3.2.1.Dạy các bài
3.2.1.1. Thực nghiệm thăm dò
Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo). Bài 4: Lai hai cặp tính trạng.
3.2.1.2.Thực nghiệm chính thức
Bài 9: Nguyên phân. Bài 10: Giảm phân.
Bài 16: ADN và bản chất của gen. Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN.
3.2.2. Đo các chỉ tiêu
- Tính hợp lý của việc vận dụng DHHT để dạy một số loại bài về nội dung Di truyền và biến dị Sinh học 9 – THCS:
+ Nội dung phù hợp + Thời gian phù hợp + Tổ chức nhóm phù hợp - Kết quả học tập.
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
Về phương án thực nghiệm, thực nghiệm có đối chứng nhằm so sánh hiệu quả sư phạm của phương pháp dạy học hợp tác với các phương pháp dạy học truyền thống. Các lớp tham gia thực nghiệm bao gồm: các lớp dạy thực nghiệm (gọi tắt là lớp thực nghiệm) và các lớp dạy đối chứng (gọi tắt là lớp đối chứng). Trong mỗi bài học, lớp đối chứng và lớp thực nghiệm sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau. Các lớp đối chứng sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như phương pháp thuyết trình giảng giải, phương
pháp trực quan... Tại các lớp thực nghiệm sử dụng phương pháp dạy học hợp tác cho hầu hết các bài học.
3.3.1. Chọn trường, lớp thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành TN trên đối tượng là HS lớp 9 THCS ở các trường thuộc Quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng, cụ thể là trường THCS Trần Phú, THCS Bắc Sơn và THCS Lương Khánh Thiện.
Dựa vào kết quả khảo sát và phân loại HS, tại trường THCS Trần Phú và THCS Lương Khánh Thiện chúng tôi chọn mỗi trường 4 lớp. Trong đó: 2 lớp TN (TN) và 2 lớp ĐC (ĐC). Đối với trường THCS Bắc Sơn chúng tôi chọn 2 lớp, trong đó có 1 lớp TN và 1 lớp ĐC. Tất cả các cặp ĐC và TN ở
mỗi trường đều có trình độ tương đương nhau.
Các lớp TN và ĐC được chúng tôi tổ chức dạy liên tục. Sau mỗi bài dạy TN và ĐC đều tiến hành kiểm tra để thu số liệu về các chỉ tiêu cần đo đã nêu trên. Ở cả hai nhóm lớp TN và ĐC, chúng tôi đã tiến hành 6 lần kiểm tra. Trong đó có 4 lần kiểm tra trong TN và 2 lần kiểm tra sau TN. Cụ thể:
- Trong TN số bài được kiểm tra là 1500 bài, gồm 740 bài ở nhóm lớp TN và 760 bài ở nhóm lớp ĐC.
- Sau TN số bài được kiểm tra là 750 bài, gồm 370 bài ở nhóm lớp TN và 380 bài ở nhóm lớp ĐC.
3.3.2. Bố trí thực nghiệm
Bố trí TN theo kiểu song song, nghĩa là các lớp chọn làm TN thì chuyên dạy theo giáo án TN, lớp ĐC chuyên dạy theo giáo án ĐC, vì hiệu quả của DHHT là phải liên tục, nếu bố trí kiểu bắt chéo dễ bị san bằng yếu tố TN và ĐC.
- Các lớp TN: Bài học được thiết kế theo các bước của qui trình tổ chức DHHT gồm các lớp 9A1, 9A5 trường THCS Lương Khánh Thiện; 9A4, 9A5 trường THCS Trần Phú; 9A1 trường THCS Bắc Sơn.
- Các lớp ĐC: Bài học được thiết kế như hướng dẫn ở sách GV gồm các lớp 9A3, 9A4 trường THCS Lương Khánh Thiện; 9A2, 9A3 trường THCS Trần Phú; 9A2 trường THCS Bắc Sơn.
Các lớp TN và ĐC ở mỗi trường cùng một GV dạy, cùng thời gian, cùng nội dung KT và điều kiện DH. Trước khi tiến hành TN, chúng tôi có trao đổi thống nhất với các GV dạy TN về mục đích, vai trò của việc vận dụng DHHT trong DH. Trong từng bài, chúng tôi thống nhất từ mục tiêu bài dạy, xác định rõ PP, biện pháp và phương tiện DH sẽ sử dụng.
3.3.3. Các bước thực nghiệm
3.3.3.1. Thực nghiệm thăm dò
Để HS được làm quen với PP mới, đồng thời qua đó có kinh nghiệm để điều chỉnh giáo án, hình thức tổ chức lớp, cách kiểm tra đánh giá cho phù hợp, chúng tôi đã tiến hành dạy trước 2 tiết ở các lớp TN từ ngày 17/8/2012 đến ngày 24/8/2012.
3.3.3.2. Thực nghiệm chính thức
- Thời gian: 25/8 đến 31/10/2012. Mỗi lớp dạy 4 bài với 4 tiết.
- Sau mỗi bài, tiến hành kiểm tra chất lượng lĩnh hội và khả năng vận dụng KT của HS ở cả 2 nhóm lớp ĐC và lớp TN với cùng thời gian, cùng đề và cùng biểu điểm.
- Sau 3 tuần, kiểm tra độ bền vững KT của HS ở mỗi nhóm lớp bằng 2 lần kiểm tra.
3.3.3.3. Xử lý số liệu
Để đảm bảo tính chính xác và đồng đều, chúng tôi đã tiến hành chấm bài kiểm tra ở hai nhóm cùng một đáp án và đều theo thang điểm 10. Kết quả thu được xử lý bằng thống kê toán học nhằm tăng độ chính xác cũng như sức thuyết phục của đề tài.
Số liệu thu được xử lí bằng thống kê toán học theo các tham số:
+ Điểm trung bình (X):
Là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê, được tính theo công thức sau đây:
X = n 1 n i ni 1 xi
+ Độ lệch chuẩn (S):
Khi có hai giá trị trung bình như nhau nhưng chưa đủ để kết luận hai kết quả là giống nhau, mà còn phụ thuộc vào các giá trị của các đại lượng phân tán ít hay nhiều xung quanh hai giá trị trung bình cộng, sự phân tán đó được mô tả bởi độ lệch chuẩn theo công thức sau:
S = n X x ni i 2 ) ( + Phương sai (S2 ):
Phương sai đặc trưng cho sự sai biệt của các số liệu trong kết quả nghiên cứu. Phương sai càng lớn, sai biệt càng lớn. Ngược lại, phương sai càng nhỏ, sai biệt càng nhỏ. Phương sai còn biểu hiện độ phân tán của tập số liệu kết quả nghiên cứu đối với giá trị trung bình. Phương sai càng lớn, độ phân tán xung quanh giá trị trung bình càng lớn và ngược lại.
S2 = n 1 n i i n 1 2 ) (xiX + Sai số trung bình cộng (m):
Sai số trung bình cộng có thể hiểu là trung bình phân tán của các giá trị kết quả nghiên cứ, được tính theo công thức sau:
m =
n S
+ Hệ số biến thiên(Cv%):
Biểu thị mức độ biến thiên trong nhiều tập hợp có X khác nhau:
Cv% =
X S
100%
Trong đó: Cv trong khoảng 0 – 10% : Dao động nhỏ - độ tin cậy cao.
Cv trong khoảng 10 - 30% : Dao động trung bình.
Cv trong khoảng 30 – 100% : Dao động lớn - độ tin cậy nhỏ.
+ Độ tin cậy (td):
Để xác định độ đáng tin cậy sai khác giữa hai giá trị trung bình của TN và ĐC.
td = 2 2 2 1 2 1 2 1 n S n S X X
Giá trị tới hạn của td là tỏ tra bảng phân phối Student với = 0,05 bậc tự do f = n1
+ n2 – 2. Nếu td t thì sự sai khác của các giá trị trung bình TN < ĐC là có ý
nghĩa.
Trong đó: X1: Điểm số trung bình của lớp ĐC
X2: Điểm số trung bình của lớp TN
S1
2: Phương sai lớp ĐC
S2
2: Phương sai lớp TN