2.3.1.1. Qui trình chung
Chúng tôi đưa ra quy trình DHHT trong hình thành KT mới gồm 5 bước:
Sơ đồ 2.3. Quy trình DHHT trong hình thành KT mới
2.3.1.2. Giải thích qui trình
- Hoạt động của giáo viên
Bước 1: Thành lập nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm
GV nêu vấn đề học tập có thể bằng tình huống có vấn đề hay giải bài tập, hoặc bằng câu hỏi. Dựa vào nội dung và nhiệm vụ cần giải quyết mà tổ chức nhóm có qui mô lớn, nhỏ khác nhau. Nhóm đó là cố định hay tạm thời tùy thuộc vào mục đích dạy học đặt ra, sau đó yêu cầu các nhóm chỉ ra nhóm trưởng và thư kí nếu cần.
Các bước
Giáo viên Học sinh
Bước 1 Thành lập nhóm và
giao nhiệm vụ cho nhóm
Gia nhập nhóm và tiếp nhận nhiệm vụ học tập Bước 2 Hướng dẫn nhóm HS tự nghiên cứu Nhóm HS tự nghiên cứu
Bước 3 Tổ chức trao đổi thảo
luận
Hợp tác với các bạn trong nhóm học tập
Bước 5 Kết luận, kiểm tra và
đánh giá
Hợp tác với GV tự đánh giá, tự điều chỉnh
Bước 4 Tổ chức trao đổi thảo
luận lớp
Hợp tác với các bạn trong lớp
Bước 2: Hướng dẫn nhóm HS tự nghiên cứu
Trong DHHT, GV giữ vai trò là người hướng dẫn, GV giúp đỡ và tạo điều kiện cho HS phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống học tập, qua đó HS sẽ tự lực chiếm lĩnh tri thức mới, cách hoạt động mới.
Tuy nhiên chiếm lĩnh tri thức là quá trình khó khăn, vì vậy GV phải sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ HS bằng cách đưa ra các câu hỏi gợi ý hoặc các tình huống phụ. Ở bước này GV tiến hành theo trình tự sau:
+ Xác định và cụ thể hoá từng nhiệm vụ của học sinh. + Gợi ý cách giải quyết tình huống.
+ Hỗ trợ và giúp đỡ HS.
+ Hướng dẫn HS ghi lại một cách khái quát và khoa học. Bước 3: Tổ chức trao đổi thảo luận
Khi học sinh HĐ nhóm, giáo viên cần thực hiện các hoạt động:
+ Quan sát, theo dõi và kịp thời giúp đỡ các nhóm giải quyết vấn đề, trực tiếp giải đáp thắc mắc khi có thắc mắc của nhóm. Phát hiện các nhóm HĐ chưa có hiệu quả để kịp thời uốn nắn và điều chỉnh.
+ Động viên, khuyến khích và khen ngợi, nhằm tạo không khí phấn khởi giúp học sinh tự tin trong học tập. Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác giữa GV và HS, giữa HS với HS trong môi trường học tập tích cực và an toàn.
Bước 4: Tổ chức trao đổi thảo luận lớp
Việc trao đổi, hợp tác giữa các HS trong cùng một nhóm là cần thiết. Tuy nhiên, để cho kiến thức được hoàn chỉnh thì cần phải tiến hành cho các nhóm trao đổi và bổ sung cho nhau. Hoạt động của giáo viên tiến hành theo trình tự:
+ Tổng kết báo cáo của từng nhóm. + Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. + Yêu cầu các nhóm bổ sung hoàn thiện.
Bước 5: Kết luận, kiểm tra và đánh giá
Trong thảo luận, có những vấn đề rất phân biệt đúng sai, lúc này GV có vai trò là trọng tài khoa học. GV phải đưa ra kết luận có tính khoa học về cách xử lí tình huống, nhận xét, đánh giá HĐ của từng nhóm, từng học sinh.
- Hoạt động của học sinh
Bước 1: Gia nhập nhóm và tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Trong giờ học theo DHHT thì mỗi cá nhân, nhóm HS sẽ tồn tại trong một nhóm nhất định và giữ một vai trò nhiệm vụ nhất định. Vì vậy, ở bước này HĐ của HS là tiếp nhận nhiệm vụ từ GV và tiếp nhận nhiệm vụ từ nhóm.
+ Các cá nhân trao đổi trong nhóm để hiểu thấu nhiệm vụ phải làm. + Phân công nhiệm vụ học tập cho từng cá nhân trong nhóm.
Bước 2: Nhóm HS tự nghiên cứu
Dưới sự hướng dẫn của GV, từng cá nhân làm việc độc lập, tự nghiên cứu SGK, tài liệu và bằng vốn kiến thức của mình để tìm hướng xử lí tình huống mà GV đặt ra. Trình tự mà HS thực hiện ở bước này như sau:
+ Tìm hiểu vấn đề.
+ Xây dựng giả thuyết cho tình huống + Chứng minh giả thuyết.
+ Đánh giá và thử nghiệm giải pháp.
Bước 3: Hợp tác với các bạn trong nhóm học tập
Từng cá nhân thông báo kết quả làm việc, trao đổi thống nhất trong nhóm về kết quả nhiệm vụ được giao, tổng hợp ý kiến, xây dựng kết luận chung, cử đại diện (hoặc phân công) trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 4: Hợp tác với các bạn trong lớp
Sau bước 2 các giải pháp giải quyết tình huống của các nhóm đã được sửa chữa và bổ sung chỉnh lí. Tuy nhiên giữa các nhóm vẫn có thể có sự khác biệt, khi đó các nhóm trong lớp sẽ tiến hành thảo luận để thống nhất ý kiến. Hoạt động của HS thực hiện như sau:
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Bổ sung và điều chỉnh kết quả.
Bước 5: Hợp tác với GV tự đánh giá, tự điều chỉnh
Sau khi đã tiến hành thảo luận trong lớp thì GV sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá và kết luận căn cứ vào đó HS sẽ tự đánh giá, tự điều chỉnh kết quả nghiên cứu của mình.
2.3.1.3. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Dạy học hợp tác để dạy loại kiến thức về qui luật di truyền ở bài 4
“Lai hai cặp tính trạng”. GV yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
- Hãy xác định tính trạng trội, tính trạng lặn trong thí nghiệm của Mđen?
- Từ tỉ lệ từng cặp tính trạng của F2, em có nhận xét gì so với kết quả
lai một cặp tính trạng ?
HS tiếp nhận vấn đề, trao đổi ý kiến với các TV trong nhóm về kết quả, tương tác giúp đỡ bạn.Từ đó chia sẻ, điều chỉnh bổ sung kết quả để hoàn thành đáp án. Các nhóm cử đại diện lên trình bày. Các nhóm khác cùng trao đổi thảo luận, đóng góp ý kiến bổ sung.
Ví dụ 2: DHHT để dạy loại KT về cấu trúc tổ chức sống trong bài 9 “Nguyên
phân”. GV yêu cầu HS độc lập đọc SGK mục I trang 27, quan sát H9.1, H9.2 và thảo luận nhóm để hoàn thành những nội dung sau đây trong thời gian 7 phút:
- Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? - Hoàn thành bảng 9.1.
- Có nhận xét gì về sự biến đổi hình thái NST trong 1 chu kì tế bào? HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao. Tìm hiểu và giải quyết vấn đề bằng cách độc lập suy nghĩ tập trung giải quyết vấn sau đó chia sẻ với các bạn trong nhóm. Nhóm trưởng sẽ điều hành, nhắc nhở các bạn cùng nhau giúp đỡ bạn học yếu, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Cử đại diện lên trình bày trên bảng, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm bạn. Ví dụ 3: DHHT để dạy loại KT về cơ chế vận động trong bài 16 “ADN và bản chất của gen”
GV yêu cầu HS quan sát H17 kết hợp độc lập đọc mục I/51 SGK và thảo luận nhóm hoàn thành nội dung sau trong thời gian 10 phút.
- Làm lệnh /SGK (phụ lục 1)
- Dựa trên cơ sở nào người ta chia ARN thành các loại khác nhau? HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao. Tìm hiểu và giải quyết vấn đề bằng cách độc lập suy nghĩ, sau đó chia sẻ với các bạn trong nhóm. Nhóm trưởng sẽ điều hành, nhắc nhở các bạn cùng nhau giúp đỡ bạn học yếu, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Hai nhóm cử đại diện lên trình bày trên bảng, các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm bạn. Từ đó tự sửa chữa, bổ sung đáp án và ghi bài theo nội dung lớp và GV đã thống nhất.