiểu kết

Qua trƣờng hợp trầm cảm đƣợc điều trị với liệu pháp hoạt hóa hành vi tôi thấy các triệu chứng trầm cảm của bệnh nhân Th. đã giảm và hầu nhƣ không còn, hoặc còn nhƣng mờ nhạt, không rõ nét. Qua quá trình trị liệu, tôi kiểm tra lại bằng các thang đánh giá Beck và bẳng hỏi PHQ- 9 thì tất cả các điểm số trên thang đánh giá đều giảm một cách rõ rệt. Cụ thể thang đo Beck giảm từ 26 xuống 14 điểm, thang PHQ giảm từ 19 xuống 14 điểm sau 5 tuần điều trị. Bệnh nhân tự đánh giá mình đã khá ổn định tâm trạng, có thể trở lại làm việc với công việc nhƣ trƣớc khi bị bệnh, bệnh nhân cảm thấy mình tự tin hơn và có thể vƣợt qua đƣợc tình trạng trầm cảm của mình trong tƣơng lai.

Trên đây là một ca trị liệu tƣơng đối thành công với kỹ thuật hoạt hóa hành vi mà tôi đã làm việc và theo dõi trên bệnh nhân trong khoảng thời gian 5 tuần trị liệu trong bệnh viện. Ngoài ra, khi bệnh nhân ra viện, tôi có liên hệ lại một vài lần hỏi thăm tình hình của các bệnh nhân và bệnh nhân nói khi về gia đình bệnh nhân ổn định và có thể làm việc, dạy học và làm các công việc nhà gần nhƣ trƣớc khi bị bệnh.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua trị liệu một bệnh nhân trầm sử dụng liệu pháp hoạt hóa hành vi tại bệnh viện tâm thần Trung ƣơng I, tôi rút ra một số kết luận sau:

- Liệu pháp hoạt hóa hành vi tỏ ra hiệu quả trong điều trị bệnh nhân trầm cảm. Qua làm việc thực tế trên bệnh nhân, tôi thấy sự tiến bộ của bệnh nhân ngày một rõ ràng, các vấn đề trầm cảm theo thời gian điều trị dần lu mờ và dần biến mất, khả năng tái phát bệnh thấp, nó chứng tỏ rằng liệu pháp này có thể giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng trầm cảm hiện tại, đồng thời có khả năng bảo vệ họ khi gặp các vấn đề trong tƣơng lai.

- Hỗ trợ của gia đình là ý nghĩa và quan trọng đối với quá trình điều trị của bệnh nhân tại bệnh viện, cũng nhƣ quá trình điều trị tại nhà sau này.

- Mô hình trị liệu hoạt hóa hành vi là mô hình đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém, thời gian trị liệu ngắn, do đó phù hợp cho quá trình điều trị bệnh nhân trầm cảm nội trú tại bệnh viện.

2. Khuyến nghị

Từ kết quả tìm đƣợc từ nghiên cứu này, tôi xin đƣa ra một số đề xuất: - Nhân rộng và tăng cƣờng việc sử dụng hoạt hóa hành vi để điều trị trầm cảm tại các bệnh viên tâm thần.

- Cần giúp cho bệnh nhân và gia đình họ biết rằng trầm cảm không những cần điều trị tích cực ở tại bệnh viện mà cần phải hỗ trợ liên tục tại gia đình thì bệnh mới lui và tái hòa nhập tốt với cuộc sống xã hội.

- Bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần khác cần tạo nhiều sân chơi, nhiều các hoạt động thiết thực hơn nữa để giúp bệnh nhân hoạt động để phục hồi chức năng một cách có hiệu quả.

- Với nhà trị liệu cần phải đƣợc đào tạo và cần chuyên sâu các kỹ thuật trị liệu để giúp đỡ bệnh nhân đƣợc nhiều hơn và có hiệu quả hơn.

Hạn chế của đề tài là mới chỉ nghiên cứu và tác động trị liệu trên một bệnh nhân điển hình nên không có sự so sánh, đối chiếu với các bệnh nhân khác nên đánh giá có thể còn mang tính chủ quan.

Vì vậy các nghiên cứu sau này cần trị liệu nhiều hơn và cần có sự so sánh với nhóm đối chứng không điều trị tâm lý, từ đó có kết quả khách quan hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Võ Văn Bản (2002), Thực hành điều trị tâm lý, Nxb Y học, Hà Nội.

2. Nguyễn Kim Dân (2004), Chẩn đoán và phòng trị chứng trầm cảm, Nxb Y học.

3. Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lý học, Nxb từ điển Bách Khoa.

4. Bùi Quang Huy (2007), Trầm cảm, Nxb Y học.

5. Nguyễn Tịnh Hòa (2006), Bệnh trầm cảm, nguyên nhân, điều trị và cách chăm sóc, Nxb Phụ Nữ.

6. Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lý trị liệu, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

7. Phƣơng Di Nho (2004), Chẩn đoán và điều trị chứng trầm cảm, Nxb Y học.

8. Nguyễn Thơ Sinh (2007), Trầm cảm trong xã hội hiện đại, cách nhận diện và phòng tránh, Nxb Phụ Nữ.

9. Sydney Bloch (2001), Lịch sử tâm thần học, cơ sở lâm sàng tâm thần học, Trần Viết Nghị và cộng sự biên dịch, Nxb y học.

10. Ngô Ngọc Tản (2002), Đại cương các rối loạn tâm thần ở người cao tuổi, rối loạn tâm thần thực tổn, Nxb Quân Đội nhân dân.

11. Nguyễn Viết Thiêm, Lã Thị Bƣởi (2001), Rối loạn cảm xúc, bệnh học tâm thần phần nội sinh, tập bài giảng sau đại học, Trƣờng Đại học Y hà Nội.

12. Nguyễn Văn Thọ (2007), Bài giảng các liệu pháp tâm lý, Bệnh viện Tâm Thần Trung ƣơng 2, lƣu hành nội bộ.

13. Lƣơng Hữu Thông (2005), “Trầm cảm”, Sức khỏe tâm thần và Các rối loạn tâm thần thường gặp, Nxb Lao động, tr.147- 152.

14. Nguyễn Minh Tiến (2006), Tâm lý trị liệu, Đại học dân lập Văn Hiến, tài liệu lƣu hành nội bộ.

15. Tổ chức Y tế thế giới (1992), Rối loạn khí sắc, Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 về các Rối loạn tâm thần và hành vi, Mô tả lâm sàng và các nguên tắc chỉ đạo chẩn đoán, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 91 – 97.

16. Trevor Turner (2009), “Thí điểm mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần kết hợp từng bước tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa”, Tài liệu tập huấn Quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, tr.5.

17. Nguyễn Minh Tuấn (2002), Rối loạn trầm cảm, các rối loạn tâm thần – chẩn đoán và điều trị, Nxb y học, tr80.

18. Nguyễn Kim Việt (2011), Tập báo cáo bài giảng rối loạn trầm cảm, Bộ môn tâm thần trƣờng Đại học Y Hà Nội.

Tiếng Anh:

19. Babyak M., Steve H., Parinda K. (2000), Exercise Treatment for Major Depression: Maintenance of Therapeutic Benefit at 10 months,

Psychosomatic Medicine, pp. 633.

20. Besharat J.E. (2008), Behavioural Activation fun and achievement, Centre for Clinical Intervention, pp.13.

21. Behavioural Activation Treatment for Depression (2009), Verbal- Behaviour- consultants, www.verbal-behaviour-consultants.com.

22. Cancro. R (2000), Overview of affective disoder, comprehensive texbook of psychiatry, Edited by Harold I. Kaplan and Benjamin J. Sadock, sixth edision William and Wolkin.

23. Carver Charles S., Teri L. White (1994), Behavioral Inhibition, Behavioral Activation, and Affective Responses to Impending Reward and Punishment: The BIS/BAS Scales, Journal of Personality and Social Psychology, Volume 67, number 2, pp.319-333.

24. Coan James A., John J. B. Allen (2003), Frontal EEG asymmetry and the Behavioral Activation and Inhibition Systems, Psychophysiology, Blackwell Publishing, pp.106.

25. Dobson Ks, Cheny E 1980, Relationship between anxiety and depression: Conceptual and metho dological insues, comorbidity of mord and anxiety dissoders.

26. Dimidjian and Steven D. Hollon (2009), Randomized Trial of Behavioral Activation, Cognitive Therapy, and Antidepressant Medication in the Acute Treatment of Adults with Major Depression, Acute Treatment of Major Depression, pp.4.

27. Fava M, Graves LM, Bennazzi F, at al (2006), A cross – sectional study, of the prevalence of cognitive and physical symptoms during long – term Antidepressant treatment. J. Clin psychiatry. 67: 1754 – 1759.

28. Gable Shelly L., Harry T. Reis, Andrew J. Elliot (2000), Behavioral Activation and Inhibition in Everyday Life, Journal of Personality and Social Psychology, 78(6), pp.1335-1349.

29. García Juan Antonio Becerra (2010), Activity of the Behavioural Activation System and the Behavioural Inhibition System and Psychopathology, Annuary of Clinical and Health Psychology, pp.57.

30. Groth – Marnet G (1990), the handbook of psychological assessment

(2nd edision), New York: John Wiley & Sons.

31. Hopko Derek R. (2009), Behavioral Activation, Common Language for

Psychotherapy Procedures, www.commonlanguagepsychotherapy.org.

32. Hopko Derek R., C. W. Lejuez, Kenneth J. Ruggiero (2003), Contemporary Behavioral Activation Treatments for Depression: Procedures, Principles, and Progress, Clinical Psychology Review, Published by Elsevier, pp. 699.

33. Hopko Derek R., C. W. Lejuez, Sandra D. Hopko (2004), Behavioral Activation as an Intervention for Coexistent Depressive and Anxiety Symtoms, Clinical Case Studies, 3(1), pp. 38.

34. Hopko Derek R., James P. Lepace (2003), A Brief Behavioral Activation Treatment for Depression, Behavior Modification, 27(4), pp. 463.

35. Imel Zac E., Melanie B. Malterer (2008), A Meta Analysis Psychotherapy and Medication in Unipolar Depression and Dysthymia,

36. Jacobson Neil, Christopher R. Martell, and Sona Dimidjian (2001), Behavioral Activation Treatment for Depression: Returning to Contextual Roots,

American Psychological Association, 8(3), pp. 255.

37. Kanter Jonathan W., Rachel C. Manos, Andrew M. Busch (2008), Making Behavioral Activation More Behavioral, Behavior Modification,

20(10), pp. 3.

38. Kaplan Sadock (1992), Mood disorder, Synopsis of psychiatry, Williams & Wilkins, seventh Edition, page 516 – 517.

39. Kennedy Sheena (2009), Addressing Depression through Behavioral Activation: A Role for Occupational Therapy, Behavior Modification, 25(2), pp. 255-256.

40. Lejuez C. W., Derek R. Hopko (2001), A Brief Behavioral Activation Treatment for Depression, Behavior Modification, 25(2), pp. 255-256.

41. Loosen P.T, John L.B (2008), Mood Disorders, Curent Diagnosis and Treament in Psychiatry, Edited by M.H Ebert, P.T. Loosen and Barry Nourcombe, Second edition, McGraw – Hill international edition, 304 – 309.

42. Nancy A. B (1996), Mood Disorders, NMS Psychiatry edited by Joshur. T. Thornhill, Williams and Wolkins

43. E. Palazidou (2000) Therapentic pharma cology of depression associated anxiety Mosby – Wolfe, London.

44. M. Petrovic, De Pacpep, Van Bortel (2005), pharmacotherapy of depression in old age, Acta clin belg. May – Jun (150 - 160).

45. Roth M, Gurney C, Garside R.F. et al (1972), Studies in the classifcasion ofaffective disoders: the rata tionship between anxiety staites an depsessive ill nessses, British jounal psychiatry, 121, 147 – 161.

46. Sadock B. J, Sadock V. A (2004), Mood Disorders, concise textbook of clinnical psychiatry, Lipincott Williams and Wolkins.

47. Sadock B.J, Sadock V.A (2004), Mood Disorders, Comprehensive textbook of clinnical psychiatry, Lipincott Williams and Wolkins

48. Veale David (2008), Behavioral Activation for Depression, Advances in Psychiatric Treatment, Vol. 14, No. 2, pp. 29.

49. Wagner Amy, Matthew Jakupcak (2007), Behavioral Activation for Depression and PTSD, Current Psychiatry, pp. 4.

50. Working with young people to promote Behavioural Activation, (2009), Clinical Notes, pp. 23.

PHỤ LỤC Phụ lục 1:

Bảng 1. Thang đánh giá tâm trạng nhanh dành cho bệnh nhân

Bây giờ tâm trạng của tôi (khoanh tròn một số)

Tâm trạng tốt nhất 9 8 7 6 Tâm trạng bình thƣờng 5 4 3 2 Tâm trạng tồi nhất 1

Bảng 2: Thang đánh giá tâm trạng nhanh hàng ngày trong tuần dành cho bệnh nhân

Ngày trong tuần _____ _____ _____ _____ _____ _____ _____

Tâm trạng tốt nhất 9 9 9 9 9 9 9 8 8 8 8 8 8 8 7 7 7 7 7 7 7 6 6 6 6 6 6 6 Tâm trạng bình thƣờng 5 5 5 5 5 5 5 4 4 4 4 4 4 4 3 3 3 3 3 3 3 2 2 2 2 2 2 2 Tâm trạng tồi tệ nhất 1 1 1 1 1 1 1 Ghi chú

Phụ lục 2:

BỆNH VIỆN TÂM THẦN TW1

KHOA TÂM LÝ LÂM SÀNG

BẢNG PHQ- 9: ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM

Họ và tên:……….Giới tính:………….Năm sinh:………

Địa chỉ………

Điện thoại:………Trình độ văn hóa:………

Nghề nghiệp:………Tình trạng hôn nhân:………

Lý do đến khám bệnh:………

[Hướng dẫn ghi điểm: Đối với từng câu, nếu BN trả lời “Có” thì đưa vào thước đo hỏi

“tình trạng này thường xuyên ở mức độ nào?”. Trong cột “ĐIỂM”, viết số cao nhất mà

bệnh nhân chọn trong nhóm đã cho].

Câu dẫn: “Tinh thần có ảnh hƣởng đến sức khỏe cơ thể và ngƣợc lại, sức khỏe cơ thể cũng có tác động đến tinh thần. Bây giờ chúng tôi sẽ hỏi một số câu hỏi liên quan đến sức khỏe

tinh thần của anh/chị trong hai tuần qua

# Nội dung Không ngày nào Vài ngày Hơn một nửa số ngày Gần nhƣ mọi ngày Điểm (0- 3) #

1.a Có khi nào anh/chị khó đi vào giấc

ngủ không? 0 1 2 3

1.

1.b Có khi nào anh/chị khó ngủ thẳng

giấc không? 0 1 2 3

1.c Có khi nào anh/chị ngủ quá nhiều 0 1 2 3

2. Có khi nào anh/chị cảm thấy mệt

mỏi hoặc có ít sinh lực không? 0 1 2 3 2.

3.a Có khi nào anh/chị cảm thấy chán ăn không? 0 1 2 3

3.

3.b Có khi nào anh/chị ăn quá nhiều không? 0 1 2 3

Tôi muốn nhắc lại tất cả các thông tin mà tôi muốn biết về anh/chị là trong hai tuần qua

4.a

Có khi nào anh/chị cảm thấy ít muốn làm các công việc hoặc ít có cảm giác thích thú làm các công việc không?

0 1 2 3 4.

4.b

Có khi nào anh/chị cảm thấy ít muốn tham gia các hoạt động vui chơi - giải trí hoặc ít có cảm giác thích thú làm các công việc không?

0 1 2 3

5.a Có khi nào anh/chị cảm thấy nản chí không? 0 1 2 3

5.

5.b Có khi nào anh/chị cảm thấy trầm

buồn không? 0 1 2 3

6.a Có khi nào anh/chị suy nghĩ tiêu cực

về bản thân mình không? 0 1 2 3

6.

6.b Có khi nào anh/chị cảm thấy mình là

ngƣời thất bại không? 0 1 2 3

6.c Có khi nào anh/chị thất vọng về bản

thân mình không? 0 1 2 3

6.d Có khi nào anh/chị cảm thấy mình đã làm cho gia đình thất vọng không? 0 1 2 3

Tôi muốn nhắc lại tất cả các thông tin mà tôi muốn biết về anh/chị là trong hai tuần qua

7.

Có khi nào anh/chị cảm thấy khó tập trung vào công việc, nhƣ đọc báo hoặc xem ti vi

0 1 2 3 7.

8.a

Có khi nào anh/chị thấy mình vận động hoặc nói quá chậm đến mức ngƣời khác có thể nhận thấy đƣợc không?

0 1 2 3

8. 8.b

Có khi nào anh/chị cảm thấy quá bồn chồn hoặc đứng ngồi không yên đến mức bạn đi đi lại lại nhiều hơn thông thƣờng không?

0 1 2 3

9.a

Chúng tôi biết nếu mắc bệnh, một số ngƣời có thể nghĩ đến cái chết hoặc tự gây tổn thƣơng cho mình. Vậy anh/chị có các suy nghĩ tự gây tổn thƣơng cơ thể mình theo cách nào đó không?

0 1 2 3

9.

9.b Anh/chị có suy nghĩ rằng chết là điều

tốt hơn cho anh chị? 0 1 2 3

TỔNG ĐIỂM ……… TỔNG SỐ CÁC TRIỆU CHỨNG ≥ 1 ………

10. Nếu anh/chị có bất cứ vấn đề nào ở trên, việc đó gây khó khăn cho anh/chị

nhƣ thế nào khi làm việc, chăm nom nhà cửa, hay giao tiếp với ngƣời khác? □ Không chút khó khăn nào [0] □ Một chút khó khăn[1] □ Rất khó khăn [2] □ Cực kỳ khó khăn [3]

DIỄN GIẢI

Nếu trả lời “Có” cho cả 4 tiêu chí sau thì kết luận có trầm cảm. DIỄN GIẢI

Nếu trả lời “Có” cho cả 4 tiêu chí sau thì kết luận có trầm cảm. Tổng điểm >9 □ Có □ Không Điểm câu 4 hoặc câu 5:≥2 □ Có □ Không Tổng số triệu chứng có điểm >1: ≥5 □ Có □ Không Điểm câu 10: ≥ 1 □ Có □ Không

Một phần của tài liệu Ứng dụng liệu pháp hoạt hóa hành vi can thiệp cho bệnh nhân trầm cảm đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)