Cách xây dựng ĐCCTMH

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực đối với học phần Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học theo phương thức đào tạo tín chỉ (Trang 38)

Nhƣ chúng ta đã biết, cấu trúc của một đề cƣơng chi tiết môn học bao gồm nhiều nội dung khác nhau, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ về logic nội dung và hình thức đồng thời phản ánh đầy đủ thông tin cần thiết của một đề cƣơng nhƣ là bản thiết kế giảng dạy và học tập đƣợc giảng viên và sinh viên thống nhất thực hiện. Để bản thiết kế này cụ thể hóa đƣợc quan điểm đánh giá xác thực theo định hƣớng phát triển năng lực của sinh viên thì

nhất thiết phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau trong đề cƣơng môn học:

- Cụ thể hóa mục tiêu của môn học bằng các chuẩn về kết quả học tập dự kiến dƣới dạng các năng lực sinh viên có thể đạt đƣợc trong và sau khi kết thúc môn học, trong đó bao hàm tổ hợp về chuẩn kiến thức, thái độ, giá trị và kỹ năng, hành vi tƣơng ứng, gọi chung là năng lực thực hiện.

- Dựa trên cấu trúc nội dung của môn học thiết kế các chủ đề học tập khác nhau, trong đó bao gồm các chủ đề có tính chất bắt buộc hay tự chọn hoặc các chủ đề yêu cầu sinh viên phải tự nghiên cứu, tự thực hiện có hƣớng dẫn và đƣợc đánh giá.

- Thiết kế hợp lí kế hoạch giảng dạy và học tập theo chủ đề học tập nêu trên, đồng thời cung cấp tƣờng minh các thông tin có tính chất hƣớng dẫn sinh viên cần phải chuẩn bị và thực hiện các nhiệm vụ học tập tƣơng ứng trong mỗi chủ đề học tập khác nhau của môn học.

- Dự kiến tích hợp các phƣơng pháp giảng dạy - học tập và đánh giá kết quả học tập của sinh viên thông qua các hoạt động tƣơng tác đa chiều giữa giảng viên và sinh viên và giữa sinh viên với nhau, trong đó chú trọng đến các hoạt động thể hiện năng lực của sinh viên.

ĐCCTMH đƣợc xây dựng trên tinh thần giúp cho GV và SV giảng dạy và học tập một cách chủ động, đạt hiệu quả. Ngoài các nội dung chính mà chúng tôi đã đề cập đến ở chƣơng 1, chúng tôi còn bổ sung thêm một số nội dung nƣ̃a để GV và SV thƣ̣c hiê ̣n thuâ ̣n tiê ̣n . Cấu trúc của ĐCCTMH “PPDH Toán ở TH” gồm các nội dung :

1.Thông tin về giảng viên 2. Các môn học tiên quyết 3. Các môn học kế tiếp 4. Mục tiêu của môn học

4.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần 4.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể

5. Tóm tắt nội dung học phần 6. Nội dung chi tiết học phần 7. Học liệu

7.1. Học liệu chính 7.2. Học liệu tham khảo

8. Hình thức tổ chức dạy học

8.1. Lịch trình chung 8.2. Lịch trình chi tiết

9. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên 10. Phƣơng pháp, hình thức kiểm tra đánh giá

11. Duyệt

Viê ̣c chúng tôi bổ sung thêm mô ̣t số nô ̣i dung nhằm ha ̣n chế đƣợc mô ̣t số nhƣơ ̣c điểm của các ĐCCTMH mà chúng tôi đã giới thiê ̣u ở chƣơng 1. Mă ̣t khác, nhƣ chúng tôi đã nói, viê ̣c xây dƣ̣ng ĐCCTHP nhằm đáp ƣ́ng mục tiêu phát huy tính chủ động, tích cực, nâng cao tinh thần tƣ̣ ho ̣c, tƣ̣ nghiên cƣ́u của SV.

Trong số các nô ̣i dung mà chúng tôi thêm vào th ì phần mục tiêu cụ thể là quan trọng nhất . Ở đây, ngoài mục tiêu đào tạo chung của học phần , chúng tôi xây dƣ̣ng mục tiêu của tƣ̀ng nô ̣i dung theo ba bâ ̣c . Các mục tiêu này đƣợc trình bày khá chi tiết . Dƣ̣a vào đó giúp cho GV và SV có thể giảng dạy và học tâ ̣p đa ̣t hiê ̣u quả cao , và các mục tiêu này cũng là cơ sở để GV tiến hành KT – ĐG quá trình ho ̣c tâ ̣p của SV.

Ngoài các học liệu chính và tham khảo là các tài liệu in , chúng tôi còn giới th iê ̣u thêm mô ̣t số trang web để SV tìm kiếm tài liê ̣u phục vụ cho viê ̣c học tập và nghiên cứu của mình .

Ở mục hình thức tổ chức dạy học , chúng tôi đã đƣa ra lịch trình chung và lịch trình chi tiết cho từng tuần học tập . Dƣ̣a vào đây, SV có đƣợc mô ̣t kế hoạch cụ thể và chi tiết về môn học , tƣ̀ đó có thể chủ đô ̣ng trong viê ̣c ho ̣c tâ ̣p . Và đây cũng là căn cứ để GV có thể kiểm tra đƣợc việc tự học , tƣ̣ nghiên cƣ́u

của SV trong toàn bộ kì học. Với mỗi tuần ho ̣c tâ ̣p, chúng tôi đã nêu tƣơng đối chi tiết thời gian, đi ̣a điểm, nô ̣i dung chính, yêu cầu SV chuẩn bi ̣ cho giờ học.

Mô ̣t nô ̣i dung nƣ̃a là phần KT - ĐG. Chúng tôi đã đƣa ra các tiêu chí cụ thể cho mỗi hình thƣ́c KT – ĐG. Tƣ̀ các tiêu chí này SV sẽ có kế hoa ̣ch ho ̣c tâ ̣p và nghiên cƣ́u phù hợp . Thông thƣờng, trong bất kỳ hoạt động đánh giá kết quả học tập nào cũng phải xây dựng và sử dụng tiêu chí làm căn cứ để phán xét kết quả đạt đƣợc của ngƣời học đạt mục tiêu ở mức độ nào.

Về mặt nguyên tắc thì việc xây dựng các tiêu chí đánh giá không hoàn toàn khác biệt với những yêu cầu đặt ra trong khoa học về đo lƣờng và đánh giá kết quả học tập hiện có. Tuy nhiên, điểm mấu chốt phản ánh tính ƣu việt của các tiêu chí trong đánh giá là ở khâu vận dụng và sử dụng các tiêu chí này vào việc kết nối hoạt động giảng dạy - học tập và đánh giá kết quả của sinh viên. Với mục đích vận dụng và sử dụng các tiêu chí đánh giá, tiêu chí đánh giá cần bao quát trong phạm vi rộng của tiến trình dạy học và đánh giá kết quả học tập đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:

- Tiêu chí đánh giá đƣợc xây dựng căn cứ trên mức độ đạt chuẩn năng lực thực hiện của sinh viên trong học tập, tức là, các tiêu chí đánh giá tập trung đo lƣờng khả năng hiểu biết và vận dụng kỹ năng vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập có tính thực tế;

- Các thông tin có liên quan đến tiêu chí đánh giá nhƣ trình bày ở đây đƣợc thể hiện rõ trong các chủ đề học tập trên cơ sở có sự phổ biến cụ thể, trao đổi thông suốt và thống nhất thực hiện giữa giảng viên và sinh viên trong tiến trình của môn học;

- Các tiêu chí trong đánh giá không chỉ là công cụ dành cho giảng viên mà còn là thông tin định hƣớng cần thiết cho sinh viên trong quá trình học tập và tự đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Trong thực tế việc áp dụng các tiêu chí đánh giá này vào giảng dạy và học tập còn phải căn cứ vào mức độ thể hiện năng lực của sinh viên trong việc

thực hiện các nhiệm vụ học tập cũng căn cứ vào tính chất quan trọng của các chủ đề học tập trong môn học mà quy định các mức độ cần đạt của ngƣời học so với tiêu chí đánh giá. Do đó, trong các tiêu chí đánh giá có quy định rõ sinh viên cần đạt những tiêu chí nào ở mức độ nào. Thông thƣờng có 3 mức độ yêu cầu trong các tiêu chí đánh giá mức độ đạt đƣợc năng lực của sinh viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. Chẳng hạn, 1- mức độ tối thiểu (sinh viên bắt buộc phải đạt đƣợc 100% yêu cầu đối với nhóm tiêu chí này mới đạt yêu cầu mức kết quả trung bình; nếu không đạt đƣợc mức tổi thiểu này có nghĩa là không hoàn thành nhiệm vụ học tập - mức yếu) ; 2-mức độ làm chủ

(sinh viên có khả năng đạt đƣợc kết quả theo yêu cầu ở nhóm tiêu chí này và nếu đáp ứng đƣợc có nghĩa là sinh viên ấy đạt mức kết quả khá) ; và 3 - mức độ nâng cao (sinh viên có khả năng đạt đƣợc kết quả theo yêu cầu ở nhóm tiêu chí này và nếu đáp ứng đƣợc có nghĩa là sinh viên ấy đạt mức kết quả tốt) theo chuẩn năng lực.

Đồng thời, áp dụng các tiêu chí đánh giá và ghi nhận mức độ đạt kết quả của sinh viên dƣới hình thức này, rõ ràng còn có tác dụng theo dõi, ghi nhận sự tiến bộ và phát triển năng lực của sinh viên trong và sau khi kết thúc tiến trình học tập.

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực đối với học phần Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học theo phương thức đào tạo tín chỉ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)