Quá trình trị liệu tâm lý

Một phần của tài liệu Ứng dụng liệu pháp hoạt hóa hành vi can thiệp cho bệnh nhân trầm cảm đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Trang 56)

Dƣới đây là quá trình trị liệu bệnh nhân trầm cảm mà tôi đã sử dụng kỹ thuật hoạt hóa hành vi, đƣợc ghi chép theo từng buổi:

Buổi 1: Thực hiện các hoạt động có ích để cải thiện tâm trạng

Mục tiêu:

Giúp bệnh nhân có cái nhìn tổng quát về liệu pháp hoạt hóa hành vi, hiểu đƣợc mối quan hệ giữa hoạt động và tâm trạng, xác định đƣợc các hoạt động yêu thích trong quá khứ, chọn hoạt động mà bệnh nhân có thể hoạt động đƣợc.

Nội dung làm việc: Nhà trị liệu cùng bệnh nhân cam kết sẽ thực hiện quá trình điều trị sẽ kéo dài trong một số buổi, mỗi buổi sẽ diễn ra trong vòng khoảng 60 phút. Trong quá trình đó thì bệnh nhân làm gì và nhà trị liệu sẽ làm gì, xong mỗi buổi thì bệnh nhân cần phải hoàn thành một số bài tập về nhà.

Giới thiệu tổng quan về quá trình trị liệu hoạt hóa hành vi, mục tiêu và cam kết trị liệu theo lộ trình.

Thảo luận các nội dung của buổi trị liệu, giúp bệnh nhân hiểu thêm về vấn đề của mình từ đó hợp tác hơn trong quá trình trị liệu.

Phản hồi của bệnh nhân: Bệnh nhân còn cảm thấy hơi mệt vì buổi trị liệu này hơi dài và nội dung thì nhiều, khó tiếp thu.

Bệnh nhân cảm thấy bệnh của mình có khả năng điều trị và có cơ hội hồi phục đƣợc tốt hơn, vì đƣợc tham gia vào trị liệu tâm lý.

Quan sát của nhà trị liệu: Bệnh nhân tiếp thu bài đƣợc nhƣng hơi chậm, còn than phiền rằng mình hơi mệt.

Sau buổi thấy bệnh nhân có khá hơn, đã vui vẻ hơn chút ít so với trƣớc khi điều trị.

Sau đây là tiến trình làm việc trên BN:

NTL: Bắt đầu chính thức đi vào buổi trị liệu bằng cách hỏi BN, chị suy nhĩ gì về câu: “nhàn cư vi bất thiện” và câu “ở không sinh bệnh”?

BN: Không làm gì thì con người dễ có suy nghĩ và những hành động tiêu cực, làm hại mình và người khác.

NTL: Vậy khi không làm gì chị thường suy nghĩ điều gì?

BN: Ngồi suy nghĩ linh tinh, nghĩ bệnh không điều trị khỏi được? NTL: Vậy để tránh suy nghĩ, cảm giác đó ta làm gì?

BN: Em cũng chẳng biết, vì mệt nên em chẳng làm được việc gì cả, công việc ở nhà em cũng không muốn làm.

NTL: Để tránh suy nghĩ tiêu cực và cảm giác buồn chúng ta nên tránh thời gian rảnh, tức là chúng ta nên làm việc, nên hoạt động, đó là mục đích của các buổi trị liệu mà tôi sẽ hướng dẫn cho chị.

NTL: Hướng dẫn bệnh nhân đánh giá tâm trạng nhanh trước buổi trị liệu: thang này với cá mức độ từ 1 – 9, mức độ 1 là tâm trạng tệ nhất, mức độ 9 là tâm trạng tốt nhất, mức độ 5 là trung bình, thang này giúp xác định tâm trạng của BN trong quá trình điều trị và giúp NTL thấy được, hiểu được quá trình thay đổi của BN. Bây giờ chị hãy đánh giá tâm trạng của mình:

BN: Tâm trạng bây giờ ở mức 4.

NTL: Bây giờ chúng ta sẽ đánh giá tình trạng trầm cảm của bạn thông qua một bài trắc nghiệm và NTL hướng dẫn BN thực hiện trắc nghiệm Beck, kết quả điểm của thang BDI là 26. Cũng tương tự NTL hướng dẫn BN làm bảng hỏi PQH – 9 kết quả điểm là: 19.

NTL: Bây giờ tôi với chị sẽ thảo luận về mối quan hệ giữa tâm trạng và hoạt động: chúng ta buồn chán (trầm cảm) → ít hoạt động hoặc không hoạt động thì nó làm cho chúng ta buồn hơn, đây là sự tương tác hai chiều giữa trầm cảm và hoạt động.

Như chị nói, chị bị áp lực công việc → chị buồn chán → chị không muốn làm việc, không muốn đi dạy, ít trò chuyện, ít tiếp xúc với mọi người → thấy buồn và chán hơn → càng không muốn làm việc …cứ như vậy làm cho tình trạng trầm cảm của chị nặng nề hơn.

Vậy để giảm tình trạng này chị có thể làm gì?

BN: Có lẽ là em nên nói chuyện với chồng, con và cố gắng đi dạy. NTL: Chị hãy nhớ lại trước kia chị thích những hoạt động nào? BN: Đi dạy, chăm sóc con cái, mua sắm, thể dục thể thao… NTL: Khi thực hiện hoạt động đó chị cảm thấy như thế nào? BN: Thấy vui, thoải mái.

NTL: hiện nay nếu muốn hoạt động thì chị sẽ chọn loại hoạt động nào? BN: Đi chợ, thể thao.

NTL: Trong giai đoạn này chị có đi tập thể dục, thể thao không, trong tuần này chị có thực hiện thì dự định thực hiện như thế nào và cùng với ai khác không?

BN: Trước đây ít hoạt động, nhưng sau khi nghe bác sĩ nói thì trong tuần em sẽ cố gắng đi bộ, chơi cầu lông, nhưng để em rủ các chị cùng phòng nữa.

NTL: Vâng hy vọng buổi sau gặp tôi, chị sẽ kể cho tôi về các việc chị đã làm được.

Từ nẩy đến giờ tôi đã giới thiệu với chị xong một buổi trị liệu, chị có thể cho tôi biết những nội dung nào tôi đã nói với chị được không?

BN: Bác sĩ đưa và giải thích hai câu nói: “nhàn cư vi bất thiện” và “ở không sinh bệnh”, vòng xoắn giữa trầm cảm và hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NTL: Vâng tôi cùng chị đã thảo luận các vấn đề như chị vừa nói và một nội dung nữa đó là: thực hiện các hoạt động gây hứng thú sẽ làm tâm trạng

Vậy trong các nội dung đó, nội dung nào làm chị ấn tượng nhất? BN: Em thấy vòng xoắn giữa tâm trạng và hoạt động là ấn tượng nhất. NTL: Trước khi trị liệu chị đã đánh giá tâm trạng của mình, bây giờ chị lại đánh giá tâm trạng của mình bằng thang đánh giá tâm trạng nhanh.

BN: Bây giờ em ở mức 5.

NTL: Trước khi trị liệu tâm trạng chị ở mức 4, bây giờ ở mức 5. Như vậy buổi trị liệu nó tác động như thế nào đến chị?

BN: Em thấy bác sĩ nói, mình cũng hiểu được nhiều điều, nó cũng có ích trong cuộc sống.

NTL: Chị nói rằng những vấn đề tôi cùng chị thảo luận có nhiều vấn đề có ích cho cuộc sống của chị, nhưng để nó đi vào cuộc sống của chị tốt hơn thì cần phải có thời gian thực hành nó, chị nghĩ thế nào?

BN: Em sẽ cố gắng hết sức nếu có thể.

NTL: Đây là thang đánh giá tâm trạng nhanh trong tuần, chị cần phải ghi hàng ngày và lí do vì sao ngày đó tâm trạng của mình như vậy? và thang này cũng giúp chị nhận biết được hoạt động nào làm cải thiện tâm trạng của mình, hoạt động nào làm tâm trạng của mình xấu đi? chị có suy nghĩ gì về điều này?

BN: Để em cố gắng thực hiện một số hoạt động có thể.

NTL: Trong phần trước chúng ta đã thảo luận một số hoạt động trước đây chị vẫn thích làm như: dạy học, chăm sóc con cái, thể dục thể thao, đị bộ…vậy theo chị trong tuần này thì chị có thể thực hiện được hoạt động nào?

BN: Đi bộ, chơi cầu lông nhưng để em rủ các chị khác xem sao?

NTL: Như vậy trong tuần chị có thể đi bộ, chơi cầu lông và tôi mong muốn rằng trước khi thực hiện các hoạt động và sau khi hoạt động chị có thể đánh giá tâm trạng của mình bằng thang đánh giá tâm trạng nhanh.

BN: Vâng ạ.

NTL: Sau khi tôi trình bày bài thực hành, chị có suy nghĩ gì không? BN: dạ, không.

NTL: Hy vọng trong lần gặp sau chị sẽ nói cho tôi biết kết quả thực hành của chị và như chị nói buổi điều trị nó có ích cho chị trong cuộc sống, nên tôi hy vọng chúng ta sẽ tiếp tục điều trị vào lúc 8h30 ngày 17/7, khi đó tôi sẽ nói về cách làm thế nào để có thể lập kế hoạch cho một hoạt động mới.

Buổi 2: Thực hiện các hoạt động mới.

Mục tiêu:

Giúp bệnh nhân thực hiện các hoạt động ngay cả khi bệnh nhân không thích hoạt động đó.

Giúp bệnh nhân hiểu lý do tại sao mình có thể thích hoạt động đó. Giúp bệnh nhân cam kết thực hiện một hoạt động mới.

Nội dung làm việc: Ngƣời trầm cảm thƣờng không thích hoạt động, nhà trị liệu khơi gợi để bệnh nhân cố gắng làm việc ngay cả khi bệnh nhân không thích làm điều đó, sau đó đánh giá lại hoạt động đó thì có khác gì so với trƣớc khi hoạt động.

Cùng bệnh nhân trao đổi lí do vì sao mình có thể thích hoạt động đó, và sẽ cam kết thực hiện nhiều nhất hoạt động mà mình có thể trong thời gian đó.

Phản hồi của bệnh nhân: bệnh nhân cảm thấy mình tiếp thu đƣợc nội dung của buổi trị liệu.

Đánh giá mình cảm thấy thoải mái hơn, thấy vui vẻ hơn, thấy bệnh của mình tiến triển tốt, đƣợc tham gia trị liệu BN cảm thấy vui vẻ, phấn khởi.

Quan sát của nhà trị liệu: bệnh nhân có sự tiến bộ hơn so với buổi trị liệu trƣớc, hợp tác tốt hơn, vui vẻ hơn, chia sẻ và phản hồi tốt.

Sau đây là tiến trình làm việc trên BN:

NTL: Trong buổi trước chúng ta đã đưa ra một số bài tập thực hành, việc thực hành của chị như thế nào rồi?

BN: Em cũng đã lầm đây thưa bác sĩ, nhưng nó chưa chính xác, bác sĩ xem và chỉnh sửa hộ.

NTL: Vâng rất tốt ạ, chị có thể nói cho tôi làm cách nào để chị hoàn thành được bài tập tôi đã giao, tôi rất tò mò muốn biết đấy?

BN: Em cố gắng lắm mới hoàn thành đấy, đôi khi quên, nhưng khi nhớ ra em lại làm đấy.

NTL: Có ai giúp đỡ chị khi làm những việc này không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BN: bài tập thì một mình em tự làm, còn chơi thể thao và đi bộ thì cùng với một số chị em khác.

NTL: Rất cảm ơn chị vì sự chia sẻ này. Bây giờ chúng ta sẽ xem lại bảng đánh giá tâm trạng của chị trong những ngày vừa qua, chị hãy nối các điểm của từng ngày để thấy tâm trạng mình lên xuống như thế nào?

BN: Dạ.

NTL: Chị thấy như thế nào về tâm trạng của mình trong những ngày qua? BN: Tâm trạng của em có ngày tốt có ngày kém ạ.

NTL: Các hoạt động nào mà chị thực hiện làm cho tâm trạng của mình tốt ở mức 7 đây?

BN: Dạ, hôm đó, em đi câu lạc bộ và tham gia chơi cầu lông với các chị cùng phòng.

NTL: Các hoạt động nào mà chị thực hiện làm cho tâm trạng của mình tồi ở mức 2 đây?

BN: Hôm đó em mệt, đi bộ chỉ được một đoạn, sau đó về nằm ngủ ạ. NTL: Vậy chị nhận xét như thế nào về mối liên hệ giữa việc thực hiện các hoạt động và việc cải thiện tâm trạng của mình?

BN: Em thấy hoạt động chân tay mệt nhưng không suy nghĩ lung tung đến vấn đề bệnh thì cảm thấy đỡ mệt hơn và tâm trạng cảm thấy thoải mái hơn.

NTL: Trong những ngày qua, chị có thực hiện hoạt động nào chị thích trước đây không, việc đó như thế nào?

BN: Có, em chơi cầu lông, em thấy cũng vui, vì mọi người cùng chơi và cổ vũ cho em.

NTL: Chị thấy trước và sau hoạt động tâm trạng của mình có thay đổi không? BN: Trước khi chơi thấy đông người nên hơi ngại, nhưng sau khi chơi thấy vui vì mọi người cổ vũ.

NTL: Khi xem lại bảng đánh giá tâm trạng trước và sau khi thực hiện các hoạt động, chị có nhận xét gì?

BN: Có hoạt động thì trước khi làm thấy vui, có những hoạt động sau khi làm mới thấy vui.

NTL: Vâng cảm ơn chị, bây giờ chị có thể nhắc lại nội dung của buổi trị liệu trước cho tôi được không?

BN: Hôm trước nói về câu: nhàn cư vi bất thiện và câu ở không sinh bệnh“, mối quan hệ giữa trầm cảm và hoạt động, hoạt động mà chúng ta đã thích trước kia.

NTL: Cảm ơn chi đã nhớ được nội dung của buổi làm việc trước. Bây giờ chị thử đánh giá tâm trạng của mình xem ở mức bao nhiêu?

BN: Dạ, em hơi mệt, tâm trạng ở mức 4.

NTL: Vâng cảm ơn chị, và bây giờ chúng ta sẽ làm một bài tập dây chuyền, trong đó chị có thể thấy tâm trạng của mình có thể đi lên hoặc đi xuống và nó phụ thuộc vào hoạt động của chính bản thân chị làm. Chị hãy nhìn vào bài tập trong vở của chị, cột đầu nói lên mức độ tâm trạng của mình, cột kế đề cập đến hoạt động của bản thân chị gây ra tâm trạng đó, bây giờ tôi muốn chị nghĩ đến một hoạt động của chính bản thân chị có thể làm cho tâm trạng đi xuống ở mức 4, với suy nghĩ và tình huống như vậy, chị có hoạt động nào, điều gì làm tâm trạng của chị đi xuống một bước, hoạt động nào làm đi xuống thêm (tệ hơn nữa)?

BN: Dạ, và cùng thảo luận để ghi chép với NTL.

NTL: Vâng cảm ơn chị đã suy nghĩ và làm tốt. Vậy cũng sự kiện đó mà chị có những hoạt động để làm cho tâm trạng của mình tốt lên một bước, chị ghi hoạt động đó ở ô trên, và chị làm tương tự ở các ô cao hơn?

BN: Em cũng không biết nữa.

Bảng 3.1: Các hoạt động làm tâm trạng tồi tệ và tốt

NTL: Cảm ơn chị đã thực hiện xong bảng này, vậy khi nhìn vào bảng thì chị có suy nghĩ gì về vai trò của hoạt động?

BN: Bác sĩ chỉ cho em thấy rõ ràng là hoạt động của bản thân nó ảnh hưởng đến tâm trạng của mình (lên hay xuống phụ thuộc vào mình).

NTL: Qua đây chúng ta cần chú ý đến cá vấn đề sau: Tâm trạng của chị phụ thuộc vào chính hoạt động của chị.

Trong mỗi tình huống chị là người quyết định lựa chọn các hoạt động và hoạt động đó nó đem lại tâm trạng cho chị, có những hoạt động làm tâm trạng chị tồi hơn, nhưng cũng có hoạt động làm tâm trạng của chị tốt hơn.

Vậy điều quan trọng là chị có thể làm cho tâm trạng của mình tốt lên bằng cách lựa chọn hoạt động thích hợp. Chị có hiểu những điều tôi vừa nói không?

BN: Cũng tạm hiểu.

NTL: Hiện tại sức khỏe của chị không tốt, khi thấy mọi người thực hiện các hoạt động có lợi cho sức khỏe như: dạy học, đi bộ, chơi thể thao, chăm sóc gia đình…chị có mong muốn mình làm được như vậy không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BN: Rất muốn chứ.

BN: Đi dạy trở lại, nấu nướng, chăm sóc chồng con.

NTL: Vâng cảm ơn chị, đó là những hoạt động mà chị đã làm trong quá khứ mà chị có lẽ là rất yêu thích, vậy chị có thể nói chi tiết hơn về các hoạt động này cho tôi hiểu được không?

BN: Nó cũng đâu có gì đâu, hàng ngày em đi dạy, chiều về có hôm đi đón con, sau đó đi chợ mua đồ về nấu cho chồng con, tối đến thì dạy con học, sau đó soạn giáo án, có hôm mệt thì nhờ chồng làm hộ các công việc gia đình như đón con, đi chợ nấu cơm, dạy con học…

NTL: Đó là một số hoạt động chị thích làm trong quá khứ, cac hoạt động này người ta có thể chia ra làm 4 nhóm đó là; hoạt động làm một mình, hoạt động làm với người khác, hoạt động ít tốn thời gian, hoạt động ít tốn tiền. trong số các hoạt động đó đâu là hoạt động làm một mình?

BN: Đón con, soạn giáo án.

NTL: Khi thực hiện các hoạt động đó chị thấy có thuận lợi, khó khăn gì? BN: Mình không phải lệ thuộc người khác, cảm thấy vui, còn khó khăn là đôi khi không tập trung, suy nghĩ lung tung.

NTL: Khi làm một mình thì chị không lệ thuộc người khác, mình cảm thấy vui, chị cảm thấy mình kiểm soát được thời gian, vậy bây giờ hoạt động một mình nào chị có thể thực hiện trong thời gian này?

BN: Đi bộ, xem tivi, đi chợ.

NTL: Và các hoạt động với người khác nào chị có thể làm với người khác, hoạt động này có thuận lợi gì?

BN: Tập thể dục, chơi cầu lông, đi dạy học, … các hoạt động này sôi nổi,

Một phần của tài liệu Ứng dụng liệu pháp hoạt hóa hành vi can thiệp cho bệnh nhân trầm cảm đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Trang 56)