Francis Bacon

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII (Trang 33)

B. NỘI DUNG

2.2. Francis Bacon

Bacon không đi sâu vào vấn đề nguồn gốc, bản chất của tri thức mà ông

chỉ chú ý nghiên cứu phương pháp nhận thức. Hay nói cách khác ông đi sâu vào vấn đề phương pháp luận và đây là đóng góp lớn của Bacon cho lịch sử triết học và cho sự phát triển của khoa học tự nhiên thực nghiệm. Với phương pháp luận thực nghiệm qui nạp Bacon đã khẳng định dứt khoát nguồn gốc, bản chất của tri thức là kinh nghiệm. Nhưng kinh nghiệm mà Bacon nói đến không phải là kinh nghiệm ngẫu nhiên mà là kinh nghiệm được tổ chức một cách khoa học, hay nói cách khác đó là thực nghiệm khoa học.

Bacon phản đối phương pháp của kinh viện triết học Trung cổ, chủ yếu dựa trên phương pháp của Aristote. Ông là một trong những người đầu tiên nhận thấy hạn chế của tam đoạn luận và nói chung của logic hình thức của Aristote mà cho đến lúc đó vẫn được coi là công cụ nhận thức vạn năng. Tam đoạn luận của Aristote, nhất là dưới hình thức diễn giải của phái kinh viện Trung cổ theo Bacon mang nặng tính tư biện và máy móc trong nghiên cứu hiện thực. Phương pháp luận này, dù đảm bảo tính lôgíc chặt chẽ, song theo Bacon, vẫn chỉ ở cấp độ ngữ nghĩa, chứ không phải cấp độ vật thể. Hàng loạt

những mệnh đề chặt chẽ về lôgíc, nhưng lại không được kiểm chứng bằng thực nghiệm, do đó trở nên vô bổ. Từ lập trường duy vật, duy nghiệm Bacon cho rằng “sự tinh xảo của giới tự nhiên vượt hơn rất nhiều so với sự tinh thông của lý tính, trí tuệ và tình cảm” [Dẫn theo: 50, tr. 276]

Ông khẳng định tất cả những lý thuyết Trung cổ, những định lý và tranh luận, cần phải loại bỏ. Bao nhiêu tư tưởng trống rỗng, bao nhiêu sự vẽ vời trừu tượng về cõi tự nhiên của các nhà kinh viện triết học là trái hẳn với những kết quả chắc chắn của kinh nghiệm mà các nhà duy vật cổ đại đã biết sử dụng. Cái cần cho nhận thức chính là quan sát. Chính vì vậy mà Bacon luôn đánh giá cao Democritus và phương pháp quan sát mà Democritus đã sử dụng. Nghiên cứu tự nhiên là “chiểu theo khuôn phép của Democritus và của đồ đệ Democritus để mà giải phẫu cõi tự nhiên. Học thuyết Democritus là học thuyết đã biết nghiên cứu tự nhiên, lý giải tự nhiên một cách sâu sắc hơn tất cả các phái hệ khác” [ Dẫn theo 20, tr. 120]

Theo Bacon, đã từ lâu, triết học không còn khám phá ra những điều mới mẻ bởi vì nó sử dụng những phương pháp của triết học kinh viện. Mà sai lầm của các triết gia kinh viện là đã dùng quá nhiều thời gian vào lý thuyết mà không chú ý tới sự quan sát. Ông cho rằng tư tưởng, suy lý chỉ giúp đỡ, bổ trợ cho sự quan sát chứ không thể thay thế hoàn toàn cho nó.

Khi bàn đến sự chứng minh, Bacon phê phán hình thức tam đoạn luận là thiếu chặt chẽ. Ông cho rằng, không ai nghi ngờ những điều phù hợp trong một hạn từ trung gian thì cũng phù hợp với nhau (đây là một mệnh đề về tính chắc chắn toán học). Tuy nhiên, nó lại bỏ cửa ngỏ cho sự lừa gạt, tức là: tam đoạn luận gồm các mệnh đề – các mệnh đề của các từ; và các từ đều là những dấu hiệu, ký hiệu của các khái niệm. Ông đặt giả thiết, nếu chính các khái niệm của tâm trí (tức linh hồn của các từ và cơ sở của toàn bộ cấu trúc) được

hồ, không đủ xác định, sai lầm trên nhiều phương diện, thì toà nhà sẽ sụp đổ. Do đó, khi xử lý bản tính của các sự vật, Bacon quyết định sử dụng phương pháp qui nạp trong các thứ đề cũng như trong chính đề, vì ông cho rằng, phương pháp qui nạp là hình thức chứng minh chứng thực cho giác quan, đến gần với tự nhiên hơn. Kế hoạch của ông là tiến hành một cách đều đặn và dần dần từ tiên đề này đến tiên đề khác đển cái chung nhất đến cuối cùng mới đạt được, và khi đạt được rồi, chúng không phải là những khái niệm trống rỗng, mà là những khái niệm đã được xác định đầy đủ. Đó là tất cả những gì tự nhiên được thực sự thừa nhận như những nguyên tắc đầu tiên của nó, được rút ra từ độ sâu của trí tuệ và từ chính cốt lõi của tự nhiên. Như vậy, nội dung của nhận thức không phải mang tính chủ quan, không phải được rút ra từ trong đầu óc con người mà nó nằm ở giới tự nhiên khách quan. Ông cũng cho rằng, con người chỉ là người hầu và là người lý giải của tự nhiên: điều mà họ làm, cái mà họ biết chỉ là cái mà họ đã quan sát về trật tự của tự nhiên trong thực tế hoặc trong tư tưởng; vượt khỏi điều ấy, họ chẳng biết gì và chẳng thể làm được gì.

Cũng chính vì vậy mà trong phương pháp luận của mình, Bacon rất coi trọng vai trò của các phương tiện nhận thức. Ông cho rằng cần phải nghiên cứu tự nhiên với compa và thước kẻ trong tay thay vì tin theo sách vở và truyền thống.

Như vậy với phương pháp quan sát, thực nghiệm, Bacon đã chỉ ra rằng nguồn gốc của nhận thức không phải là lý tính, trí tuệ của con người mà là kinh nghiệm.

Nhưng Bacon cũng không phải là nhà kinh nghiệm cực đoan tức là ông không hoàn toàn phủ nhận vai trò của tư duy trừu tượng. Phương châm của Bacon là: hãy ban cho lý tính một “lượng chì” để nó không được bay bổng

theo ý chủ quan, đồng thời hãy cho nó “đôi cánh” để nó vượt lên khỏi mặt đất.

Trước khi bắt tay vào xây dựng phương pháp mới, Bacon đã chỉ ra các ảo tưởng mà con người thường mắc phải trong quá trình nhận thức, đồng thời ông cũng chỉ ra hai phương pháp nhận thức mà từ trước đến nay người ta thường hay sử dụng, đó là phương pháp con nhện và phương pháp con ong. Theo ông, phương pháp “con nhện” đi tìm chân lý từ ý thức thuần túy. Phương pháp này sẽ dẫn tới sai lầm trong nhận thức, vì nó hoàn toàn coi thường những sự kiện thực tế, các yếu tố khách quan. Các nhà kinh viện thường sử dụng phương pháp này, họ chỉ quan tâm tới các định lý mà không chú ý xem chúng có phù hợp với thực tế hay không. Khi đề cập tới phương pháp “con nhện”, ông cũng ám chỉ đây là phương pháp nhận thức mang tính chủ quan, giống như con nhện tự nhả tơ từ trong miệng ra vậy. Các nhà duy lý và các nhà kinh viện thường sử dụng phương pháp này. Ngược với phương pháp “con nhện”, phương pháp “con kiến” lại quá chú ý tới các sự kiện mà không biết khái quát thành lý luận, như con kiến chỉ biết tha mồi về tổ và bằng lòng với những gì tha được mà không biết chế biến lại những cái tha được về. Nó cũng giống như những người mắc bệnh kinh nghiệm, họ tuyệt đối hóa kinh nghiệm cụ thể, cá biệt, từ những tri thức kinh nghiệm không biết khái quát thành lý luận. Hai phương pháp nhận thức “con nhện” và “con kiến” đều có những hạn chế nên không thể giúp con người đạt chân lý.

Theo Bacon, phương pháp nhận thức tối ưu là phương pháp nhận thức “con ong”. Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp “con nhện” cũng như phương pháp “con kiến”, đồng thời kế thừa được mặt mạnh của hai phương pháp này. Phương pháp “con ong” “biết lấy những vật liệu từ hoa vườn và hoa đồng để chế biến ra mật theo cách của mình”. Do

được thực hiện một cách liên tục, từ từ, không tách rời nhau. Để đạt chân lý, triết học mới phải sử dụng phương pháp “con ong”. Tư tưởng về phương pháp nhận thức kiểu “con ong” của Bacon có giá trị to lớn đối với nhận thức của loài người. Mặc dù, Bacon chưa hiểu được sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nhưng rõ ràng, con ong muốn mang lại mật ngọt cho đời thì phải đi kiếm mật hoa. Mật hoa chưa phải là mật ong. Do vậy, muốn có mật ong từ mật hoa thì con ong phải biết chế biến, chắt lọc. Phải chăng, từ những kinh nghiệm (mật hoa), con người phải biết khái quát thành lý luận (mật ong)! Ở đây cần phải có sự thống nhất giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận, thống nhất giữa cái cảm tính và cái lý tính.

Như vậy, Bacon là người có công đặt nền móng cho toàn bộ khoa học thực nghiệm Cận đại. Mục đích của khoa học theo Bacon là nhận thức các nguyên nhân và mọi sức mạnh bí ẩn của các sự vật nhằm mở rộng sự thống trị của con người đối với giới tự nhiên. Do đó, “khoa học là khoa học kinh nghiệm, và thực chất đó là áp dụng phương pháp hợp lý vào trong các tư liệu cảm tính” [theo 7, tr. 14]. Mặc dù Bacon là một trong những người đầu tiên đưa phương pháp của khoa học thực nghiệm vào triết học nhưng quan niệm duy kinh nghiệm của ông chưa thực sự được luận chứng, phân tích về mặt nhận thức luận. Đòi hỏi tri thức khoa học phải là sự khái quát của lý tính đối với những tư liệu cảm tính nhưng Bacon lại chưa chỉ ra được nguồn gốc của các khái niệm, phạm trù mà lý tính đã sử dụng để tiến hành phân loại, khái quát, qui nạp những tư liệu cảm tính cũng như chưa lý giải được mối quan hệ phức tạp giữa lý tính và cảm tính.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)