2.2.3.1. Về số lượng
Trường có 58 cán bộ-giáo viên-nhân viên (CB-GV-NV). Trong đó có 03 cán bộ quản lí, 48 giáo viên và 07 nhân viên (kể cả 13 giáo viên, nhân viên hợp đồng), được chia thành 07 tổ, gồm 06 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng. Các tổ chuyên môn gồm: Tổ chuyên môn Toán-Tin; tổ chuyên môn Vật Lý-Công nghệ; tổ chuyên môn Sinh-Hóa- Thể dục-Giáo dục quốc phòng, tổ chuyên môn Ngữ văn; Tổ chuyên môn Sử-Địa-giáo dục công dân; tổ chuyên môn Ngoại Ngữ. Mỗi tổ chuyên môn gồm 01 tổ trưởng, 01 tổ phó và các nhóm trưởng chuyên môn. Tổ Văn Phòng, gồm các bộ phận: Văn phòng, kế toán, thủ quĩ, lao công, bảo vệ, y tế, thư viện, thiết bị thí nghiệm.
Như vậy, nhà trường có đủ về số lượng và thành phần CB-GV-NV. theo quy định Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ GD&ĐT.
2.2.3.2. Về chất lượng
Chất lượng đội ngũ CB-GV-NV trong nhà trường được phân loại theo định kỳ hàng năm. Sự phân loại do Ban lãnh đạo cùng với các tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường tiến hành trong các cuộc họp xét thi đua cuối năm học, có sự phê duyệt của lãnh đạo, ban thi đua của Sở GD&ĐT Lạng Sơn.
Phân loại về trình độ đạo tạo: Số cán bộ có bằng đại học theo đúng chuyên ngành công tác, đạt chuẩn đào tạo là: 51/51 đạt 100%. Hiện nhà trường có 03 cán bộ quản lí, 03 giáo viên (chiếm tỷ lệ 11.7%) đã và đang theo học cao học để đạt trình độ trên chuẩn.
38
Phân loại về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: đạt 100% từ khá trở lên. Phân loại về trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ: Tổng số 51 có 12 đạt loại giỏi (chiếm 23,5%); Khá: 34 (Chiếm 67%); Trung bình: 3 (chiếm 5,9%)
Phân loại về năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên như sau: Trong số 40 giáo viên thường xuyên làm công tác chủ nhiệm, xếp loại Tốt: 10 (chiếm 25%); Khá: 18 (chiếm 45%); Trung bình: 12 (chiếm 30%)
2.2.3.3. Về cơ cấu
Trong tổng số 58 CB-GV-NV của trường có 51 CB-GV trực tiếp giảng dạy. Phân loại theo giới tính: số CB-GV-NV nam: 24 (chiếm 41%), nữ: 34 (chiếm 59%). Phân loại theo độ tuổi: đội ngũ giáo viên của trường chủ yếu là giáo viên trẻ mới ra trường, thể hiện rõ trong số liệu phân loại theo độ tuổi như sau: số CB-GV- NV trên 50 tuổi: 0; trên 40 tuổi: 02 (chiếm 3,4%); trên 30 tuổi: 16 (chiếm 27,6%); trên 20 tuổi: 40 (chiếm 69%)
Qua khảo sát về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của nhà trường như trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét, kết luận như sau:
Cơ cấu giữa nam và nữ là hơi lệch: Nam có 24 chiếm 41%; Nữ có 34 chiếm 59%. Đây là tình trạng chung của nhiều trường phổ thông, chứ không phải của riêng trường THPT Đồng Bành, nhưng nếu tỉ lệ giữa giáo viên nam và nữ cân đối hơn thì sẽ thuận lợi hơn trong công tác giáo dục. Chính vì điều này nên công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường hiện nay chủ yếu là do các giáo viên nữ đảm nhiệm.
Tỉ lệ về độ tuổi giáo viên dưới 30 tuổi là 40 người, chiếm tỉ lệ 69%. Đây là tỉ lệ cao, như vậy số giáo viên trẻ của nhà trường là rất nhiều, chiếm trên 2/3 số giáo viên trong trường. Thực tế cho thấy, các giáo viên trẻ được đào tạo chuyên môn bài bản, nhiệt tình, song kinh nghiệm giảng dạy, đặc biệt là kinh nghiệm sống, kinh nghiệm giáo dục học sinh còn hạn chế nhiều. Do vậy, đây cũng một khó khăn thử thách cho nhà trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh.
Phân loại về trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho thấy vẫn còn 5,9% số giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ xếp loại trung bình.
Phân loại về năng lực làm công tác chủ nhiệm, qua theo dõi nhiều năm, căn cứ vào các số liệu thi đua đã được lượng hóa cụ thể, cho thấy vẫn còn 30% số giáo viên có năng lực làm công tác chủ nhiệm đạt loại trung bình. Đây là một tỷ lệ quá cao,
39
cho thấy công tác giáo viên chủ nhiệm và đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm cần phải được quan tâm, bồi dưỡng cho thường xuyên và hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với những giáo viên trẻ.
100% giáo viên được xếp loại về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống từ khá trở lên. Thực tế này phù hợp với truyền thống đoàn kết, thân ái của nhà trường trong quá trình xây dựng và phát triển từ khi thành lập tới nay.
Đánh giá chung về đội ngũ giáo viên nhà trường: đội ngũ CB-GV-NV nhà trường còn quá trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề. Cơ cấu về giới tính tương đối hợp lí, sự chênh lệch giữa các độ tuổi là không lớn, hiện tượng mất cân đối về cơ cấu giới tính, độ tuổi không có nhiều. Nguồn nhân lực về cơ bản đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Song để đáp ứng được yêu cầu về sự nghiệp giáo dục của nhà trường trong giai đoạn tới thì nguồn nhân lực phải được chú trọng bồi dưỡng, phát triển và nâng cao năng lực nhiều hơn nữa.
2.3. Thực trạng về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trƣờng THPT Đồng Bành
Trên thực tế, bức tranh toàn cảnh về công tác chủ nhiệm lớp ở nhà trường, bên cạnh những đóng góp tích cực, cũng nhận diện một số hạn chế. Đó là nhận thức của giáo viên, cán bộ QLGD về vai trò công tác chủ nhiệm lớp đôi khi chưa toàn diện; Công tác quản lý, chỉ đạo về công tác chủ nhiệm của cán bộ quản lý còn hạn chế; một số bộ phận giáo viên được phân công nhiệm vụ chủ nhiệm lớp còn hạn chế về năng lực tổ chức, điều hành; chế độ chính sách đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm chưa tương xứng với vai trò và nhiệm vụ được giao; GVCN giỏi chưa được quan tâm đúng mức, chưa có danh hiệu thi đua cho GVCN giỏi; sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường còn lỏng lẻo, chưa thực sự hỗ trợ tích cực cho công tác chủ nhiệm lớp.
Để tìm hiểu thực trạng về công tác GVCN lớp, về tâm tư, suy nghĩ, nguyện vọng của đội ngũ GVCN lớp trong nhà trường. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn, quan sát, sử dụng phiếu hỏi để thu thập thông tin. Đối tượng tham gia khảo sát gồm có:
Ban lãnh đạo nhà trường;
Tổ truởng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn, Ban thanh tra nhân dân, Ban tư vấn tâm lí học truờng, Ban chấp hành Đoàn TNCSHCM.
Các đồng chí giáo viên làm công tác chủ nhiệm có nhiều kinh nghiệm, đạt danh hiệu GVCN giỏi của trường;
40
Các giáo viên thường xuyên làm công tác chủ nhiệm lớp; Các chi hội cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh; Học sinh một số lớp trong nhà trường.
2.3.1. Tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
2.3.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
Chúng tôi tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 3 cán bộ quản lý và 48 giáo viên trong toàn thể hội đồng giáo dục của trường. Tổng số 51 người. Kết quả như sau:
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
S T T Nội dung Mức độ Rất ảnh hƣởng Có ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng 1
Ảnh hưởng của GVCN lớp như thế nào đối với việc rèn luyện đạo đức của học sinh. 47 (92,2%) 4 (7,8%) 0 2
Ảnh hưởng của GVCN lớp như thế nào đối với việc học tập kiến thức văn hóa của học sinh.
38 (75,5%)
13
(24,5%) 0
3 Ảnh hưởng của GVCN lớp như thế nào đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
46
(90,2%) 5 (9,8%) 0 4 Vai trò của GVCN trong quản lý , giáo
dục toàn diện học sinh của một lớp. 48 (100%) 0 0 Qua kết quả khảo sát , cho thấy nhận thức của cán bộ quản lý và tập thể cán bộ, giáo viên trong hội đồng sư pha ̣m của nhà trường đều nhất trí đánh giá đội n gũ GVCN lớp có vai trò rất quan trọng đối với việc rèn luyện đạo đức , học tập văn hóa và quản lý và giáo du ̣c toàn diện học sinh . Việc nâng cao năng lực của đội ngũ GVCN lớp của nhà trường là một việc làm cần thiết và quan trọng.
41
2.3.1.2. Nhận thức của học sinh, phụ huynh học sinh về vai trò của GVCN lớp
Chúng tôi tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 90 học sinh và phụ huynh học sinh của hai lớp trong khối 12 (lớp 12A1,12A4) của nhà trường. Kết quả như sau:
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát nhận thức của học sinh, phụ huynh học sinh về vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
STT Nội dung Mức độ Rất ảnh hƣởng Có ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng 1
Ảnh hưởng của GVCN lớp như thế nào đối với việc rèn luyện đạo đức của học sinh.
81/90 (90%) 9/90 (10%) 0/90 (0%) 2
Ảnh hưởng của GVCN lớp như thế nào đối với việc học tập kiến thức văn hóa của học sinh.
72/90 (80%) 18/90 (20%) 0/90 (0%) 3
Ảnh hưởng của GVCN lớp như thế nào đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. 65/90 (72,5%) 25/90 (27,5%) 0/90 (0%) 4 GVCN lớp thay mặt nhà trường quản lý toàn diện học sinh của một lớp.
90/90 (100%)
Qua hai kết quả khảo sát trên cho ta kết luận: Nhà trường cần phải tăng cường việc bồi dưỡng, phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là về năng lực chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên, nâng tầm của đội ngũ GVCN lớp giúp họ tự tin và đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục của ngành và mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường.
2.3.2. Đánh giá về việc thực hiện nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm lớp
2.3.2.1. Giáo viên chủ nhiệm lớp tự đánh giá nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm lớp
Để đánh giá về việc thực hiện nội dung công tác GVCN lớp, chúng tôi tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 36 giáo viên đã và đang làm công tác
42
Bảng 2.6. Giáo viên chủ nhiệm lớp tự đánh giá về thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp
TT
Công việc
Mức độ
Dễ làm Bình thƣờng Khó làm
SL % SL % SL %
1 Tìm hiểu, phân loại học sinh, tìm hiểu gia đình học sinh .
16 44,4% 15 41,6% 5 14% 2 Lập kế hoạch công tác giáo viên
chủ nhiệm lớp.
13 36% 16 44,4% 7 19,6%
3
Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm thông qua việc tổ chức bộ máy tự quản.
12 33,3% 14 38,9% 10 27,8% 4 Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội
dung giáo dục toàn diện.
14 38,9% 12 33,3% 10 27,8% 5 Giám sát, thu thập thông tin thường
xuyên về lớp chủ nhiệm.
15 41,7% 16 44,4% 5 13,9% 6 Giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh.
5 14% 16 44,4% 15 41,6% 7 Đánh giá kết quả giáo dục HS. 13 36% 18 50% 5 14% 8 Phối hợp với các lực lượng giáo
dục trong và ngoài nhà trường.
16 44,4% 15 41,7% 5 13,9% 9 Giáo dục học sinh chậm tiến, đặc
biệt là học sinh chưa ngoan.
6 16,6% 10 27,7% 20 55,7% 10 Giáo dục và phát huy ý thức tự
quản của học sinh
5 14% 16 44,4% 15 41,6%
Qua kết quả khảo sát cho ta thấy, đa số GVCN lớp đều đánh giá nội dung công tác GVCN lớp không đến mức quá khó không làm được, song cũng không phải dễ thực hiện. Điều đó thể hiện qua các số liệu thống kê ở bảng trên. Một số giáo viên mới làm công tác chủ nhiệm lớp còn lúng túng trong công việc, cho rằng nội dung công tác GVCN lớp khó làm, như nội dung 2: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm (khó làm 19,6%), hay như nội dung 3: Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm thông qua việc tổ chức bộ máy tự quản (khó làm 27,8%). Đặc biệt nội dung 9: Giáo dục học sinh chậm tiến, đặc biệt là học sinh cá biệt (khó làm chiếm tới 55,7%), hoặc nội dung
43
6: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh (khó làm chiếm tới 41%). Điều này cũng dễ hiểu bởi vì nhiều nội dung công tác GVCN tương đối khó (nội dung 9), mới (nội dung 6), GVCN của nhà trường đa số còn quá trẻ, họ còn thiếu kinh nghiệm và năng lực làm công tác chủ nhiệm. Vấn đề này phù hợp với thực tế, bởi vì qua số liệu thống kê về nguồn nhân lực ở trên, trường có tới 69% số giáo viên trẻ dưới 30 tuổi, trong số đó có nhiều giáo viên trẻ làm công tác chủ nhiệm lớp. Thực tế trên đòi hỏi lãnh đạo nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến công tác GVCN, đến đội ngũ GVCN của nhà trường để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên.
2.3.2.2. Ban lãnh đạo và cán bộ chủ chốt đánh giá kết quả thực hiện nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm lớp
Bảng 2.7. Đánh giá kết quả thực hiện nội dung công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của Ban lãnh đa ̣o và cán bộ chủ chốt TT
Công việc
Mức độ
Tốt Trung bình Chƣa tốt
SL % SL % SL %
1 Tìm hiểu, phân loại học sinh, tìm
hiểu gia đình học sinh. 4 33,3% 5 41,7% 3 25,0% 2 Lập kế hoạch công tác giáo viên
chủ nhiệm lớp. 5 41,7% 5 41,7% 2 16,7%
3 Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm thông qua việc tổ chức bộ máy tự quản.
5 41,7% 5 41,7% 2 16,7%
4 Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội
dung giáo dục toàn diện. 4 33,3% 4 33,3% 4 33,3% 5 Giám sát, thu thập thông tin thường
xuyên về lớp chủ nhiệm. 6 50% 5 41,7% 1 8,3%
6 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 4 33,3% 5 41,7% 3 25,0% 7 Đánh giá kết quả giáo dục học sinh. 7 58,3% 4 33,3% 1 8,3% 8 Phối hợp với các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường. 6 50,0% 5 41,7% 1 8,3% 9 Giáo dục học sinh chậm tiến, đặc
biệt là học sinh cá biệt.
3
25,0% 3 25,0% 6 50,0% 10 Giáo dục và phát huy ý thức tự
44
Kết quả khảo sát cho thấy , các đồng chí trong Ban lãnh đa ̣o , cán bộ chủ chốt của nhà trường đánh giá việc thực hiện nội dung công tác GVCN lớp mà thực tế GVCN lớp đang thực hiện còn có nội dung ở mức trung bình, thậm chí một số nội dung còn thực hiện chưa tốt. Các nội dung có tỷ lệ đánh giá chưa tốt cao như: nội dung giáo dục học sinh chậm tiến, đặc biệt là học sinh chưa ngoan và nội dung giáo dục và phát huy ý thức tự quản của học sinh, tỷ lệ đánh giá chưa tốt: 50%; nội dung chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện, tỷ lệ đánh giá chưa tốt: 33,3 %; nội dung tìm hiểu, phân loại học sinh, tìm hiểu gia đình học sinh và nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tỷ lệ dánh giá chưa tốt: 25%; nội dung lập kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và nôi dung xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm thông qua việc tổ chức bộ máy tự quản, tỷ lệ đánh giá chưa tốt: 16,7%. Qua đó cho thấy lãnh đạo nhà trường cần tăng cường các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ GVCN lớp của nhà trường.
2.3.3. Thực trạng mối quan hệ giữa GVCN lớp với học sinh và phụ huynh học sinh
Để đánh giá về mối quan hệ giữa GVCN lớp với học sinh và phụ huynh học sinh, chúng tôi tiến hành khảo sát, tìm hiểu học sinh ở 4 lớp khối 11, gồm các lớp 11A1,11A2,11A4,11A6 với 180 học sinh . Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát học sinh về mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với học sinh và gia đình học sinh
S T T