Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm

Một phần của tài liệu Ứng dụng liệu pháp hoạt hóa hành vi can thiệp cho bệnh nhân trầm cảm đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Trang 44)

Tất cả các bệnh nhân đều đƣợc các bác sĩ khám lâm sàng, đánh giá các triệu chứng tâm thần và cơ thể. Chẩn đoán các bệnh nhân có rối loạn trầm cảm, hiện nay trên thế giới đang sử dụng hai phƣơng tiện để chẩn đoán trầm cảm là Bảng phân loại bệnh quốc tế ICD – 10 và DSM – IV (1994) của Hội tâm thần Mỹ. Về cơ bản ICD – 10 và DSM – IV là thống nhất với nhau (Nguyễn Việt, 1995) nên chúng ta có thể sử dụng kết hợp cả hai.

* Chẩn đoán theo Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD – 10)

Ba triệu chứng cơ bản:

- Khí sắc trầm

- Mất quan tâm, hứng thú và sở thích

- Giảm năng lƣợng, giảm hoạt động, tăng mệt mỏi

Các triệu chứng phổ biến khác - Giảm sút sự tập trung và sự chú ý - Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin

- Có những ý tƣởng bị tội và không xứng đáng - Nhìn vào tƣơng lai ảm đạm và bi quan

- Có ý tƣởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát - Rối loạn giấc ngủ

- Ăn mất ngon

Các triệu chứng sinh học: sút cân, rối loạn giấc ngủ, táo bón, mất ngon miệng, giảm dục năng, dao động khí sắc trong ngày, nhiều phụ nữ có rối loạn kinh nguyệt.

Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm nhẹ. - Có 2/3 triệu chứng điển hình

- Cộng thêm ít nhất là 2/7 triệu chứng phổ biến khác - Không có triệu chứng sinh học

- Kéo dài ít nhất hai tuần

Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm vừa - Có 2/3 triệu chứng điển hình

- Cộng thêm ít nhất 3 hoặc 4 triệu chứng phổ biến khác

- Gây nhiều trở ngại cho sinh hoạt gia đình, xã hội, nghề nghiệp - Kéo dài ít nhất hai tuần

Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm nặng - Có 3/3 triệu chứng điển hình

- Cộng thêm ít nhất 4/7 triệu chứng phổ biến khác - Có triệu chứng sinh học kèm theo

- Ít có khả năng tiếp tục công việc gia đình, xã hội, nghề nghiệp Các giai đoạn trầm cảm nhẹ, vừa, nặng đƣợc mô tả chi tiết ở trên chỉ đƣợc chẩn đoán cho một giai đoạn trầm cảm đơn độc (đầu tiên). Các giai đoạn trầm cảm về sau đƣợc chẩn đoán theo các tiêu chuẩn trầm cảm tái diễn.

* Chẩn đoán theo DSM – IV

A. Có ít nhất 5 trong số các triệu chứng sau xuất hiện đồng thời trong khoảng thời gian 2 tuần và làm thay đổi đáng kể những chức năng trƣớc đó. Trong số các triệu chứng này phải có ít nhất một trong số 2 triệu chứng là khí sắc trầm hoặc mất quan tâm thích thú.

1. Khí sắc trầm.

2. Mất quan tâm thích thú.

3. Sụt cân rõ rệt không phải trong thời gian ăn kiêng hoặc tăng cân, hoặc thay đổi khẩu vị.

4. Mất ngủ hoặc ngủ nhiều.

6. Mệt mỏi hoặc mất năng lƣợng.

7. Cảm thấy không xứng đáng hoặc tội lỗi quá mức hoặc không thích hợp. 8. Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung chú ý hoặc khả năng quyết định. 9. Những suy nghĩ về cái chết hoặc ý tƣởng tự sát.

B. Các tiêu chuẩn này không đáp ứng tiêu chuẩn của rối loạn cảm xúc hỗn hợp.

C. Những triệu chứng này gây suy giảm đáng kể các chức năng nghề nghiệp, xã hội hoặc chức năng quan trọng trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác.

D. Những triệu chứng này không phải do ảnh hƣởng trực tiếp về mặt cơ thể của nghiện chất hoặc bệnh lý thực tổn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

E. Các triệu chứng này không phù hợp với sự tang tóc (các triệu chứng trầm cảm buồn phiền kéo dài ít hơn 2 tháng).

Một phần của tài liệu Ứng dụng liệu pháp hoạt hóa hành vi can thiệp cho bệnh nhân trầm cảm đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Trang 44)