Sự phát triển của khoa học tự nhiên thực nghiệm và ảnh hưởng của nó

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII (Trang 25 - 33)

B. NỘI DUNG

2.1. Sự phát triển của khoa học tự nhiên thực nghiệm và ảnh hưởng của nó

của nó đến chủ nghĩa duy kinh nghiệm

Trong xu hướng chống lại triết học kinh viện cuối thời Trung cổ đã xuất hiện việc đề cao vai trò của thực nghiệm trong quá trình nhận thức. Đó là khuynh hướng xuất hiện trong tư tưởng của các đại biểu của chủ nghĩa duy danh như U.Ockham, D. Scotte, R. Bacon... Khuynh hướng này là sự mở đầu cho sự phát triển của khoa học tự nhiên thực nghiệm thời kì Phục hưng và Cận đại.

Nền khoa học trước đây chịu ảnh hưởng của Aristote, xuất phát từ những giả định siêu hình, từ những định đề do đầu óc con người nghĩ ra. Những giả định đó xuất phát từ một nguyên lí thiêng liêng mà người ta cho là do Thượng đế thiết lập nên. Xuất phát từ những giả định đó, con người phân tích, lý giải và xếp đặt các hiện tượng sao cho chúng có thứ tự hợp lý có thể nắm bắt được bởi đầu óc con người.

Các nhà khoa học thời kì Phục hưng và Cận đại đã đem đến những thay đổi nền tảng nhất trong cách tư duy, và họ đã đạt được thành tích này bằng cách sáng tạo ra một phương pháp để khám phá tri thức. Khác với các nhà tư duy thời Trung cổ phần lớn bắt đầu bằng việc đọc các tác phẩm cổ điển, các nhà khoa học Phục hưng và Cận đại lần đầu tiên nhấn mạnh đến sự quan sát và đặt ra những giả thiết để làm việc. Phương pháp quan sát gồm có hai điều: đó là những giải thích truyền thống về thiên nhiên phải được chứng minh bằng thực nghiệm, vì bây giờ người ta cho rằng các giải thích truyền thống rất có thể là sai, và các nhà khoa học cần phải có các thông tin mới nếu họ muốn vượt qua các biểu hiện bề ngoài của sự vật. Lúc này khoa học khám phá các vật thể trên bầu trời với một thái độ mới, với hi vọng không chỉ tìm ra sự xác

nhận các phát biểu của kinh thánh về bầu trời, mà còn tìm ra những nguyên lý và định luật mô tả chuyển động của các thiên thể. Sự quan sát không chỉ hướng lên các ngôi sao mà còn hướng về phía ngược lại, tức là về các thành phần nhỏ bé nhất của thực thể vật lý.

Để giúp các quan sát được chính xác, người ta còn quan tâm đến việc sáng chế ra các dụng cụ khác nhau. Tippershey, một người Hà Lan phát minh ra kính viễn vọng năm 1608 và được Galilei sử dụng đầy ấn tượng. Năm 1590, chiếc kính hiển vi phức hợp đầu tiên được chế tạo. Nguyên tắc của phong vũ biểu được khám phá bởi học trò của Galile, Torriceli. Ottovon Gueicke (1602 - 1686) phát minh ra máy bơm không khí, một thiết bị vô cùng quan trọng để tạo chân không cho thí nghiệm chứng minh rằng mọi vật thể với bất kì trọng lượng hay kích thước nào cũng đều rơi với cùng tốc độ khi không có sức cản hay không khí. Với việc sử dụng các dụng cụ và giả thiết tưởng tượng, tri thức mới bắt đầu được mở ra. Galilei khám phá ra các vệ tinh xung quanh sao Mộc, và Anton Leuvenhoke (1632- 1723) khám phá ra các tinh trùng, vi sinh vật và vi khuẩn. Nicolau Coppernicus (1473- 1543) xây dựng giả thuyết về trái đất quay quanh mặt trời, còn Harvey khám phá ra sự tuần hoàn của máu, Robert Boyle (1627- 1691), cha đẻ của hóa học đưa ra định luật nổi tiếng của ông về tương quan giữa nhiệt độ, thể tích và áp suất của các chất khí. Cho đến giữa thế kỉ thứ XVII, khoa học đã được thiết lập vững chắc trên khắp châu Âu. Triều đình và những nhà quí tộc ủng hộ việc nghiên cứu khoa học bằng việc tài trợ cho việc mua sắm thiết bị và thí nghiệm. Triều đình thành lập các trạm quan sát cho các nhà thiên văn, các trường y khoa cho các bác sĩ và các phòng thí nghiệm cho các nhà khoa học.

Nhờ một loạt những thành tựu của khoa học tự nhiên thực nghiệm làm cho con người thấy được sức mạnh của thực tiễn trong nhận thức thế giới

Trung cổ. Galilei là một trong số những nhà khoa học chú trọng vai trò của thực tiễn. Ông có một khuynh hướng đặc biệt là tính thực tiễn và sự ưa thích ứng dụng những kĩ thuật của kiến thức khoa học. Nếu tất cả những nhà khoa học từ xưa đến nay đều là tư tưởng gia hay ít nhất là những người dùng thông tin thực tiễn để chứng minh cho tư tưởng của mình thì Galilei xem thực nghiệm là người phán xét cuối cùng về tư duy của con người. Và hơn thế nữa thực tiễn phải là nơi con người áp dụng thành tựu của tư duy. Galilei là người khai sinh nền khoa học hiện đại bởi lẽ ông đã mở đường cho một phương pháp tư duy hoàn toàn mới mẻ, đó là phép lý luận “từ dưới đi lên”.

Khi thế giới khoa học bắt đầu khai mở, triết học tất nhiên chịu ảnh hưởng bởi phương pháp mới này trong việc khám phá các sự kiện. Trong số các nhà tư duy đầu tiên nhận ra trong các phương pháp khoa học một cách thức mới mẻ để phát triển tri thức, và cố gắng sử dụng các phương pháp này cho hoạt động triết học, ta phải kể đến Francis Bacon (1561- 1626). Ông là nhà triết học vĩ đại thời Cận đại. Theo Mác, Bacon là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm. Mặc dù Bacon không phải là một nhà khoa học tự nhiên nhưng những thành tựu của khoa học tự nhiên thực nghiệm trong giai đoạn tích lũy những tài liệu ban đầu của nó đã ảnh hưởng đến phương pháp luận triết học của ông.

Bacon phê phán triết học Trung cổ bị thống trị bởi tư tưởng của Platon và Aristote, lời giảng dạy của họ bị ông coi là “những bóng ma”. Bacon kêu gọi quét sạch những tri thức vô bổ này và bắt đầu lại từ đầu bằng cách sử dụng một phương pháp mới để thu thập và giải thích các sự kiện. Ông được biết đến các cố gắng nhằm sửa sai những khiếm khuyết của tri thức truyền thống, đặc biệt những cố gắng của Gilbert, Copernicus, và Galilei để hiệu đính khoa vật lý học của Aristote. Nhưng điều gây ấn tượng mạnh nhất cho Bacon là việc Galilei chế tạo và sử dụng kính viễn vọng, mà ông cho là một

trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử thiên văn học vì nó giúp cho sự tiến bộ của tri thức. Trong khi các nhà tư duy thời cổ đại không biết đến thành phần cấu tạo của dải Ngân hà thì kính viễn vọng cho thấy dải Ngân hà được cấu tạo bởi một tập hợp các ngôi sao rất cách xa nhau.

Bacon nghiên cứu tỉ mỉ phương pháp thực nghiệm, phân tích, và lấy phương pháp ấy trong khoa học tự nhiên áp dụng vào triết học. Ông coi phương pháp kinh nghiệm là công cụ chủ yếu của khoa học mới. Nhưng kinh nghiệm là gì? Kinh nghiệm mà Bacon nói đến không phải là kinh nghiệm ngẫu nhiên mà là kinh nghiệm được tổ chức một cách khoa học. Cái cần phải có cho nhận thức là sự thí nghiệm được tổ chức có kế hoạch. Ông luôn nhắc đến thực nghiệm và vai trò của nó đối với nhận thức.

Để có thể làm tốt những thí nghiệm của mình nhà nghiên cứu cũng cần phải có các công cụ. Bacon cho rằng cần “tra khảo tự nhiên” bằng những công cụ thực nghiệm tinh xảo, cần nghiên cứu giới tự nhiên với compa và thước kẻ trong tay. Thay vì theo sách vở và truyền thống, con người cần tra hỏi thiên nhiên và bắt nó phải làm chứng. Thay vì mắc kẹt bởi những giáo điều và diễn dịch, không tìm được chân lý mới vì xem một số mệnh đề truyền thống là điểm khởi đầu chắc chắn, con người cần nghĩ đến chuyện đặt những phỏng đoán dưới sự quan sát hay thí nghiệm.

Bacon coi việc sử dụng các thí nghiệm nối tiếp nhau là con đường dẫn tới những tri thức “cần khởi đầu với những kinh nghiệm được sắp xếp và sử dụng đúng hợp lý, rồi từ đó rút ra định lý, rồi từ định lý lập ra những thí nghiệm mới khác” [Dẫn theo 10, tr.147]. Theo Bacon, đã từ lâu, triết học không còn khám phá ra những điều mới mẻ bởi vì nó sử dụng những phương pháp của triết học kinh viện. Sai lầm của các triết gia Hy Lạp là đã dùng nhiều thời gian vào lý thuyết mà không chú ý tới sự quan sát. Ông cho rằng tư tưởng phải

Cũng vào đầu thế kỉ thứ XVII, sự quan tâm nghiên cứu khoa học không chỉ có ở các nhà khoa học mà cả ở những người có học vấn. Một trong những mô tả về tri thức mới là giải phẫu tử thi trước công chúng, được luật pháp cho phép thực hiện trên xác của các phạm nhân. Trong những buổi giải phẫu đó, cơ thể con người trở thành vật mẫu cho các sinh viên y khoa đang thực tập và cho những ai bỏ tiền ra xem. Sự ham tìm hiểu về cơ thể con người đã trở thành một đặc điểm của giáo dục. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới phương pháp nghiên cứu và xem xét sự vật của một số nhà triết học trong đó có Bacon. Ông cho rằng cần phải thí nghiệm rộng rãi hơn, phải dùng giải phẫu để làm sáng tỏ các đặc điểm cơ thể và trên hết tất cả, họ phải ghi lại một cách dễ hiểu thành tích những cuộc thí nghiệm và kết quả để người ta có thể tham khảo được [ Xem 10, tr. 131]

Bacon luôn luôn nói đến thực nghiệm và vai trò của thực nghiệm trong nhận thức. Phương pháp luận là một trong những đóng góp quan trọng của Bacon cho lịch sử triết học và khoa học. Phương pháp luận của Bacon là phương pháp quy nạp – thực nghiệm.

Bacon không phải là người đầu tiên xác lập phép quy nạp. Socrate từng dùng quy nạp trong đạo đức học duy lý như một trong những bước quan trọng trên con đường vươn đến cái Thiện cao nhất. Aristote sử dụng thuật ngữ này để chỉ phương pháp nghiên cứu đi từ cái đơn nhất tới cái chung. Vào thời Trung cổ, phép quy nạp được một số nhà triết học sử dụng, nhưng đa phần họ vẫn theo phương pháp diễn dịch – tam đoạn luận. Chịu ảnh hưởng của khoa học tự nhiên thực nghiệm đang phát triển mạnh mẽ đương thời, phương pháp qui nạp mà Bacon nói đến là qui nạp khoa học và đó cũng là công lao vĩ đại của Bacon trong việc liên kết các vấn đề của triết học với trình độ của khoa học đương đại.

Không phải ngẫu nhiên mà C.Mác gọi Bacon là ông tổ thực sự của khoa học thực nghiệm hiện đại. Chúng ta cũng cần lưu ý là, Bacon không chỉ đơn giản phân tích thực nghiệm, mà còn yêu cầu kiểm tra tri thức khoa học bằng thực nghiệm. Rõ ràng, chỉ có những thực nghiệm có tổ chức, có mục đích mới có thể điều chỉnh, sửa chữa những sai sót cảm tính. Chính vì vậy, theo ông, cần phải tìm cho được một phương pháp tối ưu để phân tích và tổng hợp những kết quả thực nghiệm, mà những kết quả này cho phép ta nhận thức được bản chất sự vật. Phương pháp có thể đáp ứng yêu cầu trên, theo Bacon, chỉ có thể là phương pháp quy nạp mới.

Bacon nhấn mạnh sự cần thiết sử dụng quy nạp khoa học, hay quy nạp chân lý (inductio vera), đưa ra nhiều kết luận xác thực và mới mẻ. Ở đây sự xác lập các dữ kiện không còn là quan sát thụ động, đơn giản, mà là thí nghiệm khoa học. Nó đòi hỏi sự tiến hành thận trọng theo các bước chặt chẽ, đòi hỏi sự can thiệp tích cực của chủ thể – nhà nghiên cứu vào quá trình quan sát, loại bỏ một số điều kiện và xác lập một số khác, cho phép đạt tới chân lý khách quan thực sự. Cụ thể Bacon chỉ ra ba bước của quá trình qui nạp

Bước đầu: thu thập dữ liệu có trong tự nhiên, nắm sơ bộ những thuộc tính chung nhất, đơn giản nhất của sự vật.

Tiếp theo (bước phân tích, phân loại): tiến hành quan sát tỉ mỉ, cẩn trọng, ghi dấu, tìm ra những liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, xác lập ba bảng, tùy theo kết quả quan sát là bảng hiện diện, bảng khuyết diện, bảng mức độ hiện diện.

Bước ba (bước xác lập, kiểm chứng, nhận định). Chỉ khi nào sự kiểm chứng đã thực hiện xong, mới có thể yên tâm về kết quả đã đạt được. Kết luận chung cuộc là kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc và thận trọng. Cũng có thể diễn đạt theo cách khác rằng, phương pháp quy nạp mới này

nhau của một số thuộc tính nào đó của sự vật, mà bản chất của nó cần phát hiện. Sau đó, người ta tìm những hiện tượng gần giống với những hiện tượng đã tìm được, nhưng ở những hiện tượng này, thuộc tính của sự vật đã vắng mặt. Cuối cùng, người ta so sánh các tập hợp hiện tượng này với nhau để tìm ra nguyên nhân của thuộc tính cần nhận thức. Phương pháp quy nạp mới này đã loại trừ được những yếu tố không kèm theo ở những nơi mà thuộc tính của sự vật đang tồn tại, hoặc là những yếu tố xuất hiện ở những nơi mà thuộc tính của sự vật không xuất hiện. Cuối cùng, ta có thể thấy được một kết quả nhất

định kèm theo phù hợp với thuộc tính của sự vật mà ta đang muốn nhận biết. Từ những bảng tìm bản chất (nguyên nhân) của thuộc tính nóng (a) được

Bacon trình bày trong “Công cụ mới”, có thể diễn đạt phương pháp quy nạp mới như sau: Trong bảng 1 ta có:

1/ Ngọn lửa: A, B, C, D, a. v.v.. 2/ Mặt trời: A, B, C, E, a. v.v..

3/ Trong cơ thể động vật: A, B, F, G, a. v.v..

(Trong đó: A là vận động của những phần tử nhỏ, B - sự thay đổi nói chung, C - sự sáng sủa, D - lửa, F - tối, E - tia sáng, G - cuộc sống). Từ bảng 1 ta thấy: Bản chất hay "hình thức" của thuộc tính nóng (a) có thể là: A, là B hoặc là AB. Vì A, B, hoặc AB đều có ở hiện tượng ngọn lửa, mặt trời và trong cơ thể động vật. Nhưng rõ ràng là, ta vẫn chưa tìm được "hình thức" đích thực của thuộc tính (a). Vì vậy, Bacon yêu cầu phải đưa ra được những hiện tượng giống như bảng 1, nhưng bản chất (nguyên nhân) của thuộc tính mà ta đi tìm không có. Nghĩa là, trong bảng 2, ta phải liệt kê những hiện tượng mà thuộc tính nóng (a) vắng mặt.

Chẳng hạn, từ bảng 1 ở trên, ta có thể có bảng 2 như sau: 1/ Những ánh sáng đầm lầy: B, C, D...

3/ Trong lòng thực vật: B, F, G... Trong bảng 2 này, chúng ta thấy những hiện tượng gần giống với những hiện tượng ở bảng 1, nhưng thuộc tính nóng (a) không có.

Trên cơ sở bảng 1 và 2, Bacon đưa ra bảng 3 - bảng so sánh để tìm bản chất (nguyên nhân) của thuộc tính nóng (a). Từ bảng 1, 2 ở trên, ta thấy: Không phải B - sự thay đổi nói chung, không phải D – lửa, không phải E - tia sáng, cũng không phải G - cuộc sống là nguyên nhân của thuộc tính nóng (a). Vì tất cả những thuộc tính B, D, E, G vừa có ở những hiện tượng có thuộc tính nóng (a), vừa có ở những hiện tượng không có thuộc tính nóng (a). Như vậy, chỉ có A - sự vận động của những phần tử nhỏ - mới là bản chất hay "hình thức" đích thực của thuộc tính nóng (a).

Như vậy ở đây quá trình qui nạp không chỉ đơn giản là việc thu thập các sự kiện, phương pháp mà các nhà kinh nghiệm chủ nghĩa đã làm. Họ tựa như những con kiến cần cù tập hợp những sự kiện tách biệt nhau nhưng lại không biết khái quát chúng. Qui nạp ở đây cũng không phải là việc rút ra những chân lý từ ý thức thuần túy, không căn cứ vào các sự kiện và toàn bộ hiện thực nói chung, những kết luận của nó mang tính giả thiết, có thể có chân lý, có thể giả tạo. Qui nạp mà Bacon nêu ra ở đây là qui nạp khoa học. Khác với tất cả các loại qui nạp khác, qui nạp khoa học đòi hỏi vai trò vô cùng to lớn

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa duy kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý trong triết học Tây Âu thế kỷ XVII (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)