Thực thực trạng sử dụng ĐCCTMH “PPDH Toán ở TH” và

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực đối với học phần Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học theo phương thức đào tạo tín chỉ (Trang 32)

dụng một số PPDH tích cực trong dạy học học phần “PPDH Toán ở TH” tại trường CĐSPNĐ

Về thực trạng khó khăn của GV khi xây dựng ĐCCTMH, qua điều tra chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 1.1. Thực trạng khó khăn của GV khi biên soạn ĐCCTMH

Khó khăn Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Nội dung kiến thức nhiều, thời gian lên lớp ít 46 57,50

Nguồn học liệu ở thƣ viện hạn chế 32 40,00

Lớp học đông ảnh hƣởng 55 68,75

Cơ sở vật chất chƣa đảm bảo 27 33,75

Kết quả điều tra cho thấy, có nhiều ý kiến khác nhau song khó khăn lớn nhất đó là số lƣợng SV đông và nội dung kiến thức quá nhiều trong khi thời gian lên lớp giảm đi so với trƣớc. Ví dụ nhƣ học phần “PPDH Toán ở Tiểu học” trƣớc đây chúng tôi dạy trong 90 tiết chia thành hai kì học. Nhƣng hiện nay khi dạy học theo học chế tín chỉ, thời gian còn 60 tiết (tƣơng đƣơng với 4 tín chỉ) đƣợc dạy trong một học kì.

Tại trƣờng CĐSPNĐ, đào tạo theo học chế tín chỉ đƣợc thực hiện qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 chuyển hệ thống chƣơng trình, điều hành việc thực hiện chƣơng trình về cơ bản theo hệ thống niên chế. Điểm đánh giá học phần theo tín chỉ nhƣng mới dừng ở thang điểm 10, chƣa chuyển sang điểm chữ. Giai đoạn 2 thực hiện điều hành chƣơng trình theo hệ thống tín chỉ .

Trƣờng CĐSP Nam Định triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ bắt đầu từ K32 (năm học 2010 – 2012) và tính đến nay đã bƣớc sang năm thƣ́ ba . So với dạy học theo niên chế, để bắt đầu hình thức đào tạo mới này đòi hỏi cả các cấp quản lí, GV và SV phải thay đổi cách quản lí, dạy và học cho phù hợp. Đối với GV, cùng với việc đổi mới PPDH, KT-ĐG, công việc đầu tiên phải làm đó là xây dựng đề cƣơng chi tiết môn học. Thực tế, thực trạng của việc đào tạo tín chỉ theo ĐCCTMH tại trƣờng CĐSPNĐ nhƣ thế nào?

Vì mới tiến hành đào tạo theo học chế tín chỉ nên đa số GV chƣa có kinh nghiệm trong việc xây dựng đề cƣơng chi tiết môn học. Hầu hết các ĐCCTMH có thể nói không khác dạy học theo niên chế nhiều lắm mặc dù số tiết giảm đi. Với nội dung không giảm, số giờ lên lớp giảm đi thì việc GV dạy không đúng theo tiến trình dạy học mà ĐCCTMH đƣa ra là điều không tránh khỏi.

ĐCCTMH thể hiện đầy đủ các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ nhƣng chƣa thể hiện đƣợc các cấp độ mục tiêu của môn học. Đa số GV khi dạy học đều tập trung vào việc cung cấp kiến thức cho SV mà ít quan tâm đến mục tiêu về kĩ năng và thái độ.

Quá trình triển khai dạy học theo đề cƣơng chi tiết môn học còn nhiều bất cập. Một số GV không cung cấp ĐCCTMH cho SV. Điều này đồng nghĩa với việc GV tự quyết định nội dung, mục tiêu, PPDH, PP Kiểm tra – Đánh giá…Một số GV khác có cung cấp cho SV nhƣng lại không hƣớng dẫn cách sử dụng ĐCCTMH nhƣ thế nào, nên SV không thấy đƣợc vai trò quan trọng của ĐCCTMH, không phát huy đƣợc tính chủ động, không nắm bắt đƣợc nội dung nào phải tự học, tự nghiên cứu…Tuy nhiên có nhiều GV thực hiện rất

nghiêm túc nhƣng lại gặp nhiều khó khăn khi thực hiện, cụ thể nhƣ ở một số bộ môn, có những học phần do nhiều GV dạy, nhƣng ĐCCTMH đó lại không phải do mình biên soạn nên không thể hiện đƣợc cả nội dung lẫn PPDH nhƣ yêu cầu của đề cƣơng.

Đề cƣơng chi tiết học phần của một số GV chƣa thật sự đổi mới, việc xác định mục tiêu chƣa đúng, chƣa chú trọng đến hình thức và PPDH để hƣớng dẫn SV tự học phù hợp với trình độ của mình. Một số GV chƣa thực hiện đúng đề cƣơng và thể hiện đƣợc sự cam kết với SV và nhà trƣờng trong thực hiện đề cƣơng.

Khi đƣợc hỏi về việc GV thƣờng sử dụng PPDH nào trong quá trình dạy học, chúng tôi thu đƣợc kết quả sau:

Bảng 1.2. Tổng hợp kết quả về việc sử dụng các PPDH trong quá trình dạy học

PPDH Số lƣơ ̣ng Tỉ lệ (%)

PP thuyết trình 27 26,47

PP diễn giảng 25 24,51

PP tổ chƣ́c ho ̣c tâ ̣p theo nhóm 17 16,67

PP da ̣y ho ̣c dƣ̣ án 0 0

PP da ̣y ho ̣c giải quyết vấn đề 19 18,63

Khác 14 13,72

Theo kết quả trên, chúng ta thấy rằng đa số GV vẫn sử dụng nhóm các PPDH truyền thồng: thuyết trình, diễn giảng…(50,98 %). Điều này do nhiều nguyên nhân, có thể do đặc trƣng của bộ môn, do khối lƣợng kiến thức nhiều, do số lƣợng SV trong lớp học đông…Nhóm các PPDH tích cực cũng đƣợc sử dụng nhƣng chƣa nhiều, đặc biệt PPDH theo dự án còn tƣơng đối xa lạ đối với ngƣời học (0 %).

Có thể nói hầu hết GV còn lúng túng về đổi mới PPDH trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Cụ thể: chƣa phân biệt và thực hiện có hiệu quả đổi mới

PPDH trong đào tạo theo học chế tín chỉ với phƣơng thức đào tạo theo niên chế nhất là ở khâu giao bài, hƣớng dẫn tự học (đọc tài liệu), kiểm tra, đánh giá kết quả tự học ở nhà (làm việc cá nhân, nhóm) của SV; tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp (báo cáo, thảo luận, đặt vấn đề và hƣớng dẫn giải thích, kết luận,... những nội dung cốt lõi), kiểm tra đánh giá hoạt động học tập trên lớp của SV, nhất là đánh giá điểm nhận thức thái độ. Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại vào hỗ trợ đổi mới PPDH của một số GV còn hạn chế, chƣa đạt hiệu quả cao. Hầu hết SV chƣa có thói quen tự học, tự nghiên cứu, làm việc ở nhóm, ở thƣ viện...; chƣa tận dụng thời gian tự học ở nhà…

Hiện nay qua điều tra chúng tôi thấy rằng các ĐCCTMH đều có giới thiệu học liệu song GV không hƣớng dẫn cụ thể các em có thể tìm kiếm học liệu đó ở đâu cũng nhƣ chƣa hƣớng dẫn cụ thể cách sử dụng tài liệu trong từng chƣơng mục. Nhiều học liệu GV đƣa vào trong ĐCCTMH “cho đẹp” nhƣng thực tế GV không hề sử dụng đến trong quá trình dạy học cũng nhƣ hƣớng dẫn SV tự học, tự nghiên cứu Nguồn học liệu ở thƣ viện nhà trƣờng còn hạn chế cũng ảnh hƣởng rất lớn đến việc tổ chức dạy học học phần theo học chế tín chỉ. Qua kết quả điều tra, hầu hết SV đƣợc hỏi đều cho rằng khó khăn lớn nhất trong việc học tập theo tín chỉ là việc tìm kiếm tài liệu mà ĐCCTMH giới thiệu. Có nhiều tài liệu thƣ viện nhà trƣờng không có, SV lại chƣa biết cách khai thác nguồn tài liệu trên mạng. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến việc tự học, tự nghiên cứu của SV.

Những hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân. Trƣớc hết là do phƣơng thức đào tạo theo học chế TC của trƣờng mới chỉ đƣợc thực hiện hai năm nên hầu hết GV, nhất là SV chƣa nhận thức đầy đủ và có kinh nghiệm với phƣơng thức đào tạo mới này; quy mô SV và ngành tuyển sinh hằng năm của trƣờng thiếu ổn định, chất lƣợng tuyển sinh đầu vào thấp; nguồn kinh phí

hoạt động hàng năm của Trƣờng có hạn nên việc đầu tƣ kinh phí để bổ sung cơ sở vật chất phục vụ đổi mới PPDH còn khiêm tốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên ca ̣nh đó , nguồn ho ̣c liê ̣u ở thƣ viê ̣n nhà trƣờng còn ha ̣n chế , nhà trƣờng đang xây dƣ̣ng thƣ viê ̣n điê ̣n tƣ̉ nhƣng vẫn chƣa đi vào hoa ̣t đô ̣ng , viê ̣c số hóa các giáo trình chƣa đƣợc thƣ̣c hiê ̣n… nên cũng ảnh hƣởng đến viê ̣c dạy và học theo học chế tín chỉ .

Để đảm bảo đƣợc mục tiêu đào tạo của học chế tín chỉ, việc xây dựng ĐCCTMH là rất cần thiết. Dựa vào đó, GV có thể triển khai đƣợc các PP và hình thức tổ chức dạy học hiệu quả, SV có thể chủ động trong việc tự học, tự nghiên cứu, các cấp quản lí KT-ĐG hoạt động dạy học thuận tiện hơn.

1.5. Tiểu kết luận chƣơng 1

Trên đây chúng tôi đã trình bày một số các khái niệm liên quan đến tín chỉ, phƣơng pháp dạy học tích cực, phƣơng pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, phƣơng pháp dạy học dự án, đề cƣơng chi tiết môn học. Từ cơ sở lí luận đó chúng tôi nhận thấy rằng để đảm bảo đƣợc mục tiêu của phƣơng thức đào tạo tín chỉ, việc đầu tiên của GV là xây dựng ĐCCTMH và triển khai ĐCCTMH. Nhƣng làm thế nào để viê ̣c triển khai da ̣y ho ̣c theo ĐCCTMH đa ̣t hiêu quả?

Dƣ̣a trên cơ sở phân tích lí luâ ̣n, chúng tôi thấy rằng những yếu tố chính ảnh hƣởng đến kết quả của dạy học nói chung và dạy học học phần “PPDH Toán ở TH” nói riêng đó là việc sử dụng PPDH và hình thức tổ chức dạy học ; học liê ̣u và hình thức KT- ĐG. Viê ̣c vận dụng một số PPDH tích cực trong da ̣y ho ̣c theo ho ̣c chế tín chỉ và đƣa ra mô ̣t số tiêu chí KT – ĐG cụ thể sẽ phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo, nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu của SV.

Nhƣ vâ ̣y, để triển khai dạy học theo ĐCCTMH nhằm đảm bảo mục tiêu đào ta ̣o thì phải xây dựng đề cƣơng chi tiết môn học nhƣ thế nào , và vận dụng PPDH và KT – ĐG nhƣ thế nào cho hiê ̣u quả là vấn đề chúng tôi sẽ nghiên cƣ́u ở chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DẠY HỌC HỌC PHẦN “PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC” THEO

PHƢƠNG THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM NAM ĐỊNH

2.1. Xây dƣ̣ng đề cƣơng chi tiết môn học sử dụng trong dạy học học phần “PPDH Toán ở Tiểu ho ̣c” theo phƣơng thức đào tạo tín chỉ

2.1.1. Đặc điểm của chương trình học phần “PPDH Toán ở TH” và định hướng xây dựng ĐCCTHP hướng xây dựng ĐCCTHP

Hiện nay , tại trƣờng CĐSP Nam Định ho ̣c ph ần “PPDH Toán ở TH” đƣợc giảng dạy theo giáo trình “ Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học” – NXB ĐHSP Hà Nô ̣i (2007) của nhóm tác giả Vũ Quốc Chung, Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Nguyễn Hùng Quang, Lê Ngọc Sơn. Nội dung của giáo trình gồm hai phần: phần 1 là một số vấn đề chung trong dạy học toán ở TH, phần thứ hai là dạy học các nội dung toán ở TH với thời gian là 60 tiết ứng với 04 tín chỉ. Trƣớc năm học 2010-2011, chúng tôi cũng dạy học học phần này theo niên chế với thời gian 90 tiết. So với bây giờ, nội dung không giảm nhƣng số tiết giảm đi tƣơng đối nhiều. Muốn đảm bảo đƣợc nội dung dạy học mà không thiếu thời gian, đòi hỏi GV phải xây dựng đƣợc kế hoạch dạy học cụ thể, chi tiết với các PP và hình thức tổ chức dạy học phong phú, hiệu quả.

Trên cơ sở phân tích lí luận và thực tiễn, kết hợp với mục tiêu đào tạo và KT-ĐG trong phƣơng thức đào tạo tín chỉ, với tinh thần dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của ngƣời học, chúng tôi đã xây dựng lại ĐCCTHP “ PPDH Toán ở TH”.

Để xây dựng ĐCCTMH cần phải dựa trên mục tiêu đào tạo và kiểm tra đánh giá. Bới vì khối lƣợng kiến thức sẽ quyết định nội dung giảng dạy, từ đó GV sẽ thiết kế ĐCCTMH phù hợp.

Có thể xây dựng ĐCCTMH theo hai cách: theo chủ đề và theo tuần học tập. Thiết kế ĐCCTMH theo chủ đề là thiết kế đề cƣơng theo nội dung học tập. Học phần “PPDH Toán ở TH” có bốn tín chỉ bao gồm tám chủ đề. SV sẽ có 15 tuần học tập để hoàn thành 8 chủ đề đó. Mỗi chủ đề đƣợc thiết kế theo các nội dung nhƣ trên. Sau khi kết thúc mỗi chủ đề, GV đều có sự kiểm tra và đánh giá kết quả của SV.

Trong luận văn này chúng tôi thiết kế ĐCTHP “PPDH Toán ở TH” theo tuần học tập, nghĩa là GV thực hiện chia các chủ đề để SV nghiên cứu theo tuần học. Các cá nhân hoặc nhóm phải hoàn thành nội dung kiến thức mà GV giao trong tuần. GV có nhiệm vụ giải đáp thắc mắc của SV và hƣớng dẫn SV tự nghiên cứu, tự học. Sau mỗi tuần GV sẽ có các hình thức KT-ĐG hoạt động học tập của SV. Kết thúc môn học là bài kiểm tra hoặc bài tập lớn.

2.1.2. Mục tiêu xây dựng đề cương chi tiết học phần “PPDH toán ở TH”

Việc xây dựng đề cƣơng chi tiết học phần “PPDH Toán ở TH” nhằm các mục tiêu sau:

- Cung cấp cho SV thông tin về mục tiêu, nội dung môn học và yêu cầu học tập; - Đáp ứng yêu cầu của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ và là cơ sở để thực hiện đổi mới PPDH và KT-ĐG;

- Đẩy mạnh việc tự học, tự nghiên cứu, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của SV; - Là cơ sở để các cấp quản lí có thể kiểm tra việc giảng dạy của GV và việc học tập của SV.

2.1.3. Cách xây dựng ĐCCTMH

Nhƣ chúng ta đã biết, cấu trúc của một đề cƣơng chi tiết môn học bao gồm nhiều nội dung khác nhau, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ về logic nội dung và hình thức đồng thời phản ánh đầy đủ thông tin cần thiết của một đề cƣơng nhƣ là bản thiết kế giảng dạy và học tập đƣợc giảng viên và sinh viên thống nhất thực hiện. Để bản thiết kế này cụ thể hóa đƣợc quan điểm đánh giá xác thực theo định hƣớng phát triển năng lực của sinh viên thì

nhất thiết phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau trong đề cƣơng môn học:

- Cụ thể hóa mục tiêu của môn học bằng các chuẩn về kết quả học tập dự kiến dƣới dạng các năng lực sinh viên có thể đạt đƣợc trong và sau khi kết thúc môn học, trong đó bao hàm tổ hợp về chuẩn kiến thức, thái độ, giá trị và kỹ năng, hành vi tƣơng ứng, gọi chung là năng lực thực hiện.

- Dựa trên cấu trúc nội dung của môn học thiết kế các chủ đề học tập khác nhau, trong đó bao gồm các chủ đề có tính chất bắt buộc hay tự chọn hoặc các chủ đề yêu cầu sinh viên phải tự nghiên cứu, tự thực hiện có hƣớng dẫn và đƣợc đánh giá.

- Thiết kế hợp lí kế hoạch giảng dạy và học tập theo chủ đề học tập nêu trên, đồng thời cung cấp tƣờng minh các thông tin có tính chất hƣớng dẫn sinh viên cần phải chuẩn bị và thực hiện các nhiệm vụ học tập tƣơng ứng trong mỗi chủ đề học tập khác nhau của môn học.

- Dự kiến tích hợp các phƣơng pháp giảng dạy - học tập và đánh giá kết quả học tập của sinh viên thông qua các hoạt động tƣơng tác đa chiều giữa giảng viên và sinh viên và giữa sinh viên với nhau, trong đó chú trọng đến các hoạt động thể hiện năng lực của sinh viên.

ĐCCTMH đƣợc xây dựng trên tinh thần giúp cho GV và SV giảng dạy và học tập một cách chủ động, đạt hiệu quả. Ngoài các nội dung chính mà chúng tôi đã đề cập đến ở chƣơng 1, chúng tôi còn bổ sung thêm một số nội dung nƣ̃a để GV và SV thƣ̣c hiê ̣n thuâ ̣n tiê ̣n . Cấu trúc của ĐCCTMH “PPDH Toán ở TH” gồm các nội dung :

1.Thông tin về giảng viên 2. Các môn học tiên quyết 3. Các môn học kế tiếp 4. Mục tiêu của môn học

4.1. Mục tiêu đào tạo chung của học phần 4.2. Mục tiêu đào tạo cụ thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Tóm tắt nội dung học phần 6. Nội dung chi tiết học phần 7. Học liệu

7.1. Học liệu chính 7.2. Học liệu tham khảo

8. Hình thức tổ chức dạy học

8.1. Lịch trình chung 8.2. Lịch trình chi tiết

9. Chính sách đối với học phần và những yêu cầu khác của giảng viên 10. Phƣơng pháp, hình thức kiểm tra đánh giá

11. Duyệt

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực đối với học phần Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học theo phương thức đào tạo tín chỉ (Trang 32)