Khi đã có sự phân công nhân sự và lên kế hoạch đàm phán thì nhiệm vụ tiếp theo là triển khai kế hoạch đó như thế nào. Đây là phần trung tâm của quy trình đàm phán.
Khi tiến hành đàm phán, nhân viên đàm phán của Tổng công ty cần phải có sự tiếp cận đối tác một cách tự nhiên, thể hiện sự hiểu biết, quan tâm đến đối tác nhằm tạo không khí thoải mái dễ chịu khi hai bên làm quen. Trong quá trình thảo luận cần cố gắng giữ quyền kiểm soát nội dung, điều này sẽ tạo thế chủ động cho công ty. Để làm được điều này cần có sự phác họa cẩn thận về những gì công ty phải hoàn tất trong đàm phán và cách thức tiến hành đàm phán như thế nào để đạt được mục đích. Bên cạnh đó, phải có chương trình đàm phán với mục tiêu trọng điểm, giới hạn thảo luận và phương hướng hành động xung quanh vấn đề cần giải quyết.
Trong quá trình đàm phán, đối tác sẽ đưa ra các yêu cầu của họ bởi vậy Tổng công ty cần xác định xem mình có thể chấp nhận được không, mức chấp nhận được là bao nhiêu. Khi đàm phán nên tránh sự căng thẳng mà cố gắng giữ được hòa khí, cần biết đặt mình vào tư thế hợp tác để tránh mâu thuẫn. Đồng thời, để tạo ra mối quan hệ và tình cảm giữa hai bên, Tổng công ty cũng nên chủ
động tạo ra các chương trình nghị sự, chương trình giải lao, tham quan, chiêu đãi. Đây cũng chính là cách giải quyết vấn đề, giúp cho vấn đề khó thỏa thuận trên bàn làm việc trở nên dễ dàng hơn.