Thomas Hobbes

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII (Trang 38)

B. NỘI DUNG

2.3. Thomas Hobbes

Hobbes (1588 – 1679) là nhà triết học nổi tiếng, đại biểu của chủ nghĩa

duy vật, duy nghiệm Anh thế kỉ XVII. Ông là người cụ thể hóa các quan niệm duy vật duy nghiệm của Bacon trong việc giải quyết các vấn đề xã hội.

Theo Hobbes, nhận thức có hai dạng, dạng thứ nhất là nhận thức về sự kiện, và dạng thứ hai là nhận thức về hậu quả. Nhận thức sự kiện chỉ là nhớ lại các sự kiện đã qua. Nhận thức hậu quả có tính chất giả thuyết hay điều kiện, nhưng vẫn dựa trên kinh nghiệm, vì nó khẳng định rằng nếu A đúng thì B cũng sẽ đúng hay theo ví dụ của ông “Nếu cái hình xem thấy là một hình tròn, thì mọi đường thẳng đi qua tâm của nó sẽ chia nó thành hai phần bằng nhau” [Dẫn theo 41, tr. 14]. Học thức khoa học hay triết học chỉ có thể có được là vì con người có khả năng sử dụng các từ ngữ và lời nói. Các từ và câu chỉ về cách thức hoạt động hiện thực của sự vật. Như thế nói “người là một sinh vật” là một mệnh đề đúng vì hai lý do: đó là từ người đã bao gồm ý tưởng về sự sống, và từ người là một dấu hiệu về cảm giác mà chúng ta có khi chúng ta thực sự thấy một người. Quan hệ giữa các từ với nhau thì dựa trên các quan hệ giữa các sự kiện mà các từ đó biểu thị. Ở đây cũng như Bacon, Hobbes chú ý đến nội dung của nhận thức. Không phải cái gì khác mà chính giới tự nhiên khách quan là đối tượng của nhận thức con người. Mọi nhận thức của con người đều có nguồn gốc từ thế giới khách quan. Hobbes cũng cho rằng, suy luận “chỉ là suy đoán nghĩa là thêm và bớt, các hậu quả của các tên gọi chung…”. Và ngay cả khi từ người không chỉ về một thực tại chung hay phổ quát mà chỉ về những con người cụ thể thì ông vẫn cho rằng chúng ta có tri thức chắc chắn, rằng “mặc dù kinh nghiệm không kết luận điều gì một cách phổ quát” nhưng “khoa học dựa trên kinh nghiệm thì “kết luận một cách phổ quát” [Dẫn theo: 41, tr.14]. Đây là thuyết duy nghiệm của ông dẫn ông

tới chỗ nói rằng chúng ta có thể biết về mọi con người bởi vì chúng ta biết về một số người dựa vào kinh nghiệm của chúng ta.

Chịu ảnh hưởng của cách nhìn thế giới một cách duy kinh nghiệm, Hobbes cho rằng, trong thế giới chỉ tồn tại các sự vật đơn lẻ. Mọi khái niệm như “thực thể”, “vật chất” đều chỉ là những tên gọi. Ông nói: “Trong thế giới chẳng có gì chung cả, ngoại trừ các tên gọi”. Nhưng ông là người duy danh ôn hòa, không phủ nhận cái chung trong trí tuệ con người mặc dù qui nó thành các ngôn từ, tên gọi. Từ đây, ông phủ nhận nội dung bản thể luận của tất cả các phạm trù mang tính khái quát của khoa học.

Cũng do cách nhìn duy kinh nghiệm về thế giới, điều đó chi phối quan điểm duy danh khi ông chưa thấy được bản tính xã hội, tính nhân loại của con người. Nhà duy vật Anh, như Mác vạch ra, đã sai lầm coi tính ích kỉ cũng như nhiều tính cách khác nhau mang tính xã hội của con người là những tính cách thuộc về bẩm sinh của tạo hóa. Ông cho rằng bản tính tự nhiên của con người là ích kỉ. Trạng thái xã hội mà con người đang sống là “một cuộc chiến tranh của tất cả chống lại tất cả”.

Như vậy, Hobbes là người phát triển khuynh hướng duy vật, duy nghiệm của Bacon. Nhưng cũng như Bacon, Hobbes chưa đề cập tới vấn đề nguồn gốc, bản chất của tri thức.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)