Những ưu điểm, thuận lợi

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường Trung học phổ thông Đồng Bành, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 65)

Đội ngũ giáo viên nhà trường nói chung và đội ngũ GVCN lớp nói riêng đa phần là có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, phẩm chất đạo đức lối sống trong sáng, giản dị, gương mẫu trước học sinh và đồng nghiệp. Một số thầy cô có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, yêu nghề, có tâm với sự nghiệp GD, được học sinh, phu huynh và đồng nghiệp tin yêu quí mến, trở thành những tấm gương tốt để học sinh noi theo, đồng nghiệp mến phục. Họ là những nhân tố tích cực thúc đẩy sự nghiệp GD của nhà trường.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục toàn diện học sinh, nên Ban lãnh đạo nhà trường đã rất chú trọng đến công tác chủ nhiệm lớp và đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Trong các kế hoạch của nhà trường Ban lãnh đạo đã chú trọng đến việc bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên nhà trường nói chung và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nói riêng. Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp đã được quản lý theo chu trình quản lý: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và chỉ đạo kiểm tra về công tác chủ nhiệm. Nội dung công tác được chi tiết, được xây dựng thành qui trình và được lượng hóa cụ thể về đánh giá, kết quả, thi đua được công khai, dân chủ có tác dụng thúc đẩy công tác chủ nhiệm lớp được làm tốt, được hoàn thiện.

Các GVCN lớp đều quan tâm, thực hiện đủ các chương trình giáo dục chung như: Thực hiện nền nếp các tiết học, các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạt động của học sinh, các tiết sinh hoạt đầu tuần. Khi nhận lớp, GVCN lớp đều tìm hiểu học sinh về các mặt: chất lượng học tập, rèn luyện ở lớp dưới, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu, khả năng, đặc điểm của từng học sinh. Từ đó xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp và đưa vào sổ chủ nhiệm.

Các GVCN lớp biết kết hợp với các lực lượng giáo dục trong công tác quản lý, giáo dục học sinh trong lớp và học sinh toàn trường, phối hợp với cha mẹ học sinh để quản lý, giáo dục học sinh thông qua các buổi họp phụ huynh. Cuối mỗi kỳ, GVCN lớp

57

thông báo tình hình học tập, rèn luyện của mỗi học sinh và tình hình chung của lớp cho cha mẹ, gia đình học sinh và nhận những thông tin cần thiết của học sinh từ gia đình.

2.5.2. Những mặt còn hạn chế, tồn tại cần giải quyết

Về công tác kế hoạch hóa xây dựng kế hoạch là một chức năng quan trọng không thể thiếu của quản lý nói chung. Ban lãnh đạo nhà trường đã nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, công tác GVCN lớp, và đã rất chú trọng đến việc quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên. Song, kết quả khảo sát cho thấy nhà trường chưa xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp thành một bản riêng, chỉ lồng ghép, tích hợp trong bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học chung. Các kế hoạch chủ nhiệm của GVCN đã được lập nhưng việc đưa ra giải pháp thường chưa thiết thực, chưa phù hợp. Đặc biệt, kế hoạch của GVCN về tổ chức các hoạt động cho học sinh không cụ thể. Công tác kế hoạch hóa còn bất cập.

Về bồi dưỡng đội ngũ GVCN kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm của một số không nhỏ GVCN lớp chưa nhiều (đặc biệt là các giáo viên trẻ). Đội ngũ GVCN cần phải được bồi dưỡng về kiến thức, năng lực làm công tác chủ nhiệm và tích lũy thêm kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Một số giáo viên mới ra trường chưa chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp nên trong công tác thực tế ở trường nhiều thầy cô còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong công việc.

Kết quả khảo sát cho thấy việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ GVCN đã được thực hiện. Nhưng do nhiều nguyên nhân, việc bồi dưỡng còn nhiều hạn chế về thời lượng, nội dung và phương pháp, cách thức tổ chức chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ GVCN lớp.

Phân tích điểm hạn chế của việc quản lí công tác chủ nhiệm lớp, việc lãnh đạo nhà trường chưa chỉ đạo tốt sinh hoạt chuyên đề về công tác chủ nhiệm lớp hay tổ chức các hội thi dành cho GVCN lớp, chưa khuyến khích động viên và có chế độ đãi ngộ đối với GVCN lớp để tạo động lực cho GVCN lớp làm tốt hơn công việc của mình, bởi vậy công tác CNL chưa đạt được kết quả mong muốn;

Mặt khác, việc đánh giá đã căn cứ vào kết quả tổng hợp tình hình thực tế, nhưng căn cứ đánh giá chưa khoa học, chưa phù hợp, chưa động viên được GVCN lớp, chưa chỉ ra được điểm yếu, điểm cần khắc phục của các chủ nhiệm lớp còn yếu kém.

58

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Do xu thế chung của xã hội (học sinh, cha mẹ học sinh) chỉ quan tâm đến học văn hóa, ít chú ý tới việc giáo dục toàn diện. Môi trường xã hội ngày càng phức tạp ảnh hưởng rất nhiều môi trường giáo dục của nhà trường. Phụ huynh học sinh thuộc rất nhiều tầng lớp khác nhau, một số không ít phụ huynh còn che đậy, lấp liếm những sai lầm khuyết điểm của con em mình, nhìn nhận đánh giá về thầy cô giáo chưa khách quan, chưa có sự cảm thông, thường không muốn hoặc không cộng tác với nhà trường và GVCN lớp để có các hình thức giáo dục kịp thời, vì không muốn con mình bị xử lý kỷ luật của nhà trường do bênh con, xót con.

Nhà trường mới thành lập, đội ngũ giáo viên còn quá trẻ, hầu hết vừa mới ra trường, một tỷ lệ không nhỏ đang trong giai đoạn hợp đồng thử việc. Nhiều giáo viên làm công tác chủ nhiệm còn trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề, nên sự trải nghiệm, kinh nghiệm và phương pháp công tác chủ nhiệm còn nhiều hạn chế.

Một số ít giáo viên không muốn làm công tác GVCN lớp một phần do ngại đối đầu, giáo dục học sinh chưa ngoan và ngại va chạm với phụ huynh học sinh. Công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp đã được nhà trường quan tâm chú ý, song cũng chưa thật sự hiệu quả, đôi lúc, đôi chỗ còn hình thức, chưa đi vào thực chất. Nhiều nội dung về công tác chủ nhiệm lớp khó, đòi hỏi ở người GVCN phải có kiến thức, có kĩ năng, năng lực công tác và sự kiên trì, tình yêu thương, tận tụy, tâm huyết với nghề mới có thể giải quyết được công việc. Tuy nhiên, sự chỉ đạo, bồi dưỡng về năng lực chủ nhiệm lớp cho đội ngũ của các trường phổ thông của Bộ Giáo dục, Sở giáo dục cũng chưa sát sao, chưa cụ thể, đôi lúc cũng rất lúng túng, không rõ ràng.

59

Tiểu kết chƣơng 2

Qua khảo sát thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp ở trường THPT Đồng Bành có thể thấy rằng bên cạnh những ưu điểm, những mặt tích mà nhà trường đã đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển, thì một thực tế rõ ràng là trong công tác chủ nhiệm và bồi dưỡng phát triển đội ngũ GVCN sao cho đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của giáo dục nhà trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay đang còn nhiều hạn chế, bất cập. Những hạn chế, bất cập, tồn tại trên có cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan. Song không thể không đề cập đến vai trò lãnh đạo của nhà trường trong công tác chủ nhiệm lớp, ở đây là quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên nhà trường.

Từ thực trạng trên, chúng tôi xin đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên nhà trường nhằm nâng cao năng lực chủ nhiệm của đội ngũ GVCN lớp và trên cơ sở đó nâng cao chất lượng công tác GVCN lớp ở trường THPT Đồng Bành.

60

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG

CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CHO GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỒNG BÀNH

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ

Các biện pháp đề xuất phải lấy mục tiêu cấp học làm mục tiêu cần đạt, phải liên hệ chặt chẽ ăn khớp với nhau một cách logic, tạo thành một thể thống nhất, tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng của các biện pháp.

3.1.2. Đảm bảo tính khoa học

Mỗi biện pháp đề xuất phải có tính khoa học nghĩa là phải bám sát cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan.

3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Việc đề xuất các biện pháp phải căn cứ vào thực tế nhà trường, phải dựa trên nền tảng các biện pháp đã thực hiện để xây dựng mới hoặc bổ sung các biện pháp quản lý phù hợp nhằm mục đích cao nhất là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường

Các biện pháp đề xuất phải mang tính khả thi, có khả năng thực hiện thành công, phù hợp với thực tế của nhà trường như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương,..

3.1.5. Phát huy được vai trò quản lý của nhà trường, vai trò chủ động của giáo viên chủ nhiệm lớp nhiệm lớp

Các biện pháp đề xuất phải phát huy được vai trò quản lý của lãnh đạo nhà trường trong công tác bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm cho giáo viên. Đặc biệt phải làm nổi bật được những năng lực thể hiện vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của giáo viên trong hoạt công tác chủ nhiệm lớp.

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dƣỡng năng lƣ̣c chủ nhiệm lớp cho giáo viên của Hiệu trƣởng nhà trƣờng.

Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng hệ thống biện pháp và từ thực tế quản lý giáo dục của trường THPT Đồng Bành, chúng tôi đã nghiên cứu và đề ra các biện pháp quản lý

61

bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng cho đội ngũ giáo viên trường THPT Đồng Bành, Chi Lăng, Lạng Sơn gồm 3 nhóm biện pháp chính như sau:

Một là: Nhóm biện pháp Tổ chức bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, nhận thức hiểu biết về công tác chủ nhiệm lớp. Trong nhóm biện pháp này có 2 biện pháp: Biện pháp 1. Bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên. Biện pháp 2. Bồi dưỡng nhận thức về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp về những năng lực cần có để làm tốt công tác CNL trong giai đoạn hiện nay.

Hai là: Nhóm biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Căn cứ vào kết quả khảo sát đánh giá thực trạng về đội ngũ CB-GV-NV về cơ sở vật chất, về công tác chủ nhiệm, về chất lượng giáo dục…của nhà trường, như đã phân tích ở chương 2 chúng tôi chọn 5 năng lực còn đang yếu kém hơn cả của đội ngũ GVCN ở trường THPT Đồng Bành để xây dựng 5 biện pháp bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên nhà trường.

Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng năng lực phối hợp với gia đình học sinh và các lực lượng giáo dục khác;

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức giờ sinh hoạt lớp;

Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi;

Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng năng lực xây dựng, quản lý và sử dụng hồ sơ giáo dục;

Biện pháp 5: Tổ chức bồi dưỡng năng lực kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục. Ba là: Nhóm biện pháp bổ trợ

Căn cứ vào cơ sở lí luận và thực tiễn chúng tôi đề xuất 4 biện pháp bỏ trợ trong nhóm biện pháp này.

3.2.1. Nhóm biện pháp tổ chức bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, nhận thức hiểu biết về công tác chủ nhiệm lớp.

3.2.1.1. Bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên a) Mục tiêu và ý nghĩa

Giáo viên nói chung, giáo viên chủ nhiệm lớp trước hết phải là một tâm gương cho HS noi theo về mọi mặt, do vậy giáo viên chủ nhiệm phải có phẩm chất của một nhà sư phạm: có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có năng lực công tác, có sức khỏe.

62

b) Nội dung và cách thức tiến hành

Nhà trường phải tạo được môi trường lành mạnh và đưa được mọi giáo viên của nhà trường tham gia tích cực các cuộc vận động của ngành giáo dục, của Sở GD&ĐT: Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực - nhà giáo mẫu mực, mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo; Trường học Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm; Nhà trường Văn hóa - Học sinh Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại. Thông qua đó nâng cao nhận thức và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên.

Hạt nhân lãnh đạo nhà trường là chi bộ Đảng, ban lãnh đạo và nhà trường, muốn xây dựng được một tập thể cán bộ giáo viên đoàn kết, thân ái, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt thì bản thân các lãnh đạo nhà trường phải là những người gương mẫu, trở thành những tấm gương sáng cho anh chị em cán bộ giáo viên noi theo. Thực tế cho thấy ở trong cơ quan, tổ chức nào có những người đứng đầu có tâm, có đức, có tài thì chắc chắn tổ chức đó sẽ xây dựng được một tập thể, đơn vị tốt. Điều này hoàn toàn đúng đối với các trường THPT trong Huyện Chi Lăng, Lạng Sơn và trường THPT Đồng Bành.

Thường xuyên tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, văn hóa trong nhà trường. Mời các báo cáo viên về nói chuyện với toàn thể Hội đồng giáo dục nhà trường về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, về pháp luật để nâng cao nhận thức, hiểu biết về mọi mặt của đời sống xã hội cho đội ngũ giáo viên, từ đó giúp họ thực hiện tốt trách nhiệm của người công dân và trách nhiệm cao cả của người thầy. Thực tế cho thấy có một bộ phận nhỏ giáo viên còn có những suy nghĩ chưa thật chuẩn về nghề nghiệp của mình. Lương tâm và trách nhiệm đối với công việc chưa cao. Do vậy, công tác tư tưởng, chính trị, đạo đức nghề nghiệp cần phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài với nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp phương pháp khéo léo sao cho đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.

Xây dựng nhà trường thành một tổ chức biết học hỏi, có chiều sâu văn hóa, ở đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường và xã hội, giữa thầy và thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với trò, giữa thầy - trò với phụ huynh học sinh…những nhân tố điển hình, nhân tố tốt được nhân lên gấp bội. Cái tốt lấn át cái xấu, người tốt cảm hóa, giúp đỡ người chưa tốt. Đây là công việc khó, lâu dài song nếu kiên trì và quyết tâm sẽ thực hiện được, và khi thực hiện được nó sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng một môi trường giáo dục có văn hóa, nhà trường thành công trong việc biến sứ mạng của mình thành hiện thực.

63

Chú trọng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trẻ. Nếu họ có những hành vi, việc làm, ngôn ngữ, lối sống chưa chuẩn thì có thể tạo ra dư luận lành mạnh để giúp họ nhận ra những hành vi chưa chuẩn của mình. Ban lãnh đạo phân công những giáo viên có uy tín có kinh nghiệm trong nhà trường, gặp trực tiếp, nói chuyện và phân tích tình huống, đưa ra những góp ý, định hướng cho

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường Trung học phổ thông Đồng Bành, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)