Đặc điểm phát triển về nhân cách

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường Trung học phổ thông Đồng Bành, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 32)

Do sự phát triển về thể lực, sự hoàn thiện về trí tuệ, do tính xã hội hóa ngày càng cao, nhân cách học sinh trung học phổ thông có những nét phát triển mới khác về chất so với lứa tuổi trước đó. Nổi bật nhất là sự phát triển tự ý thức. Học sinh trung học phổ thông nhận thức được những đặc điểm và phẩm chất của mình trong xã hội, trong cộng đồng. Bên cạnh sự phát triển của tự ý thức và tự đánh giá, tính tự trọng của học sinh trung học phổ thông cũng phát triển mạnh mẽ. Biểu hiện của nó là

24

cá nhân không coi mình là người kém cỏi, kém hơn người khác. Cá nhân có thái độ tích cực đối với bản thân, tự hành động như một nhân cách đã phát triển. Các em thường không chịu được sự xúc phạm của người khác đối với mình.

Một khía cạnh nhân cách khác là đời sống xúc cảm, tình cảm. Ở lứa tuổi này, đời sống tình cảm, xúc cảm của học sinh rất phong phú, đa dạng do các mối quan hệ giao tiếp của học sinh trung học phổ thông ngày càng được mở rộng về phạm vi và đặc biệt được phát triển về mặt chất lượng. Tình cảm giới tính cũng phát triển đến một trình độ mới và bắt đầu xuất hiện một loại tình cảm rất đặc trưng là tình yêu nam nữ với những biểu hiện rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các điều kiện giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, sự phát triển cá nhân trong lứa tuổi này là không đồng đều. Một học sinh trung học phổ thông này đã đạt được sự chín muồi về giới tính, trong khi một em khác mới chỉ ở giai đoạn giữa của thời kì dậy thì. Tương tự, tính không đồng đều cũng thể hiện ở sự phát triển trí tuệ, xã hội và đạo đức. Điều quan trọng hơn, trình độ phát triển của các lĩnh vực khác nhau trong đời sống của học sinh THPT cũng không giống nhau. Học sinh THPT có thể đã là một người lớn về mặt thể chất, trong khi đó về mặt trí tuệ và đạo đức thì vẫn còn là một em học sinh trung học cơ sở hoặc ngược lại. Hiểu rõ điều này sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác dạy học và giáo dục học sinh. Vì vậy, giáo viên làm công tác chủ nhiệm cần nắm được để áp dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh.

1.7. Những yếu tố tác động tới quản lí bồi dƣỡng năng lực chủ nhiệm lớp

Năng lực chủ nhiệm của giáo viên có thể được hình thành và phát triển bằng nhiều cách thức khác nhau, trong đó công tác đào tạo, bồi dưỡng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần bắt đầu từ việc chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Những năm qua, công tác bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên đã được quan tâm và có chuyển biến nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bồi dưỡng còn một số bất cập, chất lượng đội ngũ vẫn còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc phân tích một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng giáo viên từ đó có những tác động, điều chỉnh hợp lý nhằm

25

nâng cao chất lượng hoạt động này trở nên vô cùng quan trọng. Các yếu tố chính tác động tới quản lí bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp, đó là:

1.7.1. Nhận thức của cán bộ quản lý nhà trường nói chung và của Hiệu trưởng nói riêng đối với vai trò của công tác chủ nhiệm và công tác bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm cho giáo viên

Trước hết, hiệu trưởng phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm cho giáo viên và có sự quan tâm đặc biệt đối với công tác này. Đồng thời phải làm cho giáo viên thấy rõ việc đào tạo bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của họ, để việc bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm trở thành nhu cầu tự thân của mỗi giáo viên. Sự quan tâm chỉ đạo của hiệu trưởng phải thể hiện bằng chương trình, kế hoạch hành động, nghị quyết chuyên đề về công tác đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức triển khai thực hiện, trong đó có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng; thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đồng thời có những sự điều chỉnh khi cần thiết. Vai trò của hiệu trưởng thể hiện từ công tác quy hoạch, xem xét nhu cầu, cử giáo viên đi bồi dưỡng các khóa thích hợp đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên về kinh phí và thời gian cần thiết cho quá trình học tập. Sự liên hệ chặt chẽ với ban tổ chức lớp bồi dưỡng nhằm tác động tích cực đến tinh thần, thái độ học tập của giáo viên. Mối liên hệ này còn có tác dụng giúp các ban tổ chức lớp bồi dưỡng và đội ngũ báo cáo viên rút kinh nghiệm, điều chỉnh về chương trình, phương pháp cho phù hợp với đối tượng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng.

1.7.2. Sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đối với vai trò của công tác chủ nhiệm và công tác bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm cho giáo viên

Hiệu trưởng phải định hình được phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và yêu cầu đối với công tác bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm cho giáo viên một cách phù hợp, khoa học công phu. Tuy nhiên, đó mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ trong công tác chỉ đạo là tạo cơ chế để thu hút sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu của các giáo viên đang và sẽ tham gia công tác chủ nhiệm lớp; huy động các nguồn lực, các yếu tố ngoại cảnh cho hoạt động bồi dưỡng các năng lực chủ nhiệm cho giáo viên. Các lực lượng này sẽ tham gia vào các công đoạn khác nhau của lịch trình, kế hoạch bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên.

26

Tuy nhiên, trong quá trình phối hợp cần xác định cá nhân, cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm chính, chịu trách nhiệm liên quan, từ đó đưa ra những bài học và biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên.

1.7.3. Các yếu tố phục vụ trực tiếp quá trình bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên

Nếu công tác bồi dưỡng năng lực được tổ chức tập trung, định kỳ cho các cụm trường; cần lưu ý một số vấn đề sau:

1.7.3.1. Về xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng

Việc xây dựng chương trình có vai trò quan trọng cho việc đạt chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng. Chương trình được xây dựng đảm bảo thiết thực, phù hợp với đối tượng người học góp phần quan trọng cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ và mục tiêu bồi dưỡng. Qua đó, sẽ giúp học viên tích cực học tập nâng cao kiến thức, năng lực công tác, phát huy hiệu quả công việc hàng ngày. Chương trình phải xây dựng trên cơ sở khảo sát nhu cầu và những bất cập mà công tác chủ nhiệm lớp đang triển khai ở nhà trường từ đó lưạ chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp và xác định phương thức bồi dưỡng phù hợp với mục tiêu, nội dung và đối tượng học viên.

1.7.3.2. Về năng lực đội ngũ báo cáo viên và phương pháp bồi dưỡng

Trong hoạt động bồi dưỡng nhiệm vụ của báo cáo viên không chỉ truyền đạt tri thức mà chủ yếu là tổ chức quá trình trao đổi thông tin một cách hiệu quả nhất còn đối với học viên là trao đổi kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm công tác, cùng nhau thảo luận tìm biện pháp giải quyết vấn đề một cách tối ưu. Do vậy, đạo đức, trình độ, kinh nghiệm công tác, kỹ năng xử lý tình huống và phương pháp giảng dạy của đội ngũ báo cáo viên có vai trò quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng bồi dưỡng.

Trong xu thế đổi mới, để nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng, vấn đề luôn được quan tâm là việc trang bị các phương tiện giảng dạy hiện đại như các phương tiện nghe nhìn, máy chiếu, máy quay video, bảng lật, các thiết bị phục vụ thực hành giáo án điện tử cùng các phương pháp sư phạm khác như phân nhóm, đóng vai, thuyết trình, thảo luận,…

1.7.3.3. Về đội ngũ quản lý

Đối với các lớp bồi dưỡng bên cạnh đội ngũ báo cáo viên, lớp bồi dưỡng cần chọn cử cán bộ quản lý lớp. Đội ngũ này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao

27

chất lượng bồi dưỡng. Họ là những người trực tiếp quản lý học viên; nắm vững những khó khăn, thuận lợi của từng học viên trong quá trình bồi dưỡng; là nơi để học viên trao đổi, phản ánh, đóng góp ý kiến về chương trình, phương pháp giảng dạy của báo cáo viên, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ quá trình học tập. Chính vì vậy, cán bộ quản lý trở thành cầu nối giữa học viên với báo cáo viên.

1.7.4. Thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên được cử đi bồi dưỡng.

1.7.4.1. Hỗ trợ về thời gian

Việc bố trí, sắp xếp công việc để giáo viên có đủ thời gian theo học các lớp bồi dưỡng là một yêu cầu quan trọng. Điều này phụ thuộc rất lớn vào Hiệu trưởng trong việc phân công công việc, bố trí sắp xếp cán bộ làm thay công việc của những giáo viên đi học, cần tạo điều kiện để giáo viên dành đủ thời gian để toàn tâm toàn ý với việc học tập. Đây là một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng bồi dưỡng.

1.7.4.2. Hỗ trợ về tài chính

Kinh phí cho công tác bồi dưỡng do ngân sách Nhà nước cấp, giáo viên được cử đi bồi dưỡng được hưởng nguyên lương. Như vậy, Nhà nước bao cấp toàn bộ kinh phí cho công tác bồi dưỡng giáo viên. Đây là sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước đối với công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều giáo viên vẫn ngại khi được cử đi học, nhất là với những người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tập trung, xa cơ quan, gia đình. Bởi khi đó công việc bị xáo trộn, tổ chức cuộc sống gia đình cũng phải có những điều chỉnh nhất định, việc học tập xa nhà cũng phát sinh thêm những chi phí nhất định gây nên tâm lý ngại ngần đối với người được cử đi bồi dưỡng. Vì vậy, để động viên giáo viên tích cực tham gia và toàn tâm, toàn ý vào nhiệm vụ bồi dưỡng, bên cạnh chế độ, chính sách chung của Nhà nước, mỗi nhà trường cần căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để có các hình thức hỗ trợ tài chính nhằm khuyến khích, động viên giáo viên tham gia bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này.

1.7.5. Sử dụng giáo viên sau khi bồi dưỡng

Mục tiêu bồi dưỡng là để nâng cao năng lực làm việc cho giáo viên. Phát huy năng lực làm việc của mỗi giáo viên bên cạnh các yếu tố chủ quan, còn phụ thuộc rất lớn vào việc bố trí, sử dụng. Họ rất khó có thể phát huy năng lực của mình nếu sự phân công nhiệm vụ bất hợp lí, sẽ không tạo ra động lực để bản thân mỗi giáo viên

28

tham gia các lớp bồi dưỡng. Kiến thức, năng lực giáo viên được bồi dưỡng rồi sẽ mai một, không được phát huy và phát triển nhân rộng trong nhà trường. Như vậy, có thể nói công tác bố trí, sử dụng giáo viên sau bồi dưỡng của hiệu trưởng có tác động quan trọng đến hiệu quả công tác bồi dưỡng. Vai trò đó thể hiện từ khâu quy hoạch cán bộ; sắp xếp, lựa chọn, bố trí cử cán bộ tham gia bồi dưỡng; sử dụng giáo viên sau khi bồi dưỡng một cách “đúng người, đúng việc” đến việc coi kết quả bồi dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng để xem xét đề bạt, bổ nhiệm, sắp xếp vào vị trí công việc cao hơn. Có như vậy mới tạo động lực để giáo viên gia và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ bồi dưỡng với kết quả cao nhất.

29

Tiểu kết chƣơng 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài đã hệ thống hóa một số nội dung cơ bản của các vấn đề lí luận liên quan đến QLGD nói chung, quản lý nhà trường nói riêng; công tác chủ nhiệm lớp, quản lý công tác chủ nhiệm lớp, quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp…ở một nhà trường. Đây cũng là cơ sở cho việc định hướng nghiên cứu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp, bồi dưỡng công tác chủ nhiệm cho giáo viên ở trường THPT Đồng Bành để từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên, nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và chất lượng công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường.

30

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

VÀ VIỆC QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG NĂNG LƢ̣C CHỦ NHIỆM LỚP CHO GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỒNG BÀNH 2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên , tình hình kinh tế - xã hội Huyện Chi Lăng

và khái quát về trƣờng Trung học phổ thông Đồng Bành

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Chi Lăng

Huyê ̣n Chi Lăng nằm ở phía Nam tỉnh La ̣ng Sơn. Diện tích 703,1 km2. Gồm 19 xã, 2 thị trấn (Đồng Mỏ và Chi Lăng), trong đó Đồng Mỏ là huyện lị;. Phía Đông giáp huyê ̣n Lô ̣c Bình, phía Tây giáp huyện V ăn Quan, phía Bắc giáp huyện Cao Lộc , phía Nam giáp huyê ̣n Hữu Lũng và huyê ̣n Lu ̣c Nga ̣n (tỉnh Bắc Giang). Đi ̣a hình huyê ̣n Chi Lăng thuộc địa hình vùng bán sơn địa. Huyê ̣n Chi Lăng có hê ̣ thống đường giao thông khá thuận tiện: trục quốc lô ̣ 1A và tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn đi qua địa bàn huyê ̣n. Dân số huyện Chi Lăng gồm 76.200 người (năm 2003), gồm các dân tộc: Nùng, Tày, Kinh, Dao. Tại đây có di tích nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Ải Chi Lăng với cánh đồng hẹp là chiến trường ba trận đại thắng quân xâm lược.

Về mặt xã hội, Chi Lăng là vùng nửa nông thôn nửa thành thị, với khoảng trên 30% dân số thuộc tầng lớp trí thức, tiểu thương, tiểu chủ và công nhân họ là những cán bộ công chức, viên chức, làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các doanh nghiệp, nhà máy. Một số ít là người buôn bán nhỏ và làm nghề tự do. Số còn lại là nông dân thuần túy, sống bằng nghề nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, thu nhập chủ yếu của các gia đình nông dân là thu nhập từ cây na dai.

Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội nói trên là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình tình văn hóa giáo dục Huyện Chi Lăng.

2.1.2. Khái quát quá trình xây dựng và phát triển của trường Trung học phổ thông Đồng Bành, huyê ̣n Chi Lăng, Lạng Sơn

Trường THPT Đồng Bành được thành lập theo Quyết định số 546/QĐ- UBND, ngày 16 tháng 4 năm 2010 của UBND tỉnh Lạng Sơn, tiền thân là phân trường Đồng Bành của trường THPT Chi Lăng, trực thuộc Sở GD&ĐT Lạng Sơn.

Ngay từ khi vừa mớ i thành lâ ̣p tuy còn muôn vàn khó khăn thử thách nhưng thầy và trò phân trường Đồng Bành, vẫn quyết tâm thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ

31

Dù trong hoàn cảnh nào cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”, không ngừng nỗ lực phấn đấu thi đua, vượt khó vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, đa ̣t được những thành tích rất đáng khích lê ̣ . Thành tích toàn diện của nhà trường tương đối

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên trường Trung học phổ thông Đồng Bành, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)