Sự tranh luận về các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá trong tuyển sinh đại học

Một phần của tài liệu Đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ. ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 53)

Từ lâu được xem như là một trong những hệ thống đại học công lập có ảnh hưởng nhất tại Hoa Kỳ, chính sách mới về chấm dứt sử dụng bài kiểm tra SAT I trong tuyển sinh của hệ thống Đại học California nếu được thực thi sẽ có thể làm thay đổi cách thức mà các trường đại học sàng lọc các ứng viên đại học [27].

Sự tranh cãi về việc sử dụng các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá (SAT và ACT) về khả năng của chúng để đo lường sự chuẩn bị và sự sẵn sàng cho việc học tập ở bậc đại học theo một cách thức khách quan. Thực tế, những bài kiểm tra khách quan này rất dễ dàng được áp dụng, cho điểm và so sánh giữa các sinh viên. Đây là những điều hết sức thuận tiện so với các tiêu chuẩn tuyển sinh thay thế khác. Những điều thuận lợi này luôn được cán bộ, nhân viên tuyển sinh tại các trường đại học và cao đẳng đón nhận. Sự sử dụng các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá được xem như là một cơ chế đảm bảo giải trình trách nhiệm xã hội về phía những nhà lập pháp bang và những cán bộ xã hội đã làm tăng thêm sự phổ biến của các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá.

Những chỉ trích về các bài kiểm tra tuyển sinh khách quan là rất đa dạng, phức tạp. Một số tìm thấy sự kết nối yếu giữa bài kiểm tra và những gì mà học sinh đã được dạy ở bậc trung học phổ thông. Một số khác cho thấy phạm vi hạn chế về khả năng và năng lực mà các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá có thể đo được. Sự đánh giá và suy nghĩ mang tính phê phán đối với nghệ

thuật và những kỹ năng giải quyết những vấn đề phức tạp chỉ là một vài năng lực mà một bài thi 3 tiếng đồng hồ khó có thể nắm bắt được [34]. Có một số chỉ trích khác cho rằng các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá có những hậu quả tiêu cực đối với các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông khi chúng được sử dụng cho các mục đích về giải trình trách nhiệm. Các trường học bắt đầu chuyển hướng từ thực hiện theo chương trình học sang “dạy các bài kiểm tra”, thủ tiêu mục đích chính của giải trình trách nhiệm là tăng cường sự chuẩn bị và sự sẵn sàng cho việc học tập ở bậc đại học [32] [34].

Trong tất cả các phê phán về các bài thi tuyển sinh thì sự thiếu hợp lý của các bài thi tuyển sinh trong việc xem chúng là những dự đoán trước về sự thành công của các sinh viên ở bậc đại học là có sức thuyết phục nhất. Hai phép đo sự thành công của sinh viên đại học thường được sử dụng là điểm số bình quân ở bậc đại học (GPA) và sự hoàn thiện bằng cấp.

Bảng 2.5 tóm tắt mối tương quan giữa kết quả học tập đại học năm học thứ nhất (GPA) và các bài kiểm tra tiêu chuẩn, thành tích học tập ở bậc trung học phổ thông đối với 2 trường đại học công lập và các trường đại học và cao đẳng thành viên của Uỷ ban đại học (CB). Trong cả ba trường hợp, các bài kiểm tra tuyển sinh tiêu chuẩn hoá giải thích được một tỷ lệ nhỏ đối với sự biến động của chỉ số GPA của sinh viên đại học. Trong khi đó, thành tích học tập ở bậc trung học phổ thông có thể giải thích được tương đương hoặc tốt hơn các bài kiểm tra SAT hoặc ACT như là những dự đoán về sự thành công của sinh viên ở bậc đại học. Trường Đại học Houston có chỉ số điểm GPA của sinh viên năm thứ nhất vào năm 1998 là cao nhất. Ở đó, bài kiểm tra ACT giải thích được 26 % sự biến động điểm số GPA. Điều đó cũng có nghĩa 74 % khác để nói lên thành tích của sinh viên năm thứ như thế nào không liên quan

gì đến kết quả của các bài kiểm tra ACT đầu vào. Nghiên cứu được thực hiện bởi Uỷ ban đại học (CB) đã ủng hộ những nhận định trên [17].

Bảng 2.5. Sự tương quan giữa các tiêu chuẩn tuyển sinh và kết quả học tập của sinh viên đại học năm thứ nhất (GPA)

Tiêu chuẩn tuyển sinh

Cao đẳng Utah Valley State

UVSC * GPA

Đại học Houston UH * GPA

Uỷ ban đại học (CB) r* % giải thích biến động r* % giải thích biến động r* % giải thích biến động Thành tích học tập ở THPT (GPA hoặc thứ hạng trong lớp) .461 21 % .517 27 % .36 13 % ACT .366 13 % .508 26 % - - SAT - - 0.478 23 % 0.35 13 % SAT + Thành tích học tập ở THPT (GPA hoặc thứ hạng trong lớp) .44 19 % (r*: Hệ số tương quan)

Nguồn: Alberto F. C. và Kurt R. B (2001)

Bài kiểm tra SAT chỉ giải thích được 13 % về sự biến động của chỉ số GPA của sinh viên đại học năm thứ nhất. Hay nói cách khác, 87 % thành tích học tập của sinh viên đại học không phụ thuộc vào kết quả của bài kiểm tra đầu vào SAT. Uỷ ban đại học cũng chú ý rằng sự tương quan lớn nhất đạt được khi thành tích học tập ở bậc trung học phổ thông và kết quả của bài kiểm tra được kết hợp với nhau. Minh chứng này được sử dụng để khuyến cáo sự sử dụng tiếp tục kết quả của bài kiểm tra SAT như là những dự đoán

phù hợp về thành tích học tập ở bậc đại học bằng cách kết hợp điểm số bài kiểm tra SAT với thành tích học tập ở bậc trung học phổ thông [13].

Bảng 2.6 tóm tắt mối tương quan giữa sự hoàn thiện bằng cấp đại học. Cũng giống như GPA, tỷ lệ phần trăm biến động giải thích được trong việc hoàn thiện các khoá học đại học bởi điểm số các bài kiểm tra tuyển sinh tiêu chuẩn là khá nhỏ. Một nghiên cứu đối với sinh viên của Đại học Utah Valley State chỉ ra rằng chỉ có 9 % sự biến động trong việc hoàn thành bằng cấp bậc đại học được giải thích bởi điểm số của bài kiểm tra ACT [13]. Cũng tương tự vậy, Burton và Ramist (2001) cho biết điểm số của bài kiểm tra SAT cũng chỉ giải thích được 11% sự biến động trong việc hoàn thành bằng cấp bậc đại học. Nói một cách khác, có đến 90 % sự biến động trong việc hoàn thành bằng cấp bậc đại học không thể giải thích được bởi các bài kiểm tra ACT hoăch SAT. Sự kết hợp của SAT và thành tích học tập ở bậc trung học phổ thông thậm chí còn kém tính dự đoán về việc hoàn thành bằng cấp bậc đại học của sinh viên, chỉ giải thích được 8 % độ biến động [17].

Bảng 2.6. Mối tương quan giữa các tiêu chuẩn tuyển sinh và sự đạt được bằng cấp bậc đại học

Tiêu chuẩn tuyển sinh

Cao đẳng

Utah Valley State Uỷ ban đại học (CB)

r* % giải thích biến động r* % giải thích biến động Thành tích học tập ở THPT (GPA hoặc thứ hạng trong lớp) .342 12 % .29 8 % ACT - - .33 11 % SAT .302 9 % - - SAT + Thành tích học tập ở THPT

(r*: Hệ số tương quan)

Nguồn: Alberto F. C. và Kurt R. B. (2001)

Như vậy, việc sử dụng các bài kiểm tra tuyển sinh tiêu chuẩn hoá như là một sự dự đoán cho sự hoàn thiện bằng cấp ở bậc đại học chưa thực đạt được như mong muốn. Bản thân Uỷ ban đại học (CB) cũng thừa nhận rằng nhân tố quan trọng nhất chính là bảng điểm kết quả học tập của học sinh ở bậc trung học phổ thông và các điểm số của bài kiểm tra SAT như là phần bổ sung trong việc đánh giá năng lực và khả năng học tập ở bậc đại học của các ứng viên trong công tác tuyển sinh (College Board, 2001).

Trong khi Uỷ ban đại học (CB) nhận ra mối tương quan lỏng lẻo giữa điểm số các bài kiểm tra và GPA bậc đại học, sự hoàn thiện bằng cấp bậc đại học, họ đổ trách nhiệm cho sự liên quan lỏng lẻo này cho điều được mô tả là các phân tích mang tính nhân tạo, không thực tế [17]. Sự giới hạn về thang điểm số của các bài kiểm tra SAT, những sự khác biệt trong việc chấm điểm và những khác biệt trong các khoá học mà các trường đại học và cao đẳng cung cấp được xem như là một số yếu tố có thể giải thích cho sự tương quan thấp đã được dự tính trước. Các nhà nghiên cứu cho Uỷ ban đại học (CB) cho rằng nếu như các yếu tố do con người tạo nên được loại bỏ đi thì mối tương quan thực sự giữa các bài kiểm tra SAT và các phép đo về thành công của sinh viên ở bậc đại học sẽ được tăng lên [16].

Mặc dù đã có rất nhiều các báo cáo thống kê tìm kiếm bằng chứng về sự phù hợp của các bài kiểm tra tuyển sinh tiêu chuẩn hoá như các nghiên cứu của Bridgeman và cộng sự (2000), Burton và Ramist (2001), Camara và Echternacht (2000) và Camara & Schmidt (1999) thì các độc giả của họ cũng không đã hết những hoài nghi. Đã có nhiều báo cáo nghiên cứu tranh luận về vấn đề này đã gợi ý các cách thay thế cho các bài kiểm tra tiêu chuẩn hoá

tuyển sinh đầu vào. Trong kiểm tra về cách thức hoàn thiện bằng cấp đối với cả một thế hệ học sinh tốt nghiệp bậc trung học phổ thông, Adelman (1999) cho rằng chất lượng và sức mạnh của chương trình bậc trung học phổ thông là tiêu chí tốt nhất để đoán trước sự thành công của sinh viên ở bậc đại học. Adelman cho rằng những học sinh tham gia các khoá học tăng cường ở bậc trung học phổ thông, đặc biệt các khoá học về toán thì dễ được chấp nhận vào các trường đại học và thời gian hoàn thiện bằng cử nhân 4 năm cũng ngắn hơn. Bổ sung cho nghiên cứu của Adelmen, Cabrera và La Nasa (2001); Cabrera, La Nasa và Burkum (2001) thấy rằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc học tập ở bậc đại học tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tốt nghiệp bậc trung học phổ thông, nộp hồ sơ vào đại học và cao đẳng, liên thông từ cao đẳng cộng đồng 2 năm lên đại học cũng như việc đạt được bằng cấp ở bậc đại học. Hiss (1993) đã kiểm tra những ảnh hưởng của chính sách được thực hiện ở Trường Cao đẳng Bates, một trường tư thục ở bang Main là các điểm số SAT là tuỳ chọn trong tuyển sinh. Hiss thấy rằng không có sự khác biệt thống kê lớn về GPA ở bậc đại học giữa những người có nộp điểm SAT và những người không nộp điểm SAT.

Một phần của tài liệu Đặc trưng phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học ở Hoa Kỳ. ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 53)