Nguyên nhân của trầm cảm

Một phần của tài liệu Ứng dụng liệu pháp hoạt hóa hành vi can thiệp cho bệnh nhân trầm cảm đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Trang 31)

Các nghiên cứu trƣớc đây đã chỉ ra rằng trầm cảm có rất nhiều nguyên nhân, nhƣng tập trung lại thì các nguyên nhân chủ yếu gây nên trầm cảm gồm:

1.2.5.1. Các yếu tố di truyền

Gen di truyền đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh trầm cảm. Nhƣng các gen di truyền tuân theo một quy chế phức tạp, tuy gen di truyền là rất quan trọng, nhƣng không thể phủ nhận vai trò của yếu tố tâm lý xã hội ở một số trƣờng hợp trầm cảm. Nhiều tác giả cho rằng vai trò của gen di truyền trong bệnh trầm cảm không rõ ràng bằng trong bệnh rối loạn cảm xúc lƣỡng cực I [4, tr.17], [7], [8].

Các nghiên cứu về gia đình đã chỉ ra rằng ngƣời họ hàng ở mức độ 1 (bố, mẹ, con, anh, chị, em) của bệnh nhân trầm cảm có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn ngƣời bình thƣờng từ 2 – 3 lần. Khi quan hệ họ hàng với bệnh nhân trầm cảm càng xa thì nguy cơ bị trầm cảm càng giảm. Nghĩa là những ngƣời nhƣ cô, dì, chú, bác, cháu của bệnh nhân trầm cảm thì ít có nguy cơ bị trầm cảm hơn so với bố, mẹ, anh chị em của bệnh nhân [4, tr.17].

Các nghiên cứu về con nuôi đã chứng minh vai trò của di truyền trong bệnh trầm cảm là rất mạnh mẽ. Những đứa con nuôi (bố, mẹ nuôi hoàn toàn bình thƣờng) chịu ảnh hƣởng rõ rệt từ các bố, mẹ sinh học của mình. Nếu bố mẹ sinh học bị trầm cảm thì nguy cơ bị trầm cảm ở những đứa con này là gấp 2 – 3 lần, cao hơn ngƣời bình thƣờng, trong khi nguy cơ bị trầm cảm ở bố, mẹ nuôi chỉ giống nhƣ chỉ số chung của xã hội [4, tr.17], [7].

Ở những cặp sinh đôi cùng trứng (gen di truyền hoàn toàn giống nhau), nếu có một ngƣời bị bệnh trầm cảm thì nguy cơ ngƣời kia cũng bị trầm cảm là 50%. Còn ở những cặp sinh đôi khác trứng (gen di truyền không hoàn toàn giống nhau), nếu một ngƣời bị trầm cảm thì nguy ơ bị bệnh này ở ngƣời kia chỉ từ 10 – 25%. Qua đó chúng ta thấy gen di truyền đóng vai trò rất quan trọng trong bệnh sinh của trầm cảm nhƣng không phải là tất cả. Yếu tố môi trƣờng cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong bệnh sinh của bệnh này [4, tr.18], [7].

1.2.5.2. Các yếu tố stress tâm lý – xã hội

Các stress từ môi trường sống: Các chấn thƣơng tâm lý đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh của trầm cảm. Dƣới tác động lâu dài của stress các yếu tố sinh học trong não bị biến đổi, từ đó dẫn đến thay đổi trong chức năng của não. Sự thay đổi các yếu tố sinh học của não có thể là sự thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trung ƣơng nhƣ serotonin, noradrenalin, dopamine khiến giảm khả năng truyền tín hiệu giữa các vùng não với nhau. Bên cạnh đó, sự thay đổi yếu tố sinh học của não còn bao gồm sự mất các nơron, vì vậy làm giảm sự tiếp xúc giữa các sinap. Hậu quả về lâu dài là làm tăng nguy cơ bị trầm cảm, mặc dù lúc đó có thể các stress đã kết thúc [4, tr.18].

Một số nhà lâm sàng cho rằng các stress đóng vai trò chủ đạo trong bệnh sinh của trầm cảm. Trong khi các nhà nghiên cứu khác lại cho rằng các stress chỉ có vai trò trong giai đoạn khởi phát của bệnh trầm cảm mà thôi.

Yếu tố chấn thƣơng tâm lý quan trọng nhất gây ra trầm cảm đƣợc các tác giả thừa nhận là mất bố (mẹ) trƣớc năm 11 tuổi. Yếu tố chấn thƣơng tâm

lý thƣờng hay gặp nhất trong trầm cảm là mất vợ hoặc chồng, một yếu tố khác đó là thất nghiệp, những ngƣời thất nghiệp có tỉ lệ bị trầm cảm cao hơn ngƣời có việc làm 3 lần.

Yếu tố nhân cách: không có loại nhân cách nào làm thuận lợi cho phát sinh bệnh trầm cảm, tất cả mọi ngƣời dù là loại nhân cách nào đều có thể bị trầm cảm dƣới sự tác động của rất nhiều yếu tố. Những ngƣời có nhân cách bệnh ám ảnh – cƣỡng bức, nhân cách kịch tính, nhân cách ranh giới có thể nguy cơ bị trầm cảm cao hơn ngƣời bị nhân cách bệnh thể chống đối xã hội và nhân cách bệnh thể paranoid [4, tr.19].

Một phần của tài liệu Ứng dụng liệu pháp hoạt hóa hành vi can thiệp cho bệnh nhân trầm cảm đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)